15- Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp

29 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 75876)
15- Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp
Vào tháng 2-1946, một bộ mặt mới xuất hiện ở miền Nam: tướng độc nhãn Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, đã từng bị thực dân Pháp bắt giam một lần với Nguyễn Hòa Hiệp vào năm 1929 khi hai người còn hoạt động dưới danh nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng tại miền Nam. Sau đó Nguyễn Phương Thảo đổi tên là Nguyễn Bình, bỏ đảng cũ và đầu quân phục vụ Cộng Sản Đệ tam, đến đầu 1946 được Hồ Chí Minh đưa vào để xây dựng lại kháng chiến Nam bộ sau khi Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đã làm cho tan hoang và bỏ trốn.

Nguyễn Bình một mặt tổ chức lại hàng ngũ kháng chiến, thanh lọc các phần tử không còn thích nghi hoàn cảnh mới, một mặt tìm cách ve vãn các tổ chức đấu tranh để tái tạo không khí hợp tác. Nhưng bài học 1945 với quá nhiều xương máu, làm cho các chiến sĩ quốc gia nhìn Nguyễn Bình với con mắt đầy nghi ngại. Thí dụ liên quân Bình Xuyên lúc đó đang chiến đấu tại chiến khu miền Đông (chiến khu 7) trực tiếp với Nguyễn Bình trong hệ thống quân đội mà Nguyễn Bình là ủy trưởng Quân sự khu 7, các lãnh tụ quân sự Bình Xuyên như Huỳnh Văn Trí, Lê Văn Viễn luôn luôn đề phòng âm mưu của Nguyễn Bình. Tuy không xảy ra xung đột, nhưng cũng không có sự tin cậy để tận tình hợp tác.

Cũng trong thời gian này, tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Cao Đài đều có các đơn vị quân sự chiến đấu tại miền Đông, cho nên nhà lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Huỳnh Giáo Chủ cũng có mặt thường xuyên tại chiến khu 7.

Sự xuất hiện của tướng Nguyễn Bình đã làm cho các tổ chức cách mạng miền Nam cảnh giác, lại thêm biến cố ký kết hiệp định sơ bộ 6-3-1946 giữa Hồ Chí Minh và Sainteny làm cho giới kháng chiến quốc gia phải xét lại toàn bộ vấn đề, để có thể nắm lấy chủ động tại miền Nam, không thể để Cộng Sản Đệ tam thao túng bằng các âm mưu chính trị và đàn áp quân sự nữa.

Nhiều cuộc tiếp xúc kín đáo đã diễn ra, thảo luận về sự tổng hợp các lực lượng quân sự và quần chúng hiện đang chiến đấu dưới các danh nghĩa riêng, thành một trận tuyến chung. Ngày 2-4-1946, một phiên họp đặc biệt được triệu tập tại địa điểm Bà Quẹo để thành lập một ủy ban Liên hiệp Kháng chiến. Nhưng liên hiệp quân sự không đủ, phải tiến đến liên hiệp chính trị tức liên hiệp toàn bộ. Vì thế, một đại hội quân chính được triệu tập bởi ông Vũ Tam Anh vào ngày 20-4-1946 lúc 13 giờ, gồm đại biểu các đoàn thể, kể ra như sau:

Đại diện tôn giáo gồm có:

§ Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo

§ Lê Văn Tÿ, đại diện Cao Đài Tây Ninh

§ Giáo sư Huỳnh Thơ Hương, đại diện Cao Đài kháng chiến Hậu Giang

§ Lâm Văn Hậu, đại diện Tịnh Độ cư sĩ

§ Linh mục Nguyễn Bá Sang, đại diện Thiên Chúa giáo.

Đại diện các đoàn thể chính trị gồm có:

§ Phạm Thiều, đại diện phòng chính trị khu 7

§ Trần Văn Lâm, đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng

§ Mai Thọ Trân thay mặt Hà Huy Giáp, đại diện Tổng Công Đoàn và Kỳ Bộ Việt Minh

§ Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Bảo Toàn, Lãnh tụ và Tổng thư ký Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng

§ Phạm Hữu Đức, Nguyễn Văn Nhân, đại diện Huỳnh Long Đảng.

Đại diện các lực lượng quân sự gồm có:

§ Lê Trung Nghĩa, đại diện lực lượng kháng chiến

§ Phan Định Công thay mặt Nguyễn Bình khu trưởng khu 7

§ Huỳnh văn Trí, Chỉ huy trưởng Vệ Quốc đoàn Bà Quẹo kiêm đại diện Liên chi Bình Xuyên

§ Lai Hữu Tài, đại diện Vệ Quốc Đoàn địa phương Saigon Chợ lớn

§ Phạm Hữu Đức, Chỉ huy trưởng Chi đội 5 Vệ Quốc đoàn

§ Huỳnh Tấn Chùa, Chỉ huy trưởng Chi đội 12 Vệ Quốc đoàn

§ Vũ Tam Anh, Chỉ huy trưởng Đệ nhị Sư đoàn Dân quân Cách mạng

§ Châu Tyœ, Chỉ huy trưởng Du kích quân địa phương Saigon Chợ lớn

§ Từ Văn Ri và Từ Huỳnh, Chi đội trưởng và Đội trưởng chi đội 12

§ Lâm Văn Đức, Chi đội trưởng chi đội 25

§ Nguyễn Văn Đội tự Sáu Đội, Chi đội 7 đổi lại Trung đoàn 307

§ Nguyễn Văn Mười chi đội trưởng chi đội 8, lực lượng Cao Đài kháng chiến Tây Ninh.

Sau ba ngày thảo luận liên tiếp và sôi nổi, mọi người đều chấp thuận lấy nghị quyết thành lập một mặt trận, mang danh nghĩa Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với mục đích được minh thị là: huy động toàn lực các đoàn thể tôn giáo, chánh trị, quân sự và quần chúng để chông xâm lăng.

Một Ban Chấp Hành được thành lập với thành phần như sau:

§ Chủ tịch: Hoàng Anh ( Bí danh của giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo)

§ Phó chủ tịch: Vũ Tam Anh

§ Thơ ký: Mai Thọ Trân

§ Tuyên truyền: Lê Trung Nghĩa

§ Ủy viên quân sự: Huỳnh Văn Trí

§ Cố vấn: Phạm Thiều, Phạm Hữu Đức, Trần Văn Lâm.

Ngoài ra còn thành lập ủy ban Quân sự Tối cao, Võ phòng đặt tại ấp Tám làng Vĩnh Lạc (miệt Bà Quẹo, 18 thôn vườn trầu) và có một tờ báo bí mật, tờ Tự Do, làm cơ quan tranh đấu.

Mặt Trận có phái người đi hoạt động miền Trung và Bắc để thành lập ở mỗi nơi một bộ phận hầu thống nhứt lực lượng toàn quốc chống xâm lăng.

Nhìn vào thành phần tham dự đại hội quân chính 20-4-1946 và Ban Chấp hành Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp ta thấy rằng Cộng Sản Đệ tam là một thiểu số: Phạm Thiều, Mai Thọ Trân, (chính trị), Phan Định Công, Huỳnh Tấn Chùa (quân sự). Khuynh hướng quốc gia chiếm đa số.

Sự xuất hiện của Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp biểu lộ ý định của các tổ chức đấu tranh miền Nam muốn lấy lại vị thế chủ động kháng chiến tại Nam bộ, không để cho Cộng Sản Đệ tam thao túng.

Trên bình diện đối ngoại, Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp muốn biểu dương cho thế giới thấy bản chất dân tộc của cuộc kháng chiến và minh thị mục tiêu đấu tranh giành độc lập tự do, khác với mục tiêu cách mạnh vô sản của phe Đệ tam Quốc tế.

Ai cũng nhận Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp quả là một mặt trận thống hợp các lực lượng quốc gia, tạo thành một thế mới cho chánh nghĩa dân tộc. Pháp lo ngại mà Cộng Sản cũng phập phòng không khéo Mặt Trận Liên Hiệp sẽ làm lu mờ M Trận Việt Minh, nên Cộng Sản tìm cách ngăn chận và mưu toan phá cho tan vỡ.

Quân Pháp đổi chiến lược thay vì đem toàn lực tấn công các lực lượng Cộng Sản, chúng đâm mũi dùi và hàng ngũ quốc gia. ở thành, chúng cho công an cảnh sát lục soát, chận bắt các nhân viên của Mặt Trận và phá vở các ổ liên lạc. Hơn 150 nhân viên của Mặt Trận bị bắt, trong đó có các ông Nguyễn Trung Chánh, Nguyễn Thanh Tân bị đày đi Côn Đảo. ở bưng, chúng đem toàn lực thủy lục không quân tấn công các căn cứ quốc gia, đánh dồn về biên giới Cao Miên (Quéo Ba, Thổ Địa, Bình Hòa)

Thừa dịp Mặt Trận Quốc Gia đang đối phó với quân xâm lăng, Cộng Sản tung ra Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt), dùng một danh từ tương tợ (Liên Hiệp) để gây sự hiểu lầm trong các giới đồng bào, với dụng ý đem Hội Liên Hiệp đánh tráo Mặt Trận Liên Hiệp. Nguyễn Bình và Phạm Thiều tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận và đưa đề nghị đỗi Mặt Trận Liên Hiệp lại thành Hội Liên Hiệp, nhưng đề nghị nầy không được các đoàn thể quốc gia chấp nhận.

Thế là, Cộng Sản, trong lúc tình thế nước nhà đang nguy ngập trước nạn xâm lăng, dùng thủ đoạn mượn danh nghĩa chánh phủ giải tán Mặt Trận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn