Chương 10: Sơ Lược Diễn Tiến Đấu Tranh Tại Miền Nam Việt Nam

24 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 11226)
Chương 10: Sơ Lược Diễn Tiến Đấu Tranh Tại Miền Nam Việt Nam

Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam có thể được tạm phân ra các giai đoạn sau: Giai đoạn võ trang (1860-1885):
Đế quốc Pháp đem quân đến xâm lược miền Nam. Dân quân nghĩa binh tự động nổi dậy chống Pháp, lãnh đạo bởi Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Trần Văn Thành… Sau đó còn các phong trào lẻ tẻ như Phan Liêm, Phan Tôn ở Vĩnh Long, Phan Tòng ở Bến Tre, Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng ở Trà Vinh, Trần Bình, Lê Tấn Kế ở Ba Động, Quản Hớn và Nguyễn Văn Bường ở 18 thôn Vườn Trầu. Phong trào võ trang kháng Pháp này tàn lụi năm 1885.

Giai đoạn quá độ chuyển hướng (1900-1925): Thế lực thực dân Pháp củng cố, nên không thể tiếp tục võ trang chiến đấu; các lãnh tụ miền Nam hưởng ứng phong trào Duy Tân của chí sĩ Phan Châu Trinh, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ Phan Bội Châu, Cường Để… Một số thanh niên miền Nam xuất dương du học bên Nhựt.

Giai đoạn canh tân (1925-1940): Lớp trí thức tân học thay thế lớp sĩ phu nho học vận động và lãnh đạo các phong trào đấu tranh, với lập trường và phương thức mới: Tư tưởng trung quân nhẹ hơn ái quốc, tranh đấu vì quốc gia dân tộc, không vì triều đình vua quan. Tư tưởng tự do dân chủ du nhập. Hình thức đấu tranh đa dạng kể cả đấu tranh công khai trên báo chí và nghị trường. Tư tưởng Mác Xít bắt đầu xâm nhập.

Giai đoạn một cổ hai tròng (1940-1945): Nhựt vào Đông Dương vẫn duy trì bộ máy cai trị của Pháp để phục vụ nhu cầu chiến tranh của Nhựt. Pháp thua trận bên Âu Châu, lại càng mạnh tay đàn áp cách mạng Việt Nam cho đến 9-3-1945, không thể chủ động tình thế vì đã suy yếu bởi Pháp khủng bố, lại không được Nhựt thực tâm giúp đỡ, nên giống như một người đau ốm mới gượng dậy dưỡng thương khi Nhựt Bổn đầu hàng Đồng Minh, chấm dứt Đệ nhị thế chiến.

Giai đoạn toàn dân kháng Pháp (1945-1947): Các tổ chức đấu tranh miền Nam kết hợp chống Pháp (Mặt Trận Tổ Quốc Gia Thống Nhất) nhưng Cộng Sản âm mưu độc chiếm lãnh đạo, tiêu diệt đối lập, làm cho kháng chiến suy yếu, quân đội viễn chinh Pháp trở lại tái chiếm miền Nam. Chiến tranh giữa hai khuynh hướng Quốc Gia Cộng Sản bắt đầu.

Giai đoạn Pháp Quốc gia (1948-1955): Hình thành giải pháp Quốc Gia với cựu hoàng Bảo Đại, các tổ chức đấu tranh mong giành thế chủ động để đòi Pháp trả lại chủ quyền độc lập cho Việt Nam. Nhưng thực dân Pháp ngoan cố tham lam, làm hoen ố chính nghĩa đấu tranh của giới Quốc Gia, làm cho giới này lâm vào thế kẹt lịch sử: mang tiếng cộng tác với Pháp. Đến 1955 Pháp phải bắt buộc ra đi, đất nước Việt Nam bị chia đôi, trong tình trạng hỗn loạn.

Sau giai đoạn võ trang kháng Pháp tại miền Nam kéo dài từ 1861 đến gần thế kỷ 19, giới sĩ phu nho học miền Nam hưởng ứng phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du, và Đông Kinh Nghĩa Thục. Trong giai đoạn này, chí sĩ miền Nam hoạt động mạnh mẽ nhứt là các cụ Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Nguyễn Quanh Diệu, Trần Chánh Chiếu…

Sau khi lớp sĩ phu Nho học này bị thực dân Pháp vô hiệu hóa bằng tù đày, biệt xứ, cưỡng cư, cuộc tranh đấu tại miền Nam được tiếp diễn với lớp trí thức tân học xuất thân từ hệ thống học đường Pháp. Tuy mục tiêu tối hậu vẫn là giải phóng dân tộc, đòi lại chủ quyền độc lập quốc gia, nhưng phương thức đấu tranh và lập trường chánh trị của lớp trí thức tân học này mang nhiều sắc thái mới.

Có thể nói rằng thập niên 1920-1930 là thời điểm chấm dứt vai trò sĩ phu của thời kỳ Nho học, xã hội chuyển hướng vào chu kỳ Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc— 311 —canh tân, tư tưởng trung quân mờ nhạt đi, nhứt là tại miền Nam là vùng đất mới khai mở từ thế kỷ 17, ảnh hưởng Nho giáo không sâu đậm như tại miền Trung Bắc, không đi sâu vào nếp sống quảng đại quần chúng mà chỉ giới hạn trong giới chức của triều đình và sĩ phu. Từ thập niên 1920, lớp trí thức tân học tiếp nhận vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh, cho nên lập trường đấu tranh của họ không phải vì vua quan triều đình mà vì quốc gia dân tộc, với khuynh hướng rất mạnh theo trào lưu tư tưởng dân chủ tự do mà họ đã hấp thụ qua những lý thuyết cấp tiến phát sinh từ các cuộc cách mạng dân quyền tại Hoa kỳ (1786), Pháp (1789), Trung Hoa (1911), Nga Sô (1917).

Thực tế là hệ thống học đường và cai trị của người Pháp đã đào tạo ra một thành phần tiến bộ về kiến thức tân học mà các nhà phân tích xã hội gọi là tầng lớp "tân tiểu tư sản trí thức" (nouvelle bourgeoisie) trong xã hội Việt Nam. Một số khá lớn của tầng lớp này hoặc phục vụ cho bộ máy cai trị thuộc địa của Pháp, hoặc sinh hoạt trong khuôn khổ phát triển kinh tế và xã hội Pháp thuộc, nhưng một số trí thức khác sớm giác ngộ sứ mạng đấu tranh vì tự do của Việt Nam, cho nên đã gia nhập hàng ngũ chiến sĩ tranh đấu với Pháp trong thời kỳ đó. Phải nói "tranh đấu với Pháp" là vì ở thời kỳ này, cuộc tranh đấu mang tính chất công khai, vận động dư luận hưởng ứng các yêu sách về xã hội kinh tế và chính trị. Có thể nói đây là giai đoạn đấu tranh chánh trị của các tổ chức và lãnh tụ tại miền Nam, sử dụng báo chí, nghị trường công khai trực diện đối đầu bộ máy cai trị của Pháp, để đòi hỏi những quyền lợi và những tự do tối thiểu cho người dân.

Phong trào Đông Dương Lập Hiển ra đời 1923 tại miền Nam với Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long, sử dụng tờ báo Pháp ngữ "Tribune Indochinoise" đòi hỏi những cởi mở cần thiết về chánh trị kinh tế, hầu tránh một cuộc cách mạng bạo lực. Do đó, phong trào này đề xướng vấn để phải có một bản hiến pháp để Việt Nam tiến bước tuần tự trong sự hợp tác với Pháp, hầu đuổi kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Phong trào Nguyễn An Ninh bắt đầu từ 1923 sau khi ông du học bên Pháp trở về (1922), với bài thuyết trình tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ về "Cao vọng của Thanh Niên An Nam" (15-10-1923). Nguyễn An Ninh xuất bản tờ báo Pháp ngữ "La Cloche Félée" (10-12-1923) gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, kêu gọi đồng bào đoàn Phật Giáo Hòa Hảo— 312 —kết chống thực dân, tranh thủ tự do độc lập, đã kích thích mãnh liệt giới thanh niên kết hợp thành ra tổ chức "Jeune Annam" giống như "Jeune Inde" của Gandhi bên Ấn Độ. Tuy nhiên, vì là báo Pháp ngữ, nên tờ "La Cloche Félée" không thể đi sâu vào quần chúng, nhứt là quần chúng nông thôn. Mãi về sau, từ 1927 trở đi, Nguyễn An Ninh thay đổi địa bàn hoạt động, cùng với một chiến sĩ khác là Phan Văn Hùm, hướng mạnh về đồng bào nông thôn, nhưng cũng chỉ giới hạn tại địa phận mấy tỉnh chung quanh Saigon (Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Tây Ninh…).

Phải nhìn nhận rằng hoạt động của Nguyễn An Ninh hướng về nông thôn đánh dấu sự chuyển hướng để mở rộng phong trào: không giới hạn ở đô thị mà mở rộng về đại chúng. Đó là một nhận thức đặc biệt của lãnh tụ Nguyễn An Ninh, trong lúc các lãnh tụ khác, các chánh đảng khác phần nhiều chú trọng đến lớp cán bộ có học và thị dân. Một số các tài liệu ghi rằng những cuộc nổi dậy của nông thôn ở các năm 1930 và 1939 tại các vùng Bà Điểm, Hóc Môn, Trảng Bàng, Bà Hom, Đức Hoa, Chợ Đệm, Gò Đen, Bến Lức, Cai Lậy, Ba Tri,… chính là do ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh, chớ không phải do tuyên truyền vận động của Cộng Sản Đông Dương theo như tài liệu của đảng này. Sự lưu tâm đến hậu bối nông thôn và đến nguyện vọng nông dân, đã được thể hiện tích cực và quảng đại hơn bởi hai tổ chức tôn giáo tại miền Nam và Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo này.

Năm 1932, hàng ngũ đấu tranh tại miền Nam có thêm nhóm Đệ Tứ Quốc Tế, thành lập bởi Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm,… nhóm này hợp tác với nhóm Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế (Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai…) xuất bản tờ báo Pháp ngữ La Lutte để dấy động tầng lớp thợ thuyền, để tranh cử vào Hội Đồng Thành Phố Saigon năm 1933, Hội Đồng Quảng Hạt năm 1935, 1939. Về sau, năm 1939, các tổ chức trên đây (Lập Hiến, Đệ Tứ, Đệ Tam, Hội Kín Nguyễn An Ninh…) cùng hợp tác để tổ chức một Đông Dương Đại Hội, được xem là một cao điểm đấu tranh tại miền Nam. Lúc đó Mặt Trận Bình Dân thắng thế tại chính trường Pháp quốc một tổng tuyển cử 3-3-1936, có khuynh hướng tìm hiểu nguyện vọng của dân bản xứ thuộc địa. Cho nên các tổ chức đấu tranh lo thu thập nguyện vọng của các nghành hoạt đông, để thúc kết tại Đại Hội thành bản yêu sách chung của người Việt Nam. Phong trào này gây được hứng khởi mạnh và sự hưởng ứng rộng rãi trong xã hội đô thị, Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc— 313 —cho nên viên Thống đốc Nam Kỳ là Rivoal tìm mọi cách phá hoại ngăn chặn. Bằng chánh sách chia rẽ, tạo mâu thuẫn nội bộ, thực dân Pháp tại miền Nam đã xé ban lãnh đạo Đại Hội thành hai khuynh hướng, làm cho Đại Hội bất thành, để rồi Pháp tổ chức một đại hội khác của nhóm tay sai mạo nhận danh nghĩa Đông Phương Đại Hội.

Sau đó, Thống đốc Pagès thi hành chánh sách khủng bố rất tàn bạo, thẳng tay đàn áp, bắt giam các lãnh tụ, với những bản án tù nhiều năm. Kể từ đó phong trào đấu tranh tại miền Nam đi vào giai đoạn suy trầm, chỉ phục hoạt yếu ớt khi một số lãnh tụ mãn hạn tù được trả tự do. Riêng Nguyễn An Ninh bị giam cầm cho tới chết tại khám đường Côn Đảo (1943).

Nhận xét về công cuộc tranh đấu tại miền Nam từ 1920 đến khi Đệ nhị thế chiến bùng nổ (1939), có thể đưa ra một số đặc điểm sau đây:
1. Tri thức tân học thay thế sĩ phu nho học trong lập trường cần vương trung quân.

3. Chịu ảnh hưởng nhiều của trào lưu tư tưởng tự do dân chủ của Tây phương, chủ thuyết Mác-xít bắt đầu du nhập.

4. Tranh đấu chánh trị công khai, thay vì võ trang và bí mật.Ứng cử vào các cơ quan dân cử của bộ máy thuộc địa, miễn là có khung cảnh và cơ hội để nói lên nguyện vọng của mình.

5. Chú trọng vào thành phần có học và thị dân, ngoại trừ tổ chức Nguyễn An Ninh có khuynh hướng chuyển về địa bàn nông thôn.

6. Sự hình thành của hai tôn giáo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo tại miền Nam là một đặc điểm khác với miền Trung, Bắc chỉ có các chánh đảng. Hai tôn giáo này có khả năng huy động mạnh mẽ quần chúng nông thôn.

Một số tác phẩm viết về lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, đã có nhiều sai lầm và thiếu sót khá trầm trọng đối với các sinh hoạt cách mạng tại miền Nam trong giai đoạn này.

Hãy lấy cuốn "Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam" của tác giả Nghiêm Xuân Hồng làm điển hình, để nêu lên các khuyết điểm. Lấy sách này làm điển hình, vì vực văn hóa và cũng là một chiến sĩ đã tham gia cuộc cách mạng Việt Nam từ những năm trước 1945.

Nói về nhà cách mạng Nguyễn An Ninh trong Nam, tác giả Nghiêm Xuân Hồng, hơn một lần viết rằng: "Đảng Nguyễn An Ninhtrong Nam là một đảng có khuynh hướng Cộng Sản rõ rệt" (trg 43 và 47). Đối chiếu với những tài liệu của một số tác giả trong Nam viết về nhân vật Nguyễn An Ninh, như hồi ký Nguyễn Thúc Lang như hồi ký 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam, như sách "Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh" của Phương Lan Bùi Thế Mỹ, thì Nguyễn An Ninh không là Công Sản. Theo quan điểm của tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ thì phong trào Nguyễn An Ninh luôn tìm cách môi giới thống nhất lực lượng giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, chỉ nhìn thấy nhu cầu đoàn kết chống Pháp. Ông Trần Văn Ân cho rằng đó là một lỗi lầm chiến lược của Nguyễn An Ninh.

Một sai lầm và thiếu sót khác của tác giả Nghiêm Xuân Hồng là khi viết về giai đoạn võ trang kháng Pháp, ông quên hẳn một nhân vật lẫy lừng là Nguyễn Trung Trực, đồng thời viết sai về nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa tại Đồng Tháp Mười: ông viết là Dương Văn Thiên, không đúng với tên thật là Thiên Hộ Võ Duy Dương. Tuy chỉ là sai lầm tên, những chứng tỏ sự thiếu xác thực.

Một thiếu sót khác nữa, khá quan trọng, là tác giả Nghiêm Xuân Hồng đã không hề đề cập đến hai tôn giáo miền Nam là Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo trong các sinh hoạt đấu tranh tại miền Nam, quê nhẳn sự hiện diện của khoảng bốn triệu người trong hai tổ chức tín ngưỡng ái quốc đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lấy tập sách của một tác giả nổi tiếng làm điển hình, là để chứng minh rằng: Có rất nhiều thiếu sót sai lầm trong các tài liệu lịch sử về công cuộc đấu tranh của miền Nam Việt Nam. Sự thiếu sót và sai lầm tất nhiên tạo ngộ nhận cho quần chúng, cho những người đọc sử, cho những nhà khảo cứu Việt Nam và quốc tế về lịch sử Việt Nam.

Đệ nhị thế chiến bùng nổ tại Âu Châu (1939), tiếp theo là tin nước Pháp bị Đức quốc xã đánh ngã quỵ (6-1940), làm rung động mãnh liệt tâm hồn người Việt Nam, cho rằng thời cơ thuận lợi đã đến đế cởi bỏ xiềng thống trị mà đế quốc Pháp đã đặt và đè nặng trên dân tộc Việt suốt tám mươi năm qua.
Chánh quốc Pháp đã mất chủ quyền. Tiếp theo nữa, thuộc địa của Pháp ở Đông Dương cũng bị đặt dưới áp lực của Nhựt Bổn, kể từ ngày quân đội Thiên Hoàng ngang nhiên vượt biên giới Trung Hoa tràn qua Lạng Sơn, tiến vào lãnh thổ Việt nam (22-9-1940).

Người dân Việt bình thường cảm thấy sắp có thay đổi, nhưng không đoán được sẽ thay đổi ra sao, kết cuộc sẽ thế nào. Trái lại các giới đấu tranh nhận thức rằng giờ lịch sử đã điểm những tiếng chuông báo hiệu đầu tiên, đây là cơ hội để đứng lên đòi lại tự do và chủ quyền quốc gia.

Nhưng bộ máy thống trị của thực dân Pháp tại Đông Dương đã phản ứng bằng biện pháp rất tàn bạo và mau lẹ: lùng bắt và giam cầm những nhà lãnh tụ và cán bộ của các tổ chức đấu tranh. Thực dân Pháp tại Đông Dương dự đoán rằng các giới cách mạng Việt Nam sẽ lợi dụng thời cơ suy yếu của đế quốc Pháp mà tăng gia hoạt động, cho nên biện pháp hay nhứt của họ là "hạ thủ trước". Trong Nam, Pháp bắt giam hầu hết các lãnh tụ cách mạng tên tuổi lớn như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Đặng Văn Ký, Phan Văn Thiết, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Thạch,… Các khám đường Saigon, Hà Tiên, Côn Nôn, Lao Bảo, Tà Lài, Bà Rá chật ních trị phạm. Nhiều cán bộ Cộng Sản Đệ Tam cũng bị bắt trong đợt khủng bố 1939-1940.

Đối với hai tôn giáo đông đảo quần chúng là Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, Pháp bắt ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc đưa đi đày biệt xứ tại Madagascar (1940) và tìm mọi cách ngăn cản hành động của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, cưỡng ép biệt cư ở nhiều nơi khác nhau, kể cả nhà thương điên Chợ Quán (1940-1942).

Thực dân Pháp đã áp dụng chiến thuật "đánh rắn đập đầu", chĩa mũi dùi thẳng vào các nhân vật lãnh đạo. Bởi vì Pháp biết rằng quần chúng thiếu lãnh đạo không thể gây dựng và phát triển phong trào được, công việc đó luôn luôn là do tài năng, sáng kiến, uy tín của cấp lãnh đạo cách mạng, đi tiền phong trước phong trào.

Vì các lãnh tụ đã bị bắt giam hay vô hiệu hóa, nên suốt từ 1939 đến ngày Nhựt đảo chánh Pháp tại Đông Dương (9-3-45) hoạt động đấu tranh tại miền Nam lắng dịu. Một số lãnh tụ khác phải nhờ vả sự che chở của Nhựt để thoát nạn khủng bố của Pháp, như Trần Trọng Kim, Trần Văn Ân, Dương Bá Trạc, Dương Văn Giáo đã phải lưu vong Tân Gia Ba, Nam Dương, Thái Lan…

Hàng ngũ cách mạng tan tác như vậy cho nên khi Nhựt Bổn truất phế hệ thống quyền hành của Pháp ngày 9-3-1945, cách mạng Việt Nam không nắm được thời cơ, không đủ sức giành lấy giềng mối cai trị, mặc dù họ cũng tiên đoán rằng cơ hội truất quyền Pháp thế nào cũng xảy ra. Theo hồi ký của Văn Lang Trần Văn Ân thì trước khi đi lưu vong Tân Gia Ba, ông có đặt vấn đề "anh em chuẩn bị nắm lấy chánh quyền khi Nhựt đảo chánh Pháp" nhưng vẫn không làm nổi điều đó.

Lý do chính yếu là thái độ của Nhựt Bổn. Họ không thực tâm giúp đỡ cách mạng Việt Nam đòi lại chủ quyền độc lập. Sự hiện diện của quân đội Nhựt trên bán đảo Đông Dương từ năm 1940 đã đặt thêm vào cổ dân tộc Việt một cái tròng nữa; thay vì cởi bỏ cái tròng của Pháp, Nhựt Bổn lại đặt thêm một cái tròng của chính họ, làm cho dân Việt lâm cảnh "một cổ hai tròng". Chánh sách của Nhựt Bổn lúc đó là duy trì bộ máy cai trị của Pháp để bộ máy đó phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của Nhựt. Vì vậy mà tài nguyên Việt Nam trước đó chỉ cung phụng cho Pháp, bây giờ phải cung phụng thêm cho quân đội Nhựt, làm cho đời sống dân chúng, ngoài xáo trộn chiến sự, còn phải thiếu thốn các nhu cầu đời sống hàng ngày. Hậu quả điển hình là vụ đói 1945 làm thiệt mạng trên hai triệu người tại Bắc Việt.

Cũng vì Nhựt duy trì bộ máy cai trị của Pháp tại Đông Dương, cho nên Pháp vẫn tiếp tục kiềm chế và đàn áp các phong trào đấu tranh của người Việt Nam. Tuy nhiên vào những năm 1943 và 1944, một số lãnh tụ cách mạng mãn hạn tù, được trả tự do — tuy vẫn bị theo dõi hay biệt cư — , nên đã có một số hoạt động manh mún, cá nhân, thật sự chỉ mới là việc "bắt lại liên lạc với nhau", chớ chưa hề có trạng thái hợp tác, liên kết hay phối hợp kế hoạch hành động.

Theo chí sĩ Trần Văn Ân thì sau khi nghe tin lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo là Huỳnh Giáo Chủ thoát khỏi sự kềm hãm của Pháp tại Bạc Liêu, qua một cuộc vượt thoát bất ngờ vào tháng 10-1942 để về lại Saigon tạm nương náu dưới sự bảo vệ của quân đội Nhựt, thì ông cho rằng đây là một tin mừng lớn để nghĩ đến một chương trình hành động cho tương lai. Ông tìm cách liên lạc với vị Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo để trao đổi những ý kiến căn bản về diễn tiến thời cuộc và các công việc cần phải thi hành.

Huỳnh Giáo Chủ thoát khỏi sự kềm hãm của Pháp, nên những cuộc tiếp xúc kín đáo được diễn ra tại Saigon giữa các thành phần Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc— 317 —nồng cốt lúc đó gồm có: Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Đệ Tứ, Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng. Các nhân vật chính yếu là: Huỳnh Giáo Chủ, Trần Văn Ân, Tạ Thu Thâu, Trần Quang Vinh…

Quan điểm căn bản thoát ra từ những cuộc thảo luận năm 1943 được ghi lại như sau:
1. Nhựt sẽ chiến bại, vì Đồng minh có thế lâu dài với tiềm lực phong phú hơn, Nhựt kém nguyên liệu, kém sản xuất.

2. Phải làm sao cho trước khi Nhựt bại trận, họ lật đổ bộ máy cai trị của Pháp tại Đông Dương, để gây hứng khởi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Phá được cái thế cầm quyền của Pháp, thì cách mạng mới có cơ hội phục hoạt phát triển, và lớn mạnh.

3. Dẹp được bộ máy cai trị của Pháp là các nước Đông Dương có hoàn cảnh độc lập, dù còn bị Nhựt chi phối nhưng chỉ là một giai đoạn ngắn cho tới khi Nhựt chiến bại. Trong thời gian đó, ba dân tộc Việt, Miên, Lào được cái lợi là Pháp không còn ở thế thượng phong, và các chiến sĩ cách mạng đang bị tù đày được trả tự do, được hoạt động tự do hơn trước.

4. Phải chuẩn bị kế hoạch và nhân sự để lấp khoảng trống quyền hành sau khi Nhựt lật đổ Pháp. Phân công như sau: Cao Đài tổ chức bộ đội thân Nhựt để có lực lượng võ trang khi Nhựt lật Pháp. Ông Trần Quanh Vinh yểm trợ âm thầm. Phía Phật Giáo Hòa Hảo phát triển tổ chức bán quân sự Bảo An, huấn luyện võ bị để sẵn sàng. Đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập cho người đi sát với giới chức cao cấp Nhựt tại Đông Dương để chuẩn bị thế nắm lấy chánh quyền, ít nhứt tại miền Nam.

5. Dự liệu cho cái thế sau khi Nhựt chiến bại, những nhân vật đã hợp tác với Nhựt trong giai đoạn này sẽ lui bước, nhường chỗ chon hững bộ mặt lãnh tụ khác, để dễ bề ăn nói với phe chiến thắng (tức Đồng Minh).

6. Các nhân vật Trần Văn Ân, Trần Quanh Vinh, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm được dự liệu xuất hiện sau khi Nhựt lật dổ Pháp. Nhóm trí thức khác, độc lập hay có chân trong có tổ chức đấu tranh sẽ xuất hiện ở giai đoạn sau. Trong số này, sau khi thảo luận, nhận xét thấy nhóm Đệ Tứ của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch lúc đó vừa có cán bộ và uy tín, vừa là bằng hữu thân tình, nên có thể đóng vai trò sau khi Nhựt thua. Trái lại, nhóm Đệ Tam Quốc Phật Giáo Hòa Hảo— 318 —Tế với Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo có thể trở thành một mối họa tương lai, qua kinh nghiệm hợp tác mấy năm trước, và qua sự lượng giá con người của họ.

Kế hoạch nói trên một phần dựa vào cái thế của phía Cao Đài có liên hệ mật thiết với Hoàng thân Cường Để trong thời gian lưu vong tại Nhựt Bổn, và mối tương quan tốt với giới chức Nhựt tại miền Nam qua ông Trần Văn Ân, Tổng thơ ký và ông Trần Quang Vinh, đại diện ngoại giao đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập.

Trong bối cảnh chánh trị lúc đó tại Việt Nam, các điểm nhận định và kế hoạch hành động này được xem là tiên liệu sáng suốt. Biết rằng Nhựt sẽ thất trận, nhưng nếu mượn được ưu thế đương thời của Nhựt tại Đông Dương để đánh quỵ hệ thống chánh quyền thuộc địa của Pháp, sẽ mở cơ hội cho cách mạng Việt Nam bùng dậy. Nhưng cũng phải biết rằng trong tình trạng hỗn loạn thường xảy ra ở những cuộc đảo chánh thao quyền, lực lược võ trang là điều kiện ưu thắng, cho nên một mặt yểm trợ Cao Đài lập bộ đội Heiko, một mặt đẩy mạnh sự phát triển của tổ chức Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo. Nhìn xa hơn, cũng còn phải thấy rằng sau khi Nhựt thất trận, những thành phần đã cộng tác với Nhựt phải bị thất thế, do đó phải chuẩn bị đưa những lãnh tụ chưa dính dáng với Nhựt để thay thế và lãnh đạo cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Như trường hợp Nam Dương, lãnh tụ Soekarno thân Nhựt, thấy bất lợi nên trao quyền cho Bác sĩ Djarir thân Đồng minh, nhờ vậy các nước dân chủ ủng hộ ép Hòa Lan phải rút lui, trả quyền tự chủ cho Nam Dương. Những điểm nhận định trên đây cũng chứng minh rằng các giới đấu tranh ở miền Nam lúc đó đã ý thức vai trò ưu thế của phe Đồng minh sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến các thay đổi sẽ xảy ra tại các quốc gia đang bị đế quốc thực dân cai trị. Đi với Nhựt chỉ là chiến thuật giai đoạn để tạo cơ hội và điều kiện cho những bước tiến tương lai của công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong buổi phôi thai, cách mạng Việt Nam chỉ có tinh thần và ý chí, mà chưa có thế lực và võ khí của Nhựt để tạo thực lực cách mạng là một nhận định thích thời trong bối cảnh lúc đó.
Trong các tài liệu Phật Giáo Hòa Hảo, có nhắc lại lời nói của Huỳnh Giáo Chủ rằng: "Nhựt Bổn không ăn hết nửa con gà" ngụ ý Nhựt Bổn sẽ bại trận trước hạ bán niên của năm con Gà (Ất Dậu,1945). Tuy là một lời nói có vẻ tiên tri siêu hình, nhưng trên bình Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc— 319 —diện chính trị, đó là nhận định của Huỳnh Giáo Chủ về cuộc diện thế giới, chỉ hướng cho sự thiết kế đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, các đảng phái quốc gia hoạt động tại miền Bắc cũng lựa chọn đường lối dựa vào cái thế của một cường quốc mà chống lại thực dân Pháp. Đại Việt có mối tương quan mật thiết với giới chức Nhựt ở miền Bắc, Việt Nam Quốc Dân Đảng tìm sự yểmtrợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng bởi hoàn cảnh lưu vong trên đất Trung Hoa, đương nhiên phải nhờ cậy chính quyền bản xứ lúc đó nằm trong tay Quốc Dân Đảng của thống chế Tưởng Giới Thạch.

Riêng đảng Cộng Sản Đông Dương của Hồ Chí Minh không dựa vào Nhựt hay Quốc Dân Đảng Trung Hoa để chống Pháp, mà ngược lại, đã chọn con đường chiến lược hội nhập hệ thống Cộng Sản Quốc Tế, và trọng đoản kỳ, lựa chọn con đường bí mật hợp tác với Pháp dưới danh nghĩa "đi với Đồng minh chống phát xít Nhựt".

Nhiều tài liệu và sự việc lịch sử đã chứng minh thái độc hợp tác với Pháp của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế tại Việt Nam. Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đã cộng tác với tổ chức mật thám Pháp ở miền Nam dưới sự điều khiển của viên cò Arnoux. Hồ Chí Minh đã ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 cho phép quân đội Pháp đổ bộ lên miền Bắc, để đổi lấy cái thế "chánh thống" cầm quyền của đảng Cộng Sản. Trước đó, Staline đã hợp tác với Hitler để bảo vệ quyền lợi riêng, và chỉ quay lại chống Đức Quốc Xã sau khi bị Hitler tấn công bất chấp các thỏa hiệp ngoại giao mà Staline đã ký kết với Hitler.

Một sự thật đã trở thành quy luật của thế giới hôm nay, là các dân tộc nhược tiểu bị uy hiếp không thể nào tự mình đánh tay đôi với cường quốc xâm lược, mà bắt buộc phải nhờ cậy một thế lực, một cường quốc khác giúp đỡ, thì mới có hy vọng đối phó và giải phóng được. Nhưng tạm thời dựa vào một cường quốc, hay nhờ cậy sự giúp đỡ của ngoại bang, để bảo vệ quốc gia của mình trong cơn nguy khó, khác hẳn với việc hội nhập vào hệ thống của một cường quốc, trở thành một bộ phận của hệ thống quốc tế đó, hay trở thành tay sai của đế quốc, để phục vụ quyền lợi, nhằm đạt mục tiêu của hệ thống quyền lực quốc tế hay đế quốc đó.

Tuy rằng tháng 4-1975, đảng Cộng Sản Việt Nam có thể tự cho rằng mình đã dựa đúng chỗ cho nên thắng lợi, và các đảng phái quốc đã dựa sai chỗ cho nên phải thất bại. Nhưng từ 1975 đến nay, 1988, thực tế chính trị và xã hội Việt Nam đã chứng minh rằng Cộng Sản Phật Giáo Hòa Hảo— 320 —Việt Nam chỉ đạt được thắng lợi quân sự, và đã thất bại trên mọi bình diện khác. Như thế, sự hội nhập của họ vào hệ thống đế quốc Nga Sô rõ ràng là một sai lầm, vì sự hội nhập đó đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc Việt Nam, và sự áp đặt chủ nghĩa duy vật Cộng Sản nhập cảnh từ tây phương vào xã hội Việt Nam là điều nghịch lý đối với truyền thống văn hóa Việt Nam. Nói tóm lại, Việt Nam ngày nay không có độc lập, không có tự do, cũng không có hạnh phúc; ba mục tiêu chính yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phát khởi từ đầu thập niên 40, cho đến nay vẫn chưa đượt thực hiện.
Quan điểm của các đảng phái quốc qua Việt Nam, tuy rằng có thể dị biệt lẫn nhau về một số vấn đề, nhưng trên bình diện mục tiêu và sách lược, đều giống nhau, là: tranh đấu đòi lại chủ quyền độc lập quốc gia và tự do cho toàn dân Việt Nam. Cho nên, dù biết rằng Nga Sô sẵn sàng và bền bỉ yểm trợ cho "cách mạng bài phong phản đế "tại Việt Nam, nhưng các tổ chức yêu nước Việt Nam đã không tìm sự yểm trợ đó, bởi đã tiên liệu rằng đi vào quỹ đạo Nga Sô là cầm bán vận mệnh của đất nước và dân tộc cho một chủ nghĩa và một đế quốc hoàn toàn đối nghịch với nguyện vọng và nếp sống của dân tộc mình.

Qua nhận định của tổ chức yêu nước, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc lúc đó, ta thấy không phải họ không biết rằng dựa vào Tàu, vào Nhựt, là dựa vài những "đồng minh yếu" so với Nga là loại "đồng minh mạnh". Họ cũng biết rằng đi với Nhựt và dựa vào một cây cột sắp gẫy, dựa vào Tàu là dựa vào một cây cột thiếu chắc chắn, nhưng họ đã lựa chọn và ý thức rằng đó chỉ là cái thế chiến thuật giai đoạn có thể thay đổi về sau, trong khi đi với Nga Sô là tự trói mình vào một hệ thống đế quốc không thể thay đổi, không thể cải thiện, vĩnh viễn sẽ là tay sai, là một bộ phận gắn chặt vào hệ thống đế quốc Cộng Sản.

Trên thực tế, quả thật dựa vào Mốt-cu đã có nhiều ích lợi cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Mốt-cu đã cung cấp cho Hồ Chí Minh các dữ kiện tin tức và tình báo về những khoản thỏa hiệp chiến lược giữa Nga-Mỹ-Anh tại các hội nghị Postadam và Yalta, để dựa trên đó mà hoạch định đường lối chánh sách của đảng Cộng Sản Đông Dương trong lúc ấy. Hồ Chí Minh đã được Nga Sô cho biết rằng sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, quyền lợi Nga Mỹ đã được phân chia thỏa thuận ra sao, và tình hình tại Đông Dương sẽ được giải quyết thế Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc— 321 —nào. Có thể là chính Mốt-cu đã cũng cấp tin tình báo cho Hồ Chí Minh biết rằng phái bộ OSS tại Côn Minh của Mỹ sẽ tìm cách hoạt động ở vùng biên giới Bắc Việt-Trung Hoa, và chỉ thị cho Hồ chí Minh phải bám sát, ôm chặt lấy các sĩ quan OSS (Thiếu tá Archimede Patti, Thiếu tá Thomas) để biểu diễn những màn cực kỳ ngoạn mục làm cho những sĩ quan Hoa Kỳ chưa thông hiểu gì về nhân sự và tổ chức cách mạng Việt Nam lúc đó, phải mê mệt và báo cáo sai lầm về Hoa Thịnh Đốn, tạo ra những nhận định có lợi cho phe Hồ Chí Minh.

Trong khi đó thì các tổ chức cách mạng quốc gia Việt có được nước nào tận tình giúp đỡ như thế không? Chắc hẳn là không! Chắc rằng cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam lúc đó lưu lạc trên đất Tàu đã không được tổng thống Tưởng Giới Thạch cho biết những dự kiện căn bản chiến lược đã ấn định tại Postdam và Yalta, những dự tính của Đồng Minh về Đông Dương, những hoạt động tình báo của phái bộ OSS Hoa Kỳ tại Đông Dương… Vì không có được các dữ kiện quan yếu như thế, nên cũng khó mà tiên đoán chính xác được các biến chuyển tương lai, và cũng khó lấy sáng kiến để thảo ra kế hoạch tranh thủ cảm tình của phái bộ OSS Hoa Kỳ, như Hồ Chí Minh đã được Nga cho biết, và nhờ thế đã đặt yếu tố "tranh thủ phái bộ OSS Hoa Kỳ" như một yếu tố chiến thuật then chốt trong ván bài lừa bịp dân tộc Việt Nam rằng "Việt Minh được Đồng Minh và Hoa Kỳ ủng hộ".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn