CHÁNH VĂN (Từ câu 393 đến câu 412)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 40087)
CHÁNH VĂN (Từ câu 393 đến câu 412)

393.“Nhiều người nghe hết phủi rồi,

          Quày thuyền trở lại bồi-hồi sầu-bi.

                   Giả người tàn-tật một khi,

         396. Xuống vàm kinh Xáng được thì chút vui.

                  

                   Một người nhà lá hẩm hiu,

         Mà biết đạo lý mời Cùi lên chơi.

                   Bàn qua kim-cổ một hồi,

         400. Cùi xuống giữa vời Châu-Đốc thẳng xông”.

 

LƯỢC GIẢI (Từ câu 393 đến câu 400)

          -Đoạn nầy ý nói, Đức Thầy nhận thấy dân chúng ở xã Tân An, phần đông chẳng để ý đến lời giảng khuyên, nên Ngài buồn lòng quay thuyền trở lại. Lúc bấy giờ Ngài giả ra người tàn tật (cùi). Khi thuyền đến vàm Kinh Xáng Tân Châu thì có một người, tuy gia đình nghèo khổ, nhưng biết Đạo nghĩa nên mời Ngài ghé nhà, nghỉ tay đàm đạo.

          -Nơi đây, trong câu chuyện Đạo đức, Đức Thầy và ông chủ nhà có bàn qua kim cổ, thấy chủ nhà lộ vẻ hài lòng, tin tưởng. Đoạn rồi Ngài từ giã xuống thuyền, xuôi dòng Kinh Xáng, thẳng qua Hậu Giang để đến Châu Đốc.

CHÚ THÍCH

          KINH XÁNG: Kinh do thời Pháp thuộc do Xáng múc từ sông Tiền trổ qua sông Hậu, phía trên chợ Châu Đốc, nên có tên là Kinh Xáng mới, cũng gọi là Kinh Xáng Tân Châu.

          HẨM HUI: Cũng đọc là hẩm hiu. Có nghĩa là thui thủi…không ai đoái hoài đến. Ví dụ cho số phận nghèo khổ hẩm hiu. Đức Thầy có câu:

                   “Nhiều người nghèo khổ hẩm hui,

                Không đất cậm dùi mà chẳng ai thương”

                                                              (Sấm Giảng, Q.1)

          ĐẠO LÝ: (Xem chú thích câu 155, Q.1)

          KIM CỔ: Kim là nay, cổ là xưa; chuyện xưa và

 

nay…Nhưng chữ Kim Cổ ở đây có thể là đề cập đến bộ “Kim Cổ Kỳ Quan” của ông Nguyễn Văn Thới. Ông là một đệ tử của Ông Trần Văn Nhu, mà ông Nhu là con trưởng nam của Cố Quản Trần Ngọc (?) Thành, cha con đều là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An và được kế truyền tông phái.

          Ông Nguyễn Văn Thới được coi là bậc đã đạt thông Đạo pháp trong tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông sáng tác được 9 quyển giảng “Cửu Khúc”. Sau in chung một bộ tựa đề là “Kim Cổ Kỳ Quan”. Về nội dung ông Nguyễn Văn Thới triển khai “Tôn chỉ Học Phật Tu Nhân” của Đức Phật Thầy Tây An (Giáo tổ tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương) và tiên tri thời cuộc từ ấy đến nay rất đúng. Lúc Đức Giáo Chủ PGHH chưa khai Đạo, mỗi tín đồ tâm đạo của tông phái BSKH đều có quyển giảng Kim Cổ Kỳ Quan trong nhà, để hằng ngày xem coi và tri hành theo đó.

          CHÂU ĐỐC: Tỉnh số 2 thời Pháp thuộc. Bắc giáp Cam Bốt, Đông và Nam giáp Long Xuyên-Rạch Giá, hai con sông Tiền và Hậu đều chạy ngang địa phận.

 

CHÁNH VĂN

                   401.“Đến nơi thiên-hạ còn đông,

         Giả gái không chồng đi bán cau tươi.

                   Thấy dân ở chợ nực cười,

         404. Xúm nhau trêu ghẹo đặng cười Gái Tơ.

                   Buồn đời lăng mạ ngẩn-ngơ,

         Biến mất lên bờ liền giả cùi đui.

                   Phố phường nhiều kẻ tới lui, 

          408. Thấy kẻ Đui Cùi chẳng muốn ngó ngang.

                  

                   Đời nay quý trọng người sang,

         Giả ra gây lộn nói toàn tiếng Tây.

                   Tây, Nam, Chà, Chệt, chú, thầy,

         412. Nó thấy làm vầy chẳng bắt ngại nghi”.

 

 (LƯỢC GIẢI 401 đến câu 412)

          -Khi thuyền Đức Thầy tới bến Châu Đốc lúc chợ còn đông. Ngài liền giả ra cô gái trẻ đẹp, rao bán cau tươi. Các thanh niên ở chợ chọc ghẹo, cười cợt đủ cách, Đức Thầy thấy dân chúng ở đây quá “lăng loàn theo sở dục”, khiến Ngài bắt buồn cười, nên cho ghe và người đều biến mất.

          -Kế đó Ngài lên chợ giả ra kẻ đui mù, đi dạo khắp phố phường. Mọi người đi chợ thấy kẻ tàn tật đều ngó ngang, không một ai đoái tưởng; họ chỉ biết kính trọng những người giàu sang, lên xe xuống ngựa. trước tình cảnh đó Ngài bèn giả vờ cãi lộn bằng tiếng Pháp làm cho các giới Thầy chú trong chợ, đều xoay quanh để nghe, nhiều người lấy làm ngạc nhiên, nghi ngại.

 

CHÚ THÍCH

          LĂNG MẠ: Lăng là lấn lướt, Mạ là chửi mắng; nói chung là lấn hiếp, nhục mạ kẻ khác.

          NGẨN NGƠ: Đờ đẩn, thẩn thờ, dáng người dường như không hiểu gì cả. Chữ ngẩn ngơ ở đây chỉ cho sự buồn chán thế thái nhân tình.

          Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có câu:

                   “Ô hay cảnh cũ ưa người nhỉ,

                   Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ”.

         

 

          PHỐ PHƯỜNG: Khu nhà phố và chợ có người mua bán đông đảo rộn rịp. Một tỉnh thành hoặc thị xã có chia ra nhiều phường.

          GÂY LỘN BẰNG TIẾNG TÂY: Căn cứ theo lời ông cựu Hương chánh Cao Văn Khiết ở xã Bình Thạnh Đông (Châu Đốc) nhìn nhận: Thuở ấy (mùa hè năm Kỷ Mão 1939), chính mắt trông thấy một người cùi, gây lộn bằng tiếng Pháp tại chợ Châu Đốc.(Tiếng Tây là ám chỉ cho tiếng Pháp, vì người Pháp ở vùng Tây Âu).

          NGẠI NGHI: Ái ngại nghi ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn