Chương 12: Tổng Kết Giai Đoạn Quân Sự Hóa

07 Tháng Mười Hai 200512:00 SA(Xem: 74071)
Chương 12: Tổng Kết Giai Đoạn Quân Sự Hóa
Tổ chức quân sự Phật Giáo Hòa Hảo đã phát triển theo tiến trình sau đây, nếu kể từ thời kỳ sơ khởi hình thành phong trào Bảo An:

§ Khởi đầu là những đội Bảo An võ trang bằng võ khí bén (giai đoạn 1942-1945).

§ Bước thứ hai, một số đơn vị được võ trang bằng súng cá nhân xuất hiện, tham gia cuộc kháng chiến chống quân đội Pháp (giai đoạn 1945-1946).

§ Bước thứ ba, tổ chức thành các đơn vị lớn hơn, cấp chi đội 500 người, ngang hàng cấp tiểu đoàn (giai đoạn 1946-1947).

§ Bước thứ tư, liên quân với Pháp, tăng gia quân số và võ trang (giai đoạn 1947-1955). Theo các tài liệu, tổng số binh sĩ Phật Giáo Hòa Hảo khoảng trên 3.000 người năm 1947 khi liên quân với Pháp, đã tăng lên tới mức 30.000 người vào đầu 1955.

Những nhân vật quân sự là:

§ Trần Văn Soái, cấp bậc Trung tướng (1955)

§ Nguyễn Giác Ngộ, cấp bậc Thiếu tướng (1955)

§ Lâm Thành Nguyên, cấp bậc Thiếu tướng (1955)

§ Lê Quang Vinh, cấp bậc Thiếu tướng (1955)

Tất cả bốn lãnh tụ quân sự này đều xuất thân từ chốn bình dân ít học trong xã hội, có ưu điểm là được quần chúng bình dân trong tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo tín nhiệm; và có nhược điểm là kiến thức giới hạn về chánh trị, không vượt ra khỏi phạm vi địa phương và quân sự, không thích nghi được với các hoạt động chánh trị trên bình diện quốc gia.

Cho nên bảng tổng kết giai đoạn quân sự 1947-1955 của Phật Giáo Hòa Hảo chỉ chứng minh được kết quả về quân sự: bình định lãnh thổ, đánh đuổi các đơn vị Việt Minh khỏi miền Tây, bảo vệ phần đất này không để cho uy quyền Cộng Sản chi phối.

Ngược lại, về mặt chính trị, họ đã không đạt được những thành công tương xứng với vị thế một tổ chức có tầm vóc với hai triệu đoàn viên, lại có thế lực quân sự.

Một số các nhà phân tích đã nghĩ rằng: Nếu như đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo đã thực sự thực hiện được nguyên tắc căn bản là “quân sự lãnh đạo bởi chánh trị”, tức là đã tránh được tình huống nghịch lý ‘’quân sự lãnh đạo chánh trị’’ như đã xảy ra, thì sau khi các lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo có giải tán hay sáp nhập quân đội quốc gia, lực lượng chánh trị vẫn không bị sụp đổ như đã xảy ra năm 1955.

Sau khi thế lực quân sự và chánh trị không còn hoạt động được nữa (1955), Phật Giáo Hòa Hảo chỉ còn tiềm lực tôn giáo. Nhờ tiềm năng tôn giáo mà Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như Cao Đài, vẫn tồn tại được. Khác với tổ chức Bình Xuyên, khi thế lực quân sự tan rã, thì Bình Xuyên không còn khả năng tồn tại nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn