Lề lối canh tác nông nghiệp của nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long đã được canh tân dưới chánh sách cơ giới hóa và sử dụng chất bón hóa học dưới chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa Miền Nam, nhưng đó không phải là những thay đổi tạo xáo trộn, mà là những tiến bộ kỹ thuật. Dưới chế độ Cộng Sản ngày nay, mức độ tiến bộ kỹ thuật canh tác nông nghiệp đã đạt tại Miền Nam trước 1975, bây giờ có vẻ đi thụt lùi, bởi vì các nhập lượng nông nghiệp như phân bón, thuốc sát trùng không được cung cấp đủ theo nhu cầu, và bởi vì các máy móc canh tác như máy cày, máy xới, máy bơm nước đều giảm hoạt động vì thiếu hụt nhiên liệu và cơ phận tu bổ.
Người nông dân cảm thấy phải đi lùi lại mấy bước. Cũng vì vậy mà tổng Sản lượng thực phẩm không tăng được theo nhu cầu của dân số gia tăng. Miền châu thổ sông Cửu Long có truyền thống từ lâu đời về canh tác: một vụ lúa xạ trong mùa nước lớn, và thời gian còn lại họ canh tác hoa mầu phụ trong mùa khô. Bây giờ cơ quan nông nghiệp nhà nước có chánh sách cấy lúa hai mùa và bãi bỏ việc trồng loại lúa xạ.
Lúa xạ là loại lúa đặc biệt thích nghi với đồng ruộng vùng này, do khả năng ngoi lên theo mực nước, cho nên được gọi là “lúa nổi” (floating rice). Lịch trình canh tác lúa xạ có thể tóm lược đại khái như sau: Vào mùa khô và trước mùa mưa (tháng 4, 5) nông dân cày ruộng, xạ lúa, bừa nhỏ đất lấp trên hột lúa vừa xạ. Mùa mưa bắt đầu, nước mưa làm đất ẩm ướt, giúp cho lúa tăng trưởng. Dài theo mùa mưa, cây lúa lớn cao lên. Đến mùa nước lớn (tháng 7, 8) nước lũ theo dòng sông Mê Kông đổ xuống cuồn cuộn, màu nước đỏ và chất nước đục ngầu, vì đó là phù sa, chất bón cho lúa xạ. Nước dâng cao mỗi ngày một chút, cây lúa xạ cứ từ từ theo mực nước mà ngoi lên, cho nên không bị chết ngộp như loại lúa không biết ngoi. Vì thế thân cây lúa có thể cao đến hai thước. Mùa nước giựt, cây lúa nằm dài xuống, trổ bông, đơm hột, chín theo thời gian dưới ánh nắng tháng 10, 11. Lúa vừa chín ruộng cũng vừa hết nước, đất khô để cho nông dân cắt lúa, đập lúa, lấy hột chở về nhà.
Theo dõi tiến trình canh tác lúa xạ, ta thấy nông dân không phải bơm nước, đắp bờ mẫu, cũng không phải bón phân, diệt cỏ. Cũng không cần gieo mạ, cấy mạ. Bởi vì mùa nước lớn đã diệt hết các loài cỏ và đem phù sa làm chất bón cho lúa lớn. Không cần đắp đê giữ nước và bơm nước, là vì nước theo mùa tự nhiên mà đến. Nông dân cầy đất, xạ lúa rồi bừa, và chờ cho lúa chín thì đến cắt, đập đem hột lúa về nhà.
Lối canh tác lúa xạ này tuy ít tốn công và tốn phí thấp nhưng Sản lực cũng thấp, không bằng cấy lúa, như lúa Thần Nông. Ruœi ro có thể xảy ra là khi xạ lúa mà thiếu mưa, lúa không lên được, hoặc là mùa nước mực nước dâng cao quá mau, lúa ngoi lên không kịp phải bị chết ngộp.
Lịch trình canh tác dưới chế độ mới sau 1975, thay đổi như sau: Sau mùa nước lụt, tranh thủ làm vụ lúa Đông Xuân, gặt vào tháng 2. Sau đó, dọn đất làm mùa lúa Hè Thu, gặt lúa trước khi nước lụt tràn vào (vào lối tháng 8). Trong khi nước lụt, để cho đất nghỉ, vì không thể canh tác.
Cả hai mùa lúa này đều đòi hỏi phải gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, bón phân, tát nước (Nông dân nhiều chỗ không gieo mạ, vẫn quen xạ lúa thẳng xuống đất). Cho nên phải có hệ thống đê bờ giữ nước, và bơm nước hay kinh dẫn thủy vào ruộng lúa. Phải có phân hóa học, thuốc sát trùng là những Sản phẩm phải nhập cảng bằng ngoại tệ, cũng như máy bơm nước và nhiên liệu. Các nhu cầu canh tác bây giờ hoàn toàn tùy thuộc vào nhà nước và cung cấp phân phối bởi bộ máy nhà nước, làm cho người nông dân phải lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước. Đó cũng là một điều quan trọng trong nếp sống quần chúng, tất nhiên có ảnh hưởng chánh trị.
Về mặt lợi tức, tuy rằng làm hai mùa lúa có thể tăng gia Sản lượng, nhưng đối với người nông dân, sự tăng gia có vẻ mơ hồ không chắc chắn, không cụ thể. Tổn phí canh tác cao hơn và nếu không được cung cấp đủ nhiên liệu để bơm nước, nếu thiếu phân bón, thuốc sát trùng, nếu lịch trình cung cấp chậm trễ, thì lúa sẽ chết hoặc xấu, như thế chỉ có tăng gia công việc lao động cực nhọc thêm, chớ không có tăng gia Sản lượng lúa gạo.
Trước kia người nông dân tá điền góp cho chủ điền lúa tô khoảng hai tới ba giạ một công, bây giờ nhà nước ấn định mỗi công đất phải nộp nhà nước 17 giạ lúa mỗi năm, để đài thọ thuế đất, tô tức, các nhập lượng do nhà nước cung cấp. Và nạp tổng số ở ngay mùa lúa chín, chớ không được phân đôi ra nạp làm hai lần theo hai mùa gặt. Ngoài ra, số lúa thặng dư trên 17 giạ đã nạp cho nhà nước, nông dân không được phép tự ý sử dụng, không được đem về nhà mình, mà phải bán cho nhà nước, theo giá ấn định bởi nhà nước (trước khi ban hành chế độ làm khoán).
Vậy thì nông dân lấy gạo đâu mà ăn? Mỗi nhân khẩu trong gia đình được nhà nước cung cấp phiếu mua lại gạo tại kho nhà nước số lượng lúa bằng với khẩu phần ấn định bởi nhà nước, để làm lương thực mà sống. Có chỗ, cán bộ cho dân giữ lại một số lúa làm lương thực.
Nhưng nông dân vẫn có thể lén lút cất giấu bớt một phần lúa, làm sao nhà nước kiểm soát được? Sự việc này không thể thi hành được, vì cán bộ nông nghiệp tại các làng xã đều là người sành soœi về lối ước tính thu hoạch. Tùy theo tình trạng ruộng lúa lúc chín, cán bộ nông nghiệp đã phân công lượng định trước Sản lượng từng gia đình hay cá nhân canh tác rồi. Hơn nữa nếu âm mưu giấu lúa bị khám phá, sự trừng phạt rất nặng nề, nông dân bị truất mất phần đất đang canh tác, và phải nạp tiền phạt mà họ không kham nổi.
Chế độ ruộng đất ngày nay không có tư hữu điền Sản nữa. Tất cả diện tích đất đai mà tiểu nông, trung nông , điền chủ sở hữu đứng bộ trước kia, bây giờ phải giao lại cho nhà nước làm “tài Sản chung của nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Mỗi đơn vị gia đình được cấp một mảnh vườn nhỏ quanh ngôi nhà ở có sẵn vườn cây mà họ đã trồng xưa nay. Về canh tác lúa, mỗi nhân khẩu đã thành niên được cấp hai công đất, thí dụ một gia đình có hai vợ chồng và hai con lớn được cấp tám công và được canh tác chung thành một đơn vị Sản xuất, trách nhiệm chung về nạp lúa cho nhà nước. Cũng có nơi ít ruộng, mỗi đầu người chỉ được canh tác một công đất tốt phía mặt tiền, hay 2 công đất xấu phía hậu bối.
Chế độ phân phối ruộng đất, lề lối canh tác, nạp tô bức, bây giờ đã làm cho mọi nông dân thành vô Sản, làm việc tối đa để có lúa nạp nhà nước và lương thực nuôi chính mình. Tất cả đều phải làm việc như trong một đại nông trường tập thể, tuy rằng vẫn là chế độ canh tác từng diện tích nhỏ bởi từng đơn vị gia đình. Đây là hình thức sinh hoạt theo “hợp tác xã nông nghiệp” với khuynh hướng Cộng Sản, người xã viên không có quyền tư hữu như xã viên của các hợp tác xã Tây phương tại Thụy Điển, Do Thái...
Những mô taœ sơ lược trên đây cho thấy rằng đời sống người nông dân Phật Giáo Hòa Hảo ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn, toàn diện, từ chính trị, tôn giáo, đến kinh tế, xã hội.
Tất cả những thay đổi này nằm trong chính sách chung của Đảng Cộng Sản để thực hiện những điều mà Các Mác và Lenin rồi Hồ Chí Minh đã đề xướng: Đó là biến xã hội Việt Nam thành xã hội vô Sản chuyên chính. Tại Việt Nam, số công nhân nhà máy còn ít vì kỹ nghệ chưa phát triển, và hoạt động nông nghiệp sử dụng tyœ lệ nhân lực cao nhứt, cho nên giới nông dân Việt Nam phải là đối tượng chính yếu của chính sách vô Sản hóa.
Vấn đề đặt ra trong tình huống đó là: Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có theo chiều hướng mới của hoàn cảnh mới mà thay đổi, biến chất để trở thành những người vô Sản trung thành với chế độ, hay là vẫn còn giữ được bản chất tín ngưỡng, bản sắc dân tộc mà Huỳnh Giáo chủ đã giáo dục họ?
Gửi ý kiến của bạn