Chương 3: Xã Hội Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc

01 Tháng Bảy 200212:00 SA(Xem: 96701)
Chương 3: Xã Hội Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc

Cấu trúc xã hội Việt Nam từ lâu đời, gồm có đơn vị căn bản là gia đình, nhiều gia đình họp thành đơn vị rộng lớn hơn, là làng xã. Làng xã Việt Nam không phải chỉ là một khu vực địa dư, mà chính yếu là một khung cảnh xã hội, một xã hội nhỏ sinh hoạt đa diện: kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, xã hội, hành chánh... Dân chúng trong làng sống gắn bó với nhau từ đời này sang đời khác, như một đại gia đình. Mối liên hệ gần gũi không những giữa những người còn sống, mà còn mật thiết giữa người sống với người đã chết, với mồ mả, nhà thờ tổ tiên dòng họ nằm trong làng từ bao nhiêu thế hệ. Đối với người Việt Nam, làng xã là cái vũ trụ nhỏ của dân làng, và ngoài làng xã chỉ còn một nấc thang cao nhứt trên thượng đỉnh của xã hội, đó là quốc gia, thể hiện bằng một vị Vua thay trời mà trị vì thiên hạ. Các cơ cấu trung gian như Quận, Tỉnh chỉ có tính cách hành chánh, là các trung tâm hành chánh, chớ không phải đơn vị xã hội như làng xã và gia đình.

Cho nên các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng Việt Nam là một liên bang các làng xã , và lịch sử Việt Nam về tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế, tranh đấu... đều diễn tiến trong khung cảnh làng xã.

Trong mỗi đơn vị làng xã đó, phương tiện sản xuất, tức đất ruộng được phân phối tương đối quân bình, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất nông nghiệp, mỗi làng xã là một đơn vị kinh tế xã hội.

Sự hiện diện của người Pháp đã thay đổi cấu trúc xã hội ấy. Đương nhiên, các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội cũng phải trải qua những thay đổi lớn lao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn