CHÚ THÍCH (Đoạn 8)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 41421)
CHÚ THÍCH (Đoạn 8)

LANG SA: Một danh từ đã được thông dụng vào thời các chúa Nguyễn, dung để chỉ cho người Pháp. Trong lời chiếu Cần Vương của Vua Tự Đức năm Tân Hợi (1861) có đoạn nói:“kẻ nào bắt được một người Lang Sa sẽ đặng thưởng bốn quan tiền”, và trong bài Văn Tế nhà ái quốc Trương Công Định, cụ Đồ Chiểu có viết: “Lũ giặc lang sa nhiều phương quỉ quái.”

          THỐNG TRỊ: Gồm trị, cai trị cả nước. Nước Việt Nam bị dưới quyền thống trị của người Pháp ngót 80 năm.

          NGHIÊM HÌNH: Hình phạt nghiêm khắc.

          HIỀM KHÍCH: Tức giận ganh ghét, vì không vừa ý với nhau mà luôn luôn muốn gây chuyện. Kẻ nịnh hay hiềm khích người trung.

          HY SINH: Con vật toàn một màu sắc đen đem làm thịt dùng vào việc cúng tế. Ý nói người dám bỏ tất cả quyền lợi, danh dự, tài sản lẫn tánh mạng để làm được một việc gì, như hy sinh để bảo vệ quốc dân. Cổ thi có câu:

“Dù cho làm vật hy sinh,

Miễn sao thiên hạ thái bình yên vui”.

         

         

          Hy sinh vì Đạo là dám liều bỏ cả tinh thần lẫn vật chất để làm tròn việc Đạo Pháp. Tiền thân Đức Phật đã từng xả thân cho Đạo, Ngài dám lóc da làm giấy, bẻ xương làm viết, lấy máu làm mực để được chép, nghe Phật Pháp. Ngài cũng từng bố thí cả tài vật, vợ con cho người khác, và đã hy sinh thân xác cho cọp đói đỡ lòng, đã hiện thân vào loài cá làm thức ăn cho nhân loại khỏi cảnh nguy cơ. Do đó các bậc chơn tu thường ca ngợi đức hy sinh của Phật:

                   “Từ bi cao đẹp có chi bằng,

                     Vui thí cho đời cả mạng căn,

                     Thương kẻ chơn tình thương mẫu tử,

                     Chết mà không chết vẫn siêu thăng”.

                                                (thơ Thanh Sĩ)

          Đức Thầy hiện nay cho biết nhiều kiếp trước Ngài đã từng hy sinh cho Đạo Pháp. (Đức Phật Trùm (1830-1890) - một trong những tiền kiếp của Đức Thầy - bị quân Pháp bắt bỏ vào củi sắt liệng xuống sông Châu Đốc, mấy giờ sau Ngài vẫn không chết. Chúng liền đem Ngài bỏ vào vạc dầu sôi và nấu, Ngài vẫn an nhiên không sợ và khi đem ra ngoài không hề hấn gì…Chúng bèn đày Ngài ra hải ngoại, cho uống nước cường toan (Eau régale) Ngài cũng không chết. Thời gian sau Ngài được thả tự do. Ngài tiếp tục hoằng Đạo cho đến khi tịch diệt.) Cho đến kiếp nầy cũng thế, Ngài có thố lộ trong một bài thi:

                   “Phận tớ xác phàm tớ sẽ dưng,

                     Cúng dường cho Phật, Phật đành ưng.

                     Dù cho phải chịu ngàn cay đắng,

                     Cũng nguyện Đạo mầu sẽ chấn hưng”.

                                                (Hiến Thân Sãi Khó)

          TÌNH CỐT NHỤC TƯƠNG THÂN: Cốt nhục là xương và thịt, tình ruột thịt chung một dòng máu. Cùng

 

chung một thân tộc, tất cả sự vui, buồn, sướng khổ đều cùng chung hưởng, nên càng thương mến nhau rất mực.

          Đây ý nói Đức Thầy bị người Pháp bắt đi trong lúc thân nhân quyến thuộc của Ngài phải chịu cảnh đau xót lo chung.

          ỦNG HỘ: Giúp đỡ, che đậy, phù hộ.

“Phật Trời ủng hộ người ngay mắc nàn” (Cổ thi)

            CỰC HÌNH: Cực là rất mực, mức cùng; Hình là hình phạt. Cách hình phạt tra tấn, đày xắt nặng hơn hết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn