CHÚ THÍCH (Đoạn 4)

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 43953)
CHÚ THÍCH (Đoạn 4)

TỪ ÁI: Lòng lành thương yêu. Lòng Từ Ái chứa chan là đầy lòng từ bi bác ái đối với muôn loài.

 PHẬT VƯƠNG: Vua Phật, tiếng tôn xưng các Đức Phật đã chứng qquả Như lai, như Pháp Vương, Phật Vương. Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có tán thán Đức Phật Nhơn Trung Tôn hiệu Nhựt Nguyệt Đăng Minh:“ Đấng Thánh Chúa Pháp Vương an cư vô lượng chúng sanh…” Chữ Phật Vương ở đây chỉ cho vị Phật có trách nhiệm thời hiện đại là Đức Thích Ca. Cũng có nghiã chỉ cho vị chuiyển luân Thánh Vương ngự trị đời Thượng Ngươn Thánh Đức tới đây.

 Trong câu nguyện thứ nhứt, Đức Thầy có dạy:“Liên hoa hải hội, thượng Phật từ bi, Phật Vương độ chúng, thế giới bình an”. Và trong Sấm Giảng quyển Nhứt, Ngài cũng nói:

“Điên nầy vưng lịng Minh Vương,

Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân”.

 MÁY DIỆU HUYỀN: Sâu kín, tốt đẹp, khéo léo. Máy diệu huyền là máy Trời đất rất sâu kín mầu nhiệm, khó thể dùng trí phàm lượng xét được.

“Thiên cơ biến ảo diệu huyền,

Hiệp chung tam cõi dưới miền trần ai”.

 (Xuân Hạ tác cuồng thơ)

 HỘI LONG HOA: Hội là cuộc họp lại đông đảo. Long là rồng,chỉ cho Vua Thánh (chánh vì Vương). Hoa là các loại bông tốt đẹp. Người ta thường nói đẹp như hoa, đây chỉ cho người hiền lương, đức hạnh.

 Vậy, Hội Long Hoa là do Tiên Phật lập ra để tuyển chọn bậc hiền tài và đức hạnh tốt đẹp, họp lại chào mừng Chúa Thánh đời Thượng Ngươn Thánh Đức tới đây.

 Đức Thầy từng bảo:

“Hội Long Hoa chọn kẻ tu mi,

Người hiền đức đạng phò chơn chúa”.

 (Kệ Dân Q.2)

 Đây là một cuộc thi cử chọn lọc hiền còn dữ mất:

 “Long Hoa Tiên Phật đáo Ta bà,

  Lừa lọc con lành diệt quỷ ma”.

 (Thức tỉnh một nữ Tín đồ)

 Và:

“Lập rồi cái Hội Long Hoa,

Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu.

Gian tà hồn xác cũng tiêu,

Thảm thương bá tánh chín chiều ruột đau.”

 (Sấm Giảng Q.3)

 Cho nên Ngài thường giục thúc:

“Trở chơn cho kịp Long Hoa,

Long Hoa có mặt ấy là hiền nhơn”.

 (Thiên lý ca)

 Đức Huệ Lựu (Sư Vãi Bán Khoai) cũng bảo:

“Bởi trần lỗi quá muôn phần,

Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.

Hiền từ thì đặng thảnh thơi,

Nghinh ngang khó trốn lưới Trời bớ dân !”

 Nghiên cứu qua Sấm Giảng của Đức Thầy thì độ khoảng 10 ngàn năm, hoặc trên hay dưới con số đó là có một lần lập hội như vậy để chọn lọc hiền còn dữ mất, lập lại đời Thượng Ngươn Thánh Đức:

“Muôn thu thiên định nhứt kỳ,

Hạ ngươn sắc lịng khai Kỳ Long Hoa”.

 (Thiên lý ca)

 Hoặc là:

“Chớ mong yến thử ẩm hà,

Mười ngàn năm lẻ cửa nhà đâu con.

  Ta nhắc lại héo von cho trẻ,

  Cứ đâu lưng đừng rẽ đừng chia.

Cả kêu lớn nhỏ quày vìa,

Trên hòa dưới thuận chớ lìa chớ phân.

  Long Hoa Hội ân cần lo lập,

  Lập cho rồi tam thập lục nhơn”.

 (Thiên lý ca)

 Thế nên Đức Thầy thường kêu gọi:

 “Mau chơn bước đến Long Hoa hội,

  Chầu Phật hòa vui cõi đại đồng”.

 (Cho Bà Năm Cò)

 TU HÀNH: Tu là trau sửa, gọt bỏ những điều tội lỗi. Hành là thực hành theo giáo pháp và giữ gìn luật giới trong đạo. Vậy, tu hành là vừa sửa đổi các điều sái quấy và vừa thực hành y theo pháp môn, hạnh đức mà Tổ Thầy đã chỉ bảo.

 Đức Thầy từng dạy:

“Tu hành sau được đức ân,

Nhờ Trời ban bố cho gần Phật Tiên”.

 (Sấm Giảng Q.1)

 CÔNG QUẢ: Công là dùng sức lực, tâm trí làm một việc gì; Quả là cái hiệu quả của việc làm ấy. Như Công quả cho nhà Thiền (chùa) là làm những việc gánh nước, bửa củi, tưới hoa, quét sân, v.v…sau được phước báo. Công quả tu hành là thi hành hạnh Tự Giác, Giác tha, trau dồi hạnh đức, phúc huệ, dịch Kinh, viết sách, giảng dạy Đạo Pháp để khuyên người tỉnh ngộ tu hành.

 Trong “Cửu Khúc”, ông Ba Thới có câu:

“Ai trau công quả cho dày,

Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen”.

 Đức Thầy cũng khuyên:

 “Lập thân giúp thế nên công quả,

  Muôn kiếp danh hiền sách vẫn biên”.

 (Luân việc tu hành)

 THIỆN CĂN: Căn lành, là gốc lành. Nhà tu khi ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý đều trọn lành, tức là có Thiện Căn; nhưng trong đó Ý nghiệp là nguồn gốc quan trọng hơn hết. Như một cội cây, hễ rễ gốc tốt thì cành lá, bông trái đều tốt. Ý căn trọn lành thì Thân và Khẩu cũng trọn lành, do đó được sanh ra diệu quả phúc lạc ở cõi người hoặc Tiên Phật. Tất cả vị quả ấy đều từ Thiện Căn mà ra. Và công đức tu tập 3 đời (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều được bồi bổ Thiện Căn rồi kết thành Phật quả.

“Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

 (Truyện Kiều)

 Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Phật nói:“Như có hàng thiện nam tử, thiện nữ nhơn gieo trồng Thiện Căn thì đời nào sanh ra cũng gặp bậc Thiện tri thức, bậc Thiện tri thức nầy làm nổi Phật sự. Chỉ dạy cho mình sớm vào Phật quả”. Theo ý pháp Đức Thầy dạy thì người tu đặng trọn lành trọn sáng là đầy đủ Thiện Căn.

 Ngài bảo:

“Đem tâm hồi hướng gốc lành,

Làm tôi Phật Tổ chí thành chí nhơn”.

 (Cho ông Cò Tàu Hảo)

 ĐỊNH NGÔI PHÂN THỨ: Phân định sắp đặt thượng hạ đều có thứ bậc, trật tự và công bằng.

 ĐẠI ĐẠO: Đạo rộng lớn, tức chỉ cho Đạo Phật. Bởi, Đạo Phật rất cao sâu huyền diệu, bao trùm cả vũ trụ vạn hữu, cả pháp thế gian và xuất thế gian; cũng đồng với bản thể của Tâm “Đại đồng Đạo cả khắp trùm bao”. Đại Đạo còn có nghiã là Đại Giác, Đại Bồ đề tu thành. Đại Đạo tức là thành Phật. Câu “Giáo truyền Đại Đạo” là truyền dạy chánh pháp của đạo Phật.

 Đức Thầy từng khuyên:

 “Hiệp sức tớ Thầy truyền diệu pháp,

  Cho đời thấu tỏ Đạo Ma Ha”.

 (Tối Mùng Một)

 HÒA BÌNH: Là êm ái, yên ổn không có chiến tranh loạn lạc. Trong nước hòa bình, thế giới hòa bình.

 “Hòa bình thế giới kiến Tiên bang”.

 (Vén Màn Bí Mật)

 VẠN QUỐC CHƯ BANG: Chỉ chung các nước khắp thế giới.

“Các nơi liệt quốc chư bang,

Chúc cầu bình trị trướng loan sum vầy”.

 (Viếng làng Mỹ Hội Đông)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn