4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 83436)
4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách
Cách đây ít năm, tôi có viết đôi ba bài trên Đuốc Từ Bi đưa ra quan điểm rằng Đức Thầy ngoài cương vị một Giáo chủ, còn mang hình bóng một lãnh tụ, một chánh khách, một người mưu cầu quốc sự. Hơn thế nữa tôi thấy ở Đức Thầy một nhà cách mạng. Chẳng phải vì tôi tiêm nhiễm cách mạng từ nhỏ mà tìm hiểu nhân vật nào tôi cũng thấy người đó ít nhiều điều mang tư tưởng cách mạng. Tôi muốn nói rằng sự thật Đức Thầy là một nhà cách mạng nuôi chí giải phóng dân tộc và sau đó dựng nước trong tinh thần dân chủ xã hội.

Những bài viết của tôi mang lại nhiều âm hưởng. Nhiều anh em đồng đạo cho rằng tôi thế-tục-hóa sự nghiệp của Đức Thầy, giải thích gò bó giáo lý Hòa Hảo trong chủ thuyết cách mạng dân tộc xã hội. Trên hết và hơn hết, Đức Thầy là một Giáo chủ từng khai sáng một tôn giáo mà tín điều mỗi ngày được nhiều người tin theo, nên hàng ngũ tín đồ mỗi ngày mỗi đông đảo. Ngày tôi còn trong nước, tôi đã nghe nói hơn ba triệu người tin theo giáo lý Đức Thầy. Con số này mỗi ngày mỗi tăng. Tôi thì hy vọng rằng những điều thuyết giảng của Đức Thầy về Đạo, về cách tu, về bốn Điều Ân Lớn mà mỗi người chúng ta gánh chịu, về ba cái nghiệp do xác thân, miệng lưỡi, và tư tưởng chúng ta gây nên, từ đó xui khiến chúng ta phạm mười tội ác lớn, mà muốn tránh, chúng ta phải làm theo tám điều chánh, tắt một lời, tất cả những gì thuở nhỏ tôi học và biết được trong Đoàn Thiện Sinh chùa Quán Sứ Hà Nội, tất cả sẽ gây nền đắp móng cho một Quốc giáo Việt Nam, một thứ Dân tộc giáo gìn giữ nhân dân ta trong cơn mạt pháp.

Tôi không dám dị nghị điều này, nghĩ rằng tôi chỉ là hạng tại gia còn thấy mình nặng nợ với non sông, tổ quốc, dân tộc chưa trả được ân đang chịu. Nhưng như Đức Thầy đã nói khi trả lời cuộc phỏng vấn của ông Hồn Quyền, báo Nam Kỳ ngày 29-11-1946, rằng: “Giáo lý từ bi bác ái đại đồng của nhà Phật đã không được Đức Thích Ca áp dụng vào xã hội Ấn Độ xưa vì hoàn cảnh không thuận tiện. Ngày nay trình độ tiến hóa của nhân loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với tiến bộ về khoa học, thì ta có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo”. (*)

Vậy thì một xã hội công bằng và nhơn đạo có phải là một cuộc cách mạng hay không? Tôi nghĩ câu trả lời đã rõ. Xin miễn cho tôi tranh luận về Đạo và Đời, đem Đạo vào Đời, hay đem Đời vào Đạo. Chúng ta đang chứng kiến cảnh Nước taN Đạo mất, nước mất thì Đạo cũng không còn, nên hơn bao giờ hết, tôi càng phục Đức Thầy viễn kiến.

Ngay từ khi mở Đạo, chỉ Nghiêu Thuấn đã có sẵn trong ý nguyện của Đức Thầy: “Vua Nghiêu xưa mở đất cày, Ngày nay nhường lại cảnh này cho Điên” (**). Mở lại buổi Thuấn Nghiêu ở giang sơn Việt Nam chính là mục tiêu của cuộc cách mạng an quốc vương dân. Đi vào thực tiễn cách mạng ta thấy rõ quyết tâm của Đức Thầy: ‘’Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau, Quyết rứt cà sa mặc chiến bào, Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước, Ngọn cờ độc lập phất phơ cao...” (***)

Về nội dung cuộc cách mạng của Đức Thầy, tôi nghĩ có thể tóm tắt trong ba vế (triplet) như sau:
Tình tự cách mạng: Dân tộc.
Chánh trị cách mạng: Dân chủ
Kinh tế cách mạng: Xã hội

TÌNH TỰ CÁCH MẠNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CủA ĐỨC THẦY
Phải nói nó bàng bạc trong khắp thi văn Ngài viết, từ những câu mộc mạc thật quần chúng trong các Sấm Giảng đến những câu thơ trau chuốt đầy tình cảm rung động lòng người. Đức Thầy đã đi vào quần chúng, sinh hoạt với quần chúng, nói ngôn ngữ của quần chúng. Hãy chịu khó đọc hết Sấm Giảng để thấy tình nghĩa dân tộc trong tư tưởng Đức Thầy. Cuộc đời ngô khoai của dân làng Tây An, cảnh tra hỏi thuế thân của bọn lính, cảnh sống phồn hoa nơi đô thị, cảnh chợ búa đôi co, tiếng con chó tru trong những xóm làng xa xăm, hình ảnh con hen cắn ổ, sinh hoạt quần chúng vùng lục tỉnh khi người Pháp còn ngự trị quê hương ta... tất cả đi vàO tâm tưởng Đức Thầy khiến con người từ bi xuất chúng quản chi nắng Sở mưa Tần, chèo xuôi chèo ngược cũng vì thảm thương bá tánh.

Với tài đó, đức đó, tiếng tăm đó, Đức Thầy chỉ cần gật đầu, là vinh hoa phú quý. Nhưng sao tình yêu lê thứ vẫn thúc đẩy xua đuổi ngay cả cảnh non tiên gió mát. Giọt lệ Đức Thầy vẫn nhỏ, và lòng dạ Người vẫn bùi ngùi “về trên Bảy núi ngùi ngùi thương dân”. (*)

Có cuộc cách mạng nào không xuất phát từ Tình tự Dân tộc, từ cảm cái cảnh khổ đau quằn quại của lớp lê dân dưới thời ngoại thuộc “Yêu dân lòng nọ chẳng sờn” (**). Lòng trắc ẩn khơi dậy ở Đức Thầy và Người đã nhìn thấy cả khối dân anh hùng bất khuất, cả một lịch sưœ đầy võ công hiển hách, văn nghiệp rạng uy: “Nhớ nước ta hùng liệt thuở xưa, Ngàn năm Bắc địch vây bừa. Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù. Hồn chiến sĩ ngàn thu rạng tỏ, Gương anh hào chói đỏ như châu. Non sông thanh bạch một màu, Ngọn cờ độc lập bay hầu khắp nơi...’’ (tr.417). Tôi đã đọc nhiều áng văn thơ anh hùng ca bất hủ, đặc biệt là bài Trả Ta Sông Núi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tiếng gọi núi sông chưa bao giờ mạnh trong lòng tôi bằng lúc này: “Thương dân ruột gan tím bầm, Rưœa chưa xong hận còn căm mối hờn” (*). Tôi thấy bừng lên trong thi văn Đức Thầy cái hào khí muôn thuở của tổ tiên ta “Tiếng roi lại bình Ngô sát Đát, Sưœ xanh còn ngào ngạt tiếng thơm” (**). Đâu đây có Hồn nước ẩn hiện qua từng chữ viết lời thơ, Đức Thầy quả đã “quyết chùa am bế cưœa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha, Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô”. (***)

Tôi thách đố các bạn trẻ, những người đã và đang gội nhuần Ân Đất Nước, có khỏi động lòng trước tình tự dân tộc của Đức Thầy. Chúng ta có thể nào gạt bỏ tình riêng như Đức Thầy “Ta có tình yêu đượm nồng, Yêu đời yêu lẫn cả non sông, Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ, Không thể yêu riêng khách má hồng” (****). Tình dân tộc trong Đức Thầy sao bao la, không phân biệt địa phương, tôn giáo “khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống, Tha thứ nhau để sống cùng nhau, Quý nhau từng giọt máu đào, Để xem máu ấy tưới vào địch quân” (*****).

CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CỦA ĐỨC THẦY
Nếu tình tự dân tộc đưa tấm lòng Đức Thầy đến với mọi người chung ta, dù xa dù gần, thì đường lối chính trị của Đức Thầy thể hiện rõ rệt phương hướng dân chủ. Những năm dài dưới phường chuyên chính bạo ngược thực dân, triều đình Huế ngồi làm bù nhìn, ngai vàng họ Nguyễn có cũng như không, nhân dân đồ thán không còn biết trông cậy vào ai, Đức Thầy đã hơn một lần phủ nhận quyền bính của thực dân, và vai trò tay sai của vua quan nhà Nguyễn “Thấy dân mang sưu thuế mà thương, Chẳng qua là Nam Việt vô vương, Nên tai ách xảy ra thảm thiết” (******). Tinh thần Nghiêu Thuấn chính là tinh thần dân chủ của người xưa, được Đức Thầy nhắc lại “Thương Minh Vương bắt chước Thuấn Nghiêu, Lòng hiền đức nào ai có biết” (*). Chúng ta thấy minh bạch rằng, dù khoác áo cà sa để tránh miền tục lụy, mà khi quốc gia hữu sự, Đức Thầy phải ra tay gánh vác non sông.

Trong Tuyên ngôn Độc lập của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, Đức Thầy công bố ngày 21-9-1946, ta đọc thấy “Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thực thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: Chủ quyền ở toàn thể nhân dân” (**). Câu tiếp theo của tuyên ngôn xác định: “Đã chủ trương toàn dân chánh trị thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào” (***). Không hẹn mà nên. Đức Thầy thâu tóm được tinh hoa của chủ nghĩa dân chủ, dưới cả hai hình thức mà các nhà khảo cứu chính trị Tây phương từng nói đến, đó là Dân chủ Điều hành (Process Democracy) và Dân chủ Nguyên tắc (Principle Democracy). Bước qua chương trình hành động của đảng Dân Chủ Xã Hội, Đức Thầy viết: “Chánh trị:... 5/ củng cố chánh thể dân bằng cách đảm bảo tự do dân chủ cho toàn dân... 8/ chủ trương toàn dân chánh trị. 9/ Chống độc tài bất cứ dưới hình thức nào’’ (****). Nhìn ra nghĩa toàn dân chánh trị Đức Thầy hiển nhiên nói rõ để mọi người biết rằng, là một Giáo Chủ, trước sau người áp dụng triệt để câu nói của Đức Thích Ca Mâu Ni “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, và “Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sanh”. Vậy thì trong cõi hữu thường này, nếu còn “có chúng sanh tiền tiếp áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy” (*****). Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, khác nào như John Locke (1632-1704) nói về những quyền bất khả ly thân của con người tức quyền được tạo hóa công nhận (natural rights) tức là quyền của mỗi người đối với mạng sống, tự do, và tài sản của riêng mình. Nhưng nếu John Locke và các triết gia Tây Phương biện bạch quá nhiều cho quyền thế cá nhân xã hội Âu Mỹ sản sanh thêm chủ nghĩa cá nhân, thì Đức Thầy lại muốn dung hòa cá nhân và tập thể “làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước cho toàn thể chúng sanh” (*)

Qua bao nhiêu thăng trầm do bọn người Bolscheviks Việt Nam gây nên, mà dù do đó mà Đức Thầy đang “Mưu quốc hóa ra người phản quốc, Ngàn thu mối hận dễ nào phai” (**). Đức Huỳnh Giáo Chủ trước sau vẫn minh bạch “Về dĩ vãng, hoạt động của tôi xuất phát trong địa phận Phật giáo và kết nạp được hơn một triệu tín đồ. Thể theo tinh thần đại đoàn kết toàn dân, tôi thay mặt cho đám quần chúng đó mà tham gia hành chánh về mặt tinh thần. Nhưng trong sự hoạt động để kiến thiết quốc gia về mặt chính trị, thì tôi là đại biểu cho chánh đảng nào có một chương trình dân chủ xã hội”. (***)

CUỘC CÁCH MẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỨC THẦY
Trên bước đường hành đạo, con người chí sĩ khoác áo cà sa đã nhìn thấu cái trầm luân khổ ải của dân tộc. Bá tánh đều có Phật tánh, mà sao thì ở Niết Bàn, còn chúng sanh cứ luân hồi trọn kiếp. Phải có một “phương pháp tổ chức xã hội mới để phụng sự thiết thực đồng bào và nhơn loại” (****).
Phương pháp ấy trước hết đặt nền móng trên đường lối xã hội và kinh tế. Mà đường lối xã hội có nghĩa là mọi người vì một người, và một người vì mỗi người.

Trận đói Ất Dậu (1944-1945) tàn phá miền Bắc. Xác người cong queo chết đói, một muỗng cháo cũng không có để hồi sinh. Đức Thầy đau lòng khôn tả. Người kêu gọi các nông gia trù phú miền sông Cưœu “Nam Kỳ đâu phải sống riêng, Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung” (*). Và người quở trách bọn Việt gian “Đồng bào con chết bao nhiêu, Con để mặc kệ quạ diều bươi thây” (**). Con người xã hội trong Đức Thầy coi vòi vọi, thấu đến muôn loài, “Tình yêu mà chẳng riêng ai cả, Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sanh”.

Khi thảo tuyên ngôn cho Đảng Dân Xã, Đức Thầy viết: “Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình, những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ” (***). Hưởng theo nhu cầu làm theo khả năng, đó là phương châm của xã hội mà Đảng Dân Xã đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đức Thầy. Người ta tự hỏi bấy lâu nay Ngụy Sô Viết ở Việt Nam mỏi miệng rêu rao cái gọi là “Xã hội chủ nghĩa” của bọn chúng mà sao nhân dân Việt càng ngày càng đói rét bịnh tật, xã hội càng ngày càng bị nạn Đảng và Nhà nước bóc lột đàn áp, đâu là khẩu hiệu “các tận sở nhu, các hữu sở năng”, đâu là khẩu hiệu “một người vì tất cả, tất cả vì một người”. Ôi cái thời mạt pháp thì ma qủy hoành hành.

Trong quan niệm Xã hội Chủ nghĩa để xây dựng một thế dân chủ phù hợp với đạo lý và sinh hoạt dân tộc, Đức Thầy đã sơ thảo những đường nét chính cho một chương trình kinh tế. Như tôi đã nói, vấn đề vẫn là những quyền căn bản của con người như thành phần của dân tộc và nhân loại. Quyền tư hữu phải được công nhận “đến độ không hại đến đời sống công cộng” (****). Sáng kiến chánh trị của Đức Thầy ở đây đã đi trước nhiều những kế hoạch của tư nhân không bị bóp nghẹt trong lãnh vực Tư, quyền tự do kinh doanh của tư nhân không bị bóp nghẹt ngày nay hầu như là một chân lý cho tất cả các quốc gia mở mang vùng Đông Nam Á. Một chương trình cải cách điền địa vĩ đại được Đức Thầy nói đến trong 5 điểm nhằm quân bình hóa việc sở hữu ruộng đất và tận dụng hóa việc canh tác ruộng đất. Nền kinh tế trong chủ nghĩa xã hội của Đức Thầy thật là một nền kinh tế Bình Sản. Tư tưởng kinh tế bình sản cùng một lúc, ở cả Nam lẫn Bắc, được Đức Thầy và Lý Đông A nói đến. Một sự ngẫu nhiên hay là định mệnh của dân tộc. Tôi nghĩ đó là định mệnh. Không có chuyện giai cấp đấu tranh trong đường lối kinh tế của Đảng Dân Xã vì như Đức Thầy tuyên bố: “Đặc điểm của Việt Nam Dân Xã Đảng là không chủ trương giai cấp đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam, vì lẽ ở xã hội Việt Nam hiện thời, trên 80 năm bị trị, chỉ có một giai cấp bị tư bản thực dân bóc lột”. (*)

Vào thập niên 1935-1945, thời cuộc thế giới biến đổi mau lẹ. Trận chiến giữa hai phe đế quốc đã mở ra một sinh lộ cho các dân tộc nhược tiểu, bị áp bức. Sinh lộ đó nằm trong chủ nghĩa, nằm trong những điều suy tư về vận mạng dân tộc, về con đường bắt đầu và địa điểm đi tới của giống nòi trên trường đồ lịch sưœ. Trong cảnh ngộ ấy, Đức Huỳnh Giáo chủ hình thành một chủ nghĩa dân tộc của Hòa Hảo sau này trở thành nền tảng chánh trị và cách mạng cho Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội. Nhìn toàn bộ giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, kẻ thức giả phải nhận thấy phảng phất một cái gì khác hơn là tôn giáo, khác hơn Phật giáo, một cái gì của chủ trương dân tộc, của chủ nghĩa dân tộc. Đức Huỳnh Giáo chủ, con người sinh ra trong chốn bùn lầy nước đọng của đồng ruộng miền Nam nơi “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh”, đã dầm mình trong cái lý tính thực tiễn của thực tế đời sống dân tộc lúc thường lúc biến, cảm chiếu được với lịch sưœ nòi giống để đem tất cả những niềm nghĩ của mình vào những bài thi thơ, sấm giảng. Chúng ta đừng đọc thi thơ, sấm giảng với cái kiến thức của trường ốc, khách quan và khoa học. Chúng ta phải đọc bằng cảm thông, bằng tâm tình, bằng một thức thần giao cách cảm. Chúng ta sẽ hiểu rõ tư tưởng của con người dân tộc thật sự ý chí của con người muốn lấp biển dời non. Chúng ta sẽ thấy qua những câu thơ mộc mạc, hình bóng một trang tuấn kiệt, mặc áo cà sa để tạm dấu hành tung hòng làm cái việc cứu nước giữ nòi. Nội dung Sấm Giảng là nhãn quan về thời cuộc. Những lời tiên đoán chẳng sai lầm về diễn biến thời cuộc. Có phải đó là những nhận xét có tánh cách địa lý chính trị, chỉ rõ cho quốc dân biết những biến cố nào sẽ xảy ra trên thế giới và trong nước.

Tôi muốn mở một dấu ngoặc ở đây để nói về cái hình thức “vè” của Sấm Giảng. Cũng vào thời gian này ở miền Bắc, tư tưởng học thuyết cách mạng lan tràn trong giới sĩ phu trung lưu. Bài tuyên ngôn của đảng Đại Việt Quốc Dân do Trương Tưœ Anh lãnh đạo ra đời vào năm này, Lý Đông A hàm dưỡng tư tưởng cho bộ “Nhã” một bộ sách quan trọng trong “Việt Duy Dân Chủ Nghĩa” cũng từ năm này. Điều khác biệt là tư tưởng Duy Dân ở miền Bắc chỉ thấm nhuần trong từng lớp trung lưu trí thức chớ ít đi được vào tư tưởng quần chúng hạ tầng. Cái thiên tài lỗi lạc của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đem được tư tưởng ấy vào đại đa số quần chúng bình dân miền Nam bằng chính sự dấn thân đích thực, đau cái đau của quốc dân “Vì thương lê thứ chi sờn lòng đây” vui cái vui của quốc dân “Vào các ra đài, tột bực giàu sang” tai nghe mắt thấy cái sống dào dạt trong đời sống quốc dân: “Xa nhìn sương bạc mờ mờ, Tân An làng nọ sống nhờ bắp khoai... Đời nay quý trọng người sang. Giả ra gây lộn nói toàn tiếng Tây” đi vào quần chúng để thấm nhuần tư tưởng duy dân và ngay từ quần chúng, ý thức được rằng một chủ nghĩa chánh trị, muốn cho đúng, cho thiết thực, phải từ quần chúng mà đến. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhìn rõ được đâu là chân lý của sự vần xoay lịch sưœ trong hiện tại và ở tương lai. Làm sao để chỉ đường chỉ nẻo cho quốc dân biết mà theo giữa cái tình cảnh của quần chúng miền Nam “Linh đinh bèo nước biết về đâu? Đậu bến An Giang thấy những rầu, Bảy núi mây liền chim nhíp cánh, Ba dòng nước chảy cá vênh râu, Cỏ rau nội quạnh dân xanh mặt, Không trái bần khô khỉ bạc đầu...’’ (*)

Vẫn biết cách mạng phải toàn diện, triệt để và hướng thượng, nhưng con người cách mạng phải tùy thời mà dụng võ. Đem hình thức Đạo để vận tải cách mạng vào dân tộc vào quần chúng, nhưng phải sáng tạo làm sao để Đạo là Đời và Đời là Đạo và quần chúng khi giác ngộ Đạo thì đồng thời cũng giác ngộ Đời, nói cách khác, giác ngộ cái giòng sinh mệnh lịch sưœ của nòi giống đặng sẵn sàng nhận gánh trách nhiệm giữ lấy giống nòi. Toàn bộ cuốn “Sấm Giảng Thi Thơ” của Đức Huỳnh Giáo chủ là những đáp ứng lớn lao cho công cuộc cách mạng dân tộc, toàn diện từ nhân chúng, chánh trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, từ cái hữu hình đến cái vô hình, từ thấp đến cao, triệt để từ đầu chí cuối, hướng thượng từ hiện tại nhìn lên tương lai, tất cả đã cổ súy cho cái nhiệm vụ chung của mỗi con dân đất Việt “Đem tài thao lược giúp non sông (*). Nhìn rõ lộ tuyến của dân tộc trong cái xung động của lý tính thực tiễn do cuộc sống thực tế đem lại, Đức Thầy đã lấy giáo lý của Đạo Phật biến cải và dân tộc hóa để làm giềng mối cho xã hội “Rèn dân bằng lý thuyết bình hòa” (**).

Tất cả bắt đầu từ Con người, con người quốc dân và con người nhân loại. Đi tìm một giáo lý làm căn bản cho việc rèn luyện tâm tánh, ý chí và ý thức của con người là làm một việc vô cùng khó. Không thể đem một triết lý chủ quan của mình ra mà áp dụng máy móc vào đời sống dân tộc vốn rất hoạt động và luôn liên tục. Giáo lý của Đức Thầy đã đi vào lòng người dân Việt. Và khi cơ hội đến, tất cả đã bùng lên trong đáy tầng dân tộc, cô đọng lại và mở đường cho cuộc đấu tranh sống còn với thế lực phi dân tộc do bọn Cộng sản Đệ tam xúi giục và giúp đỡ tận tình. Người Hòa Hảo đã có mặt khắp nơi vào bất cứ lúc nào, theo tiếng gọi của Đức thầy, nhứt tề tiến lên, đấu tranh mọi mặt, hoặc sắt máu hoặc chánh trị, mà mục đích cuối cùng vẫn là “Cứu nước giữ Nòi”. Trong những khu vực Hòa Hảo, chúng ta thường chứng kiến một tổ chức xã hội, kinh tế thật sự cỗi gốc dân tộc, tự mình mưu sinh bằng chính sức cần lao của mình để dựng nên một sinh mệnh lâu dài cho dân tộc. Chúng ta không thấy Đức Thầy chủ trương đem dân tộc chạy theo một đế quốc siêu cường. Hình thức Trở Về Nguồn trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo đã hiện rõ ngay cả trong y phục. Việc Đức Thầy để tóc chẳng hạn, chính là một việc làm phản kháng cái tinh thần a dua, vọng ngoại mà một số Việt gian theo đuổi. Màu nâu của y phục Hòa Hảo chính là màu của đất, Đức Tin và Lòng Thành của người Hòa Hảo trong việc tu thân xưœ kyœ chính là những đức tính truyền thống của Tổ Tiên.

Cuộc cách mạng Duy Dân mà Đức Huỳnh Giáo Chủ khởi xướng ở miền Nam chưa được chuẩn bị trọn vẹn thì những biến chính đã đến, đưa đất nước vào một vận hội mới.

Ngày 16-4-1947, một biến cố đem Đức Thầy đi khỏi hàng ngũ chúng ta. Đức Thầy còn tại thế hay đã quá vãng, tùy niềm tin mỗi chúng ta. Tôi muốn hỏi rằng giống dân Hồng Lạc nay đã làm gì để xứng đáng với công lao và lòng kỳ vọng của Đức Thầy? Tôi muốn nói nhiều với anh em trong Việt Nam Dân Xã Đảng, và đặc biệt với các anh em vì cái rủi nhứt thời mà phải tạm xa lánh các đồng chí đang tiếp tục chiến đấu trong nước. Dân Xã Đảng có cái may mắn được Đức Thầy tổ chức và lãnh đạo. Đảng chưa đạt được cái mục đích cuối cùng là “củng cố nền độc lập quốc gia và cấu tạo xã hội Việt Nam mới”, nhưng ngọn đảng kỳ vẫn mang được màu sắc quê hương và hồn thiêng sông núi. Những chiến sĩ tiền phong cho cách mạng dân chủ xã hội ở Việt Nam phải mang sắc phục của đảng kỳ và chỉ với màu nâu này, chúng ta mới chứng tỏ được tấm lòng trung kiên với dân tộc và đạo pháp.

Tôi không cổ súy cho việc đem Đạo vào Đời, hay ngược lại đem Đời vào Đạo. Đức Thầy có nói rằng “hễ nước mất thì cơ sở Đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền Đạo được phát khai rực rỡ” (*). Tôi mượn lời Đức Thầy để kết luận rằng “khi nào nước nhà được cường thành, đạo Phật mới đặng khuếch trương tự do hay gieo rắc tư tưởng thiện hòa và tinh thần từ bi bác ái khắp bàng nhân bá tánh”.

“Hỡi ai thức ngủ trong đêm ấy. Có thấu tai chăng tiếng Quốc Hồn?” là hai câu thơ trích trong bài cụ Phạm Thiều mời Đức Thầy tham chánh. Và Đức Thầy đã họa lại:
Lặng nhìn thế sự nào ai ngủ
Chờ dịp vung tay dậy quốc hồn

Đức Thầy còn, Đức Thầy mất? Vấn đề đặt ra vẫn là những người Hòa Hảo nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung, có tiếp nối được chí hướng của Ngài để đưa cuộc cách mạng Duy Dân đến thành công hay không?

PHẠM NAM SÁCH
(Kyœ niệm 39 năm ngày
Đức Huỳnh Giáo chủ ra đi
19/4/1986)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn