7- Chánh Sách Hoán Cải Tâm Lý Tín Đồ PGHH

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 87816)
7- Chánh Sách Hoán Cải Tâm Lý Tín Đồ PGHH
Chắc chắn đó cũng là câu hỏi của Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Một số sự việc khá đặc biệt đã xảy ra ngay tại Thánh Địa Hòa Hảo, có thể giúp cho người quan sát hiểu được phần nào chánh sách và dụng ý của Cộng Sản đối với tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay.

Ngay tại khu ruộng sau lưng ngôi Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, tức ngôi nhà sinh trưởng của Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, bây giờ nhà nước đã hoàn tất dự án xây cất một khu bịnh viện khá quy mô. Dự án này thực hiện bởi ngân sách nhà nước viện trợ máy móc Liên Xô, cộng với nhân lực địa phương, tức là khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Trong thời gian xây cất, một tín đồ cao niên Phật Giáo Hòa Hảo được giao phó nhiệm vụ huy động đồng đạo tham gia công tác kiến tạo, họ không được trả công, nhưng được tạm miễn nghĩa vụ quân sự. Theo lời tường thuật lại của một số tín đồ đã vượt biển tị nạn, thì người có trách nhiệm huy động nhân công tên là ông Chín, trước kia không phải là chức sắc trong guồng máy trị sự của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, mà chỉ là một nhân sĩ. Số nhân công cung cấp hàng ngày tối thiểu 300 người, ai nấy phải tự túc thực phẩm trong ngày làm việc.

Bây giờ dự án đã hoàn tất, và giữa đồng ruộng mọc lên một bịnh viện đồ sộ. Chắc chắn đây phải là một điều đặc biệt, vì chưa bao giờ giới chức Phật Giáo Hòa Hảo và chánh quyền trước kia cảm thấy có nhu cầu y tế ở tầm mức đó cho làng Hòa Hảo. Tại sao nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa lại làm điều đặc biệt này, và đó có phải là một đặc ân cho dân chúng vùng này không?

Ngoài khu bịnh viện, các công trình thủy nông cũng được thực hiện khá quy mô. Con đường chu vi Thánh Địa Hòa Hảo trước kia để dùng duy nhứt vào việc giao thông, bây giờ được đắp cao lên thành hệ thống bờ đê, với các điểm thoát nước, để dân trong vùng có thể canh tác hai mùa. Ngoài ra, một số kinh đào đã được thực hiện tại đây.

Những điểm đặc biệt kể trên nằm trong chính sách “hoán cải tâm lý tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo”. Đảng và Nhà nước Cộng Sản tất nhiên đã nhận thức rằng không thể tiếp tục giết người Hòa Hảo như họ đã làm trước kia trong thời chiến tranh (điển hình hai đợt khuœng bố 1945 và 1947 họ đã tàn sát khoảng trên 30.000 tín đồ và cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo).
Không thể giết hết một khối hai triệu người, cho nên họ giới hạn đối tượng phải diệt vào cấp lãnh đạo, cán bộ cao cấp và những thành phần hoạt động chống đối của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo. Mặt khác họ tìm cách hoán cải tâm lý khối quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo để có thể cai trị và sử dụng theo đường lối chánh sách của họ.

Kế hoạch hoán cải tâm lý này, một mặt đem những tiện nghi vật chất và tiến bộ và vùng nông thôn Phật Giáo Hòa Hảo, mà điển hình là Thánh Địa Hòa Hảo, để biểu dương cho quần chúng Hòa Hảo thấy rằng “nhà nước lo cho dân”, đồng thời để khích lệ khuynh hướng thiên về vật chất, nghĩ về đời sống thực tế mà xa dần khuynh hướng siêu hình nghĩ về tín ngưỡng. Mục tiêu “hợp lý hóa” con người Hòa Hảo, theo sự suy luận của Cộng Sản, sẽ chuyển hóa khối quần chúng hai triệu người này từ tâm lý thù nghịch, bất hợp tác, sang tâm lý không chống đối, và hợp tác vì lợi lộc vật chất thực tế.

Mặt khác, nhà nước Cộng Sản cứng rắn kềm hãm các sinh hoạt căn bản của Phật Giáo Hòa Hảo, để cắt đứt khối quần chúng Hòa Hảo ra khỏi dĩ vãng tín ngưỡng. Điển hình là bây giờ danh từ “Thánh Địa Hòa Hảo” không được sử dụng. Cả tên làng Hòa Hảo cũng đổi thành Phú Tân. Vì nhà nước không muốn quần chúng nghĩ đến nguồn gốc tôn giáo của mình, và sẽ quên cả Giáo Chủ của họ. Những tín đồ ở xa về thăm Thánh Địa Hòa Hảo đều bị theo dõi, điều tra, làm khó dễ. Một cán bộ cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo sau mười năm học tập cải tạo, được trả tự do, nghĩ rằng phải đến viếng thăm Tổ Đình và Thánh Địa cho đủ bổn phận tín đồ. Nhưng ông đã bị bắt giam ngay trong lúc về Tổ đình hành lễ, và khi trở về nguyên quán, lại bị bắt giam và điều tra tại đó.

Các sinh hoạt tín ngưỡng tập thể bị cấm đoán. Các tín đồ đạo Phật Giáo Hòa Hảo không còn cơ hội đến trụ sở, đến chùa. Họ chỉ được sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng của họ, với các áp lực của công an và của các biện pháp phân biệt làm cho họ sợ sệt mà tự mình phải giới hạn hoặc từ bỏ các sinh hoạt tín ngưỡng tại gia. Lễ kyœ niệm khai đạo mà tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo quen gọi là “Đại lễ 18-5” thường là một ngày lễ vĩ đại và long trọng thu hút hàng trăm ngàn người quy tụ về Thánh Địa Hòa Hảo hàng năm, bây giờ không được phép tổ chức nữa.

Chánh sách hai mặt của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa được thể hiện qua một số công tác tuyên truyền dân vận mà vài tài liệu ngoại ngữ của bộ máy nhà nước Cộng Sản phổ biến trên thế giới.

Một bài viết ký tên tác giả Đào Hưng, bằng Pháp văn, đăng trên tờ “Etudes Vietnamiennes Numero Special” và trong khuôn khổ chương nói về “Le Delta du MeKong, Aspects social et économique” ra đời năm 1984, dưới tiêu đề “Renouveau au sanctuaire Hoa Hao” có những điểm chánh sau đây.

Sau phần mở đầu để ca tụng “sự nghiệp cách mạng, sự khoan hồng của cách mạng, không có cuộc tắm máu như dân chúng lo sợ...”, tác giả nói qua về lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo với một số dữ kiện được bóp méo để xuyên tạc:

“Quần chúng Hòa Hảo là nông dân, có sẵn truyền thống yêu nước, nhưng đã bị khích lệ bởi cấp chức sắc phản động trong đạo, để trở thành cuồng tín, không phân biệt ranh giới sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt chính trị, cho nên khối Phật Giáo Hòa Hảo quay sang chống đối chánh quyền cách mạng (tức Việt Minh Cộng Sản)’’ (*).

Chiến thuật quen thuộc của Cộng Sản là luôn luôn đổ tội lên đầu cấp lãnh đạo đối lập, và nịnh bợ quần chúng, để thực hiện việc chia rẽ tổ chức đối phương ra hai thành phần đối nghịch: quần chúng và cấp lãnh đạo. Tách rời quần chúng ra khỏi cấp lãnh đạo, hay diệt lãnh đạo để nắm lấy quần chúng là chủ trương mà Cộng Sản thường áp dụng.

‘’...Theo con số của chánh quyền thì tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo có khoảng ba triệu người vào thời điểm 1975. Dân số quận Phú Tân khoảng 20.000, trước 1975 phải sống trong bất an ninh và lo sợ thường xuyên... Giới chức Hòa Hảo lợi dụng tôn giáo và hệ thống phóng thanh từ các phòng đọc giảng để mọi gia đình nghe. Đó là chánh sách ngu dân tạo ra lớp người cuồng tín...” (**)

Tác giả Đào Hưng viết như một cán bộ tuyên truyền bằng luận điệu tuyên truyền mà Cộng Sản thường áp dụng, bất chấp sự thật và bóp méo sự thật. Sự thật ai ai cũng biết, mà báo chí cũng như các quan sát viên quốc tế thường nhận xét rằng: “Hai tỉnh An Giang, Châu Đốc có tình trạng an ninh tốt nhất trên toàn lãnh thổ. Thánh Địa Hòa Hảo có nếp sống thanh bình đặc biệt nhà không cần đóng cửa...”

Tác giả phải mô taœ tình hình Thánh Địa Hòa Hảo trước 1975 tồi tệ như thế, để so sánh với bộ mặt mới sau 1975 của quận Phú Tân. Tác giả trình bày quan điểm chánh sách nhà nước:

“Ngay từ những ngày đầu, giới chức nhà nước tại quận Phú Tân đã nhận định rằng phải thực hiện những thay đổi xã hội và kinh tế để tạo ảnh hưởng đến khuynh thướng tín ngưỡng của nhân dân tại đây.”

“Chỉ tiêu đặt ra là phải làm cho 28.000 mẫu đất vùng này trồng lúa hai mùa, thay vì chỉ một mùa như trước kia. Loại lúa Thần Nông mà nông dân canh tác bây giờ cũng không kết quả tốt, nếu nước lớn quá, mùa màng bị hư hại. Sau nhiều phiên họp thảo luận, các chuyên viên thủy nông từ Bắc Việt được đưa vào đây, một bờ đê được đắp lên cao bao quanh vùng, ngăn nước lụt tháng 8 mỗi năm để nông dân có thể gặt lúa vụ hè thu trước khi nước tràn vào. Bắt đầu năm 1976, công cuộc đắp đê khởi đầu cùng lúc với kế hoạch phân phối lại đất cày và thiết lập các tổ hợp Sản xuất. Cho đến mùa nước 1979, dân trong vùng bắt đầu nhận thấy sự ích lợi của hệ thống đê điều mới. Đến cuối năm 1982, sau mùa nước lớn mà nông dân được huy động tích cực để cuộc bảo vệ đê điều thành công, tại vùng này đã hoàn tất hệ thống bờ đê cao hai thước rưỡi tới ba thước, có trạm bơm nước và kinh đào dẫn nước. Sản lượng canh tác lúa hai mùa đã tăng lên tới mức 4-6 tấn mỗi năm cho một mẫu tây.

Nhưng kế hoạch tập thể hóa Sản xuất đã gặp phải khó khăn vì cán bộ muốn đi quá mau, dân chúng phản ứng chống đối bằng cách bỏ ruộng hoang không canh tác (1979) không tham dự hội nghị. Chánh sách làm khoán ban hành năm 1981 đã làm thay đổi tình hình, và công cuộc tập thể hóa Sản xuất được thực thiện từ từ, bắt đầu từ các tập thể nhỏ, chớ không thể tiến thẳng tới chế độ đại nông trường...’’ (*)

Qua những diễn taœ trên đây, có thể nhận thấy tinh thần chống đối, bất hợp tác của dân chúng. Dưới quyền lực của nhà nước, người dân không thể trực diện chống đối, nhưng họ chờ có cơ hội, có cớ, là cùng bảo nhau biểu lộ thái độ bất hợp tác. Trước thái độ này, nhà nước và cán bộ đã phải áp dụng đường lối mềm dẻo linh động, chớ chưa dám thẳng tay đàn áp như các biện pháp đấu tố trong các đợt cải cách ruộng đất thi hành tại Bắc Việt vào những năm 1956-1957. Năm 1981, nhà nước và cán bộ đã phải lùi lại trong chánh sách “tập thể hóa Sản xuất” và phải ban hành chế độ làm khoán để tránh tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang không canh tác.

Tác giả Đào Hưng trình bày khá chi tiết về sự xây cất một bịnh viện toàn khoa tại xã Phú Hưng, quận Phú Tân:

“Đầu năm 1981, quận Phú Tân khởi công xây cất một bịnh viện toàn khoa trên 200 giường với kinh phí trên 30 triệu đồng, do ngân sách nhà nước đài thọ một phần và dân trong vùng đài thọ phần còn lại. Công cuộc xây cất bệnh viện được nhân dân hưởng ứng nồng nhiệt hơn là sự xây cất cơ sở tôn giáo như chùa hay tượng. Ông già Tư sẵn sàng hiến ba công đất, nhưng cán bộ từ chối, ông đã bán chiếc máy bơm nước, và cán bộ cũng từ chối, sau hết ông tình nguyện đứng coi sóc vật liệu xây cất. Bây giờ quận Phú Tân hãnh diện là có một bịnh viện cấp quận đồ sộ nhứt vùng châu thổ sông Cửu Long...’’ (*)

Việc xây cất một bịnh viện toàn khoa tại đây, ngoài mục tiêu “làm cho người Hòa Hảo được cảm hóa bởi lợi ích vật chất mà quên dần tôn giáo”, còn hàm chứa một dụng ý là chứng minh cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo biết rằng “Cộng Sản trị bịnh hiệu lực hơn Huỳnh Giáo Chủ”. Trước kia, năm 1939, Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khởi đầu trị bịnh gây niềm tin rồi thuyết giảng đạo lý khuyến khích dân chúng tu hành. Ngày nay, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa muốn làm công việc gây niềm tin đó, nhưng trị bịnh bằng bệnh viện và thuốc men, mà họ cho rằng hiệu nghiệm hơn phương pháp điều trị của Huỳnh Giáo Chủ, để làm cho niềm tin tôn giáo của quần chúng suy giảm đi, và để cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo quên dần Giáo Chủ của họ đi.
Tác giả Đào Hưng viết như sau:

“Nếu xưa kia, bất cứ bịnh nào cũng điều trị bằng năm thứ lá: Xoài, mít, bưởi, ổi, sen, hái ngay trong vườn nhà Đức Thầy, thì ngày nay dân chúng có thể đến bịnh viện xin cấp thuốc. Thuốc Tây thiếu, thì các y tế tổ chức trồng các loại dược thảo. Xưa kia dân chúng trong vùng có thói quen đi núi Thất Sơn hái thuốc, vì Thất Sơn là núi non linh thiêng, các “ông Thầy” ở tại đó tìm ra các loại dược thảo trị bịnh, nhờ thế mà gây tạo niềm tin tôn giáo trong quần chúng. Bây giờ quần chúng không tin như thế nữa, họ không cần tôn giáo nữa, chỉ cần dược thảo...” (*)

Tác giả muốn trình bày rằng ngày nay chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đã thay đổi được nếp suy nghĩ của dân trong vùng Hòa Hảo. Tuy nhiên câu kết sau cùng của bài viết đã tố cáo rằng chính tác giả cũng không tin như vậy.

“Tuy nhiên, không thể lượng giá thành quả căn cứ trên sự thâu hoạch thêm mấy tấn lúa. Chính yếu vẫn là phải làm sao cảm hóa được trái tim của dân chúng trong vùng...’’ (**)

Một bài viết khác được lưu ý nhiều hơn, vì tác giả là một cán bộ cấp Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam mà tên tuổi được các giới biên khả quốc tế quen biết.

Trong tập san ‘’Việt Nam Courrier’’, xuất bản tháng 10-1983, bài viết của Nguyễn Khắc Viện nói về chuyến đi “hành hương” vùng đất Hòa Hảo. Nguyễn Khắc Viện được xem như lý thuyết gia của Cộng Sản Việt Nam, có lối viết sâu sắc để phục vụ cho công tác tuyên huấn của chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Tâm địa gian manh của Nguyễn Khắc Viện được biểu lộ ngay từ cách lựa chọn tiêu đề bài viết, nguyên văn Anh Ngữ “Pilgrimage to Hoa Hao land” chữ “Pilgrimage” đóng giữa hai ngoặc kép để biểu lộ tính chất nhạo báng, mà vẫn cho người đọc hiểu như một chuyến hành hương để bài viết được tăng hấp lực. Tuy nhiên tác giả không dùng chữ Holyland mà dùng chữ land không viết hoa, tức là nói đất Hòa Hảo, không nói Thánh Địa Hòa Hảo.

Nguyễn Khắc Viện có nghệ thuật làm cho bài viết được chú ý bằng cách lựa một đối tượng chính của câu chuyện là “một bà lão vốn là chị của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ” (Danh từ Giáo Chủ giữa hai ngoặc kép, hàm ý nhạo báng). Suốt bài viết, tác giả thuật những mẫu chuyện trao đổi với bà chị 70 tuổi này và người con tên T., 40 tuổi.
Để đạt mục đích tuyên truyền tác giả viết rằng: “Phần tôi, tôi kinh ngạc nhận thấy gia đình Giáo Chủ ngày nay đã trở thành hội viên hoạt động của tổ hợp Sản xuất, tham gia vào chế độ xã hội.”

Nguyễn Khắc Viện ca tụng những thành công mà chế độ đã thực hiện tại quận Phú Tân (làng Hòa Hảo đổi tên)

— Hệ thống bờ đê giữ nước, máy bơm nước, kinh đào dẫn thủy đã làm cho dân chúng làm lúa hai mùa Xuân và Thu, tăng Sản lượng thu hoạch bằng hai so với lúa xạ một mùa trước kia.

— Nhờ cách mạng và chuyên viên kỹ thuật từ Bắc đưa vào mà dân ở đây lần đầu tiên trồng được đậu nành, sự thành công như một phép lạ. (NKV nói sai, đậu nành được trồng ở vùng này trong mùa rẫy từ lâu rồi. Lời Người Viết).

— Người nông dân Hòa Hảo bản chất thực tiễn, bây giờ đã nhận thức được hai điều:

1) có thể loại bỏ lúa xạ để cấy lúa hai mùa có lợi hơn.

2) cán bộ Đảng đến đây không phải để trả thù mà là để giúp nhân dân tăng gia mức sống.

— Tín đồ Hòa Hảo bây giờ hiểu được rằng tu hành là việc riêng của cá nhân, Giáo Chủ đã dạy rằng không nên cất chùa cất miễu, không nên rước lễ linh đình, cúng kiến lễ vật. Những Kẻ đã mượn danh chức sắc, lãnh tụ, sĩ quan, mượn sắc phục Hòa Hảo chỉ để bán mình làm tay sai cho đế quốc Pháp đế quốc Mỹ, đó là phản bội Giáo Chủ. Cho nên ngày nay tín đồ Hòa Hảo coi việc tu hành là việc tuyệt đối riêng tư cá nhân.

— Có thể nói rằng ngày nay tại quận Phú Tân, thời đại tín ngưỡng siêu hình đã phai mờ dần đi, nhường chỗ cho một thời đại ý thức và tin tưởng vào nổ lực của con người.” (*)

Tuy nhiên, muốn làm cho bài viết có chất khách quan, Nguyễn Khắc Viện cũng nhìn nhận rằng phương thức Sản xuất tập thể quy mô đã thất bại, vì đã ép buộc dân chúng tiến lên quá mau; những tuyên truyền huyên náo chỗ này chỗ kia đạt chỉ tiêu 100%, sự thật chỉ là thất bại ê chề. Sinh hoạt Sản xuất còn ở tình trạng gia đình canh tác diện tích nhỏ, cho nên phải tiến từng bước, từng giai đoạn, tập thể nhỏ trước khi tiến lên tập thể lớn.
Sai lầm thứ hai mà Nguyễn Khắc Viện nêu ra là sự tham nhũng của cán bộ và thái độ quan liêu cửa quyền đối với nhân dân.

Trong phần nói về quá trình lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn Khắc Viện đã kết tội rằng năm 1940 sự phát triển của phong trào Phật Giáo Hòa Hảo là nguyên nhân làm cho cuộc khởi nghĩa của Đảng Cộng Sản ở Nam Bộ năm 1940 phải thất bại, và Viện cũng kết thêm một tội nữa cho các bộ đội Phật Giáo Hòa Hảo đã làm cho các căn cứ cách mạng của Việt Minh phải tan rã (sau biến cố 16-4-1947). Để cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, tác giả còn thêm rằng Mỹ đã chi nhiều tiền cho Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xây cất dinh thự trụ sở tại Hòa Hảo và một trường Đại học. Có hai nhân viên CIA đã cạo đầu làm sư, ăn chay trường và quy y nhập đạo về sống ngay tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo.

Nguyễn Khắc Viện đã rất khôn ngoan xaœo quyệt đưa ra những lập luận và sự việc trên đây, nhưng có hai điểm đã tố giác sự “khôn mà thiếu ngoan” của Viện. Một điểm là việc hai người CIA Hoa Kỳ cạo đầu về tu tại Hòa Hảo. Chuyện này đã được Viện bịa đặt, vì không hề xảy ra bao giờ, và ai ai cũng biết thế. Chỉ do sự tưởng tượng của Viện để bôi nhọ Phật Giáo Hòa Hảo là ‘’tay sai đế quốc’’. Nhưng sự tưởng tượng này thiếu ăn khớp với thực tế, bởi vì một lý do rất giản dị là lối tu của Phật Giáo Hòa Hảo không đòi hỏi phải cạo đầu, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không ai cạo đầu, thì làm sao mà hai thám tử CIA lại phạm lỗi lầm sơ đẳng là “cạo đầu làm sư” để hòa đồng với Phật Giáo Hòa Hảo? Điều sai lầm thứ hai mà Viện đã phạm vào là đã bạo miệng nói rằng “hài cốt của Huỳnh Giáo Chủ hiện để thờ tại chùa Hòa Hảo để cho các tín đồ đến chiêm ngưỡng”. Trong lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo, kể từ biến cố 4-1947 Huỳnh Giáo Chủ ra đi về sau, không bao giờ có việc “hài cốt của Huỳnh Giáo Chủ”. Câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.

Hai tài liệu trích dẫn trên đây rất có nhiều điểm trùng hợp với nhau, làm cho người nào đã đọc cả hai bài, đều nghĩ rằng hai bài đều chung một xuất xứ.

Từ dữ kiện, từ lập luận, lối trình bày, và chủ điểm, tất cả đều giống nhau. Một bài bằng Pháp ngữ, ký tên Đào Hưng, và một bài bằng Anh ngữ, ký tên Nguyễn Khắc Viện.

Bài của Đào Hưng viết vào ngày 7-1983, ấn hành năm 1984, bài của Nguyễn Khắc Viện ấn hành năm 1983, thuật lại “chuyến đi hành hương xảy ra tháng 10-1983”. Như thế, thời gian Sản xuất hai tài liệu cũng là một.

Có một chi tiết, tuy là chi tiết nhưng khá quan trọng, là Sản lượng lúa hai mùa, hai tác giả đưa hai con số khác nhau. Đào Hưng nói rằng bây giờ Sản lượng lúa mùa khoảng bốn tới sáu tấn một năm, trong khi Nguyễn Khắc Viện nói ba tấn.

Đây chỉ là một vấn đề khen nhiều hay khen ít. Nhưng thực chất của vấn đề vẫn là cái tiện nghi vật chất mà nhà nước Cộng Sản đã cố tâm thực hiện tại Thánh Địa Hòa Hảo, đã có đủ về tác dụng và thời gian để chuyển hóa tâm lý khối quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo chưa? Đây là một khối người khoảng hai triệu, sự hoán chuyển tâm lý chắc chắn không dễ dàng như sự tạo dựng nên những câu chuyện hấp dẫn trong một chuyến hành hương của một người vô thần.

Để có tài liệu đối chiếu, người viết sách có tìm phoœng vấn hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mới đến Hoa Kỳ năm 1988, là ông Lê Văn Hăng và ông Nguyễn Duy Thanh. Ông Lê Văn Hăng là một nông dân đã đích thân canh tác ruộng đất trong xã từ sau 1975 đến ngày quyết định ra đi tị nạn.

“Cộng Sản phát động làm lúa hai mùa, kêu là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Khi mùa nước bình lại khoảng tháng 9 âm lịch, nông dân đắp bờ mẫu quanh thưœa đất, bơm nước bớt ra chỉ còn giữ một phần cần thiết để đất ẩm cho hột lúa bén rễ. Sau khi bừa nhuyễn đất, họ xạ lúa đã nẩy mầm, hoặc cấy mạ đã gieo sẵn, kêu là xuống giống. Khoảng ăn Tết ta xong thì lúa Đông Xuân chín, gặt về, nông dân xen canh và trồng rẫy giữa hai mùa Đông Xuân và Hè Thu.

Khoảng đầu tháng 5 Âm lịch (tức 6 Dương lịch) nông dân dọn đất làm mùa Hè Thu. Lúa Hè Thu tới tháng bảy tháng tám mới trổ, cho nên năm nào cũng bị nạn nước lụt làm cho hư hao rất nhiều. Năm nào bờ đê cũng bể vỡ, vì mực nước bên trong thấp, bên ngoài quá cao, áp lực quá mạnh, bờ đê lại yếu, không đủ sức chống đỡ. Dân chúng ngầm chống đối nên đắp đê cầm chừng, mặc cho nó vỡ, họ chẳng thèm giữ. Đó là bởi tâm lý người dân bây giờ chỉ làm một vụ Đông Xuân có lúa ăn cho gia đình đủ sống thôi, chống đối mọi đợt gọi là “phát động” của cán bộ Cộng Sản. Họ thấy làm nhiều cũng không kết quả, thiếu phân bón, thiếu thuốc trừ sâu, có làm cũng vô ích. Lại thêm thuế má rất nhiều thứ. Ngoài lúa phải góp gọi là khoản thuế đất, mùa Đông Xuân ba giạ, mùa Hè Thu một giạ rưỡi, họ còn phải đóng góp vào các thứ quỹ (mà nhân dân Miền Nam gọi là quyœ tức ma quyœ) như là quỹ đổi vật tư, quỹ tích lũy, quỹ tiêu hao, quỹ xã hội, quỹ phát triển cộng đồng, quỹ công gián tiếp, quỹ công ích... không hiểu sao mà nhiều thứ quỹ như thế. Quỹ công gián tiếp là để nuôi cán bộ nông nghiệp. Có chỗ cán bộ thu thuế luôn một lần sau mùa chính Đông Xuân, tổng cộng lên đến gần 20 giạ lúa cho một công đất. Có chỗ thâu riêng từng loại làm cho nông dân phải điên đầu.

Ruộng đất bây giờ bỏ hoang rất nhiều, nhất là phía hậu bối. Thí dụ hậu bối của Thánh Địa Hòa Hảo trong đồng chạy dài theo kinh Thần Nông xuống Hòa Hảo, trước kia canh tác hết, nay chỉ toàn cỏ mọc mà thôi. (*)

Ông Nguyễn Duy Thanh, một người đã sống tại làng Hòa Hảo nhiều năm, sau là một Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị bắt đi học tập, được trả tự do là vượt biển, đến Thái Lan tháng 9-1987 và đến Hoa Kỳ đầu tháng 7-1988, cho biết rằng:

“Mặc dù Cộng Sản cố tranh thủ lòng dân nhắm đặc biệt vào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại Thánh địa, nhưng không ai tin Cộng Sản cả. Bịnh viện mà họ gọi là toàn khoa nhưng chỉ có bề ngoài, toàn khoa gì mà giải phẫu nhỏ cũng phải đem xuống Long Xuyên.

Thật ra, chánh sách nông nghiệp của Cộng Sản thất bại nặng nề vì lòng dân không thích, không hưởng ứng. Họ cho rằng làm nhiều thì cũng cán bộ hưởng chứ họ không được gì. Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tuy bề ngoài không chống đối ra mặt nhưng bề trong tâm lý chống đối rất mãnh liệt tuy là âm ĩ kín đáo. Điều rõ ràng là sau khi chế độ tập thể Sản xuất thất bại vì dân chúng không hưởng ứng, bây giờ Cộng Sản kêu dân chúng trở lại canh tác riêng, không phải làm tập thể nữa, nhưng rất ít ai hưởng ứng, bởi vì những vùng đất này cỏ mọc vì bỏ hoang lâu ngày, bây giờ muốn canh tác phải phát quang dọn đất quá tốn kém, lại không ai tin lời hứa cán bộ, chỉ e ngại rằng khi họ trở lại canh tác, dọn đất, Sản xuất tốt, thì nhà nước lại “tập thể hóa” thành ra công lao của mình sớm muộn gì cũng phải mất.

Tâm lý chung của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hiện giờ là sống qua ngày chờ thời cơ thiên định Cộng Sản sẽ sụp đổ, chớ không ai tin rằng chế độ này sẽ tồn tại.
Với tâm lý “không tin tưởng Cộng Sản tồn tại” như thế, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho rằng chế độ này như cơn cuồng phong ác liệt mà thôi, họ không hợp tác, và chỉ sống qua ngày không có nổ lực xây dựng tương lai dưới chế độ Cộng Sản.

Cho nên dù nhà nước xã hội chủ nghĩa có xây cất nhà thương, đắp đê làm ruộng mấy mùa, hay dụ dỗ áp lực thế mấy, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng chỉ mong có một điều là sớm đến ngày chấm dứt chế độ hiện nay, chớ không cảm thấy nhà thương hay bờ đê nào có giá trị “hoán chuyển tâm lý” họ như Cộng Sản tính toán.” (*)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn