Toàn quyển Sấm Giảng thứ nhứt, gồm có 3 phần chánh:
1.- Phần thứ nhứt cũng gọi là phần khai đề, Đức Thầy diễn tả cơ biến đổi cảnh đời Hạ ngươn và nguyên nhân Ngài lâm phàm độ chúng. Từ câu 1 đến câu 8.
2.- Phần thứ nhì, cũng là phần chánh đề: Ngài vừa khuyên tu vừa thuật lại cuộc dạo Lục châu, (Đức Thầy dùng
từ Lục châu là ý muốn nhắc lại sáu tỉnh miền
Khởi đầu từ câu số 9 (tiểu đoạn 2):
“Thấy đời ly loạn bất an…
Tới câu 825 và 826:
“Giảng rồi Dầu Một thẳng xông,
Thiềng thị giáp vòng thứ chót là đây”.
3.- Phần thứ ba (kết): Ngài tiếp tục khuyến tu và cho biết danh hiệu ông Thầy xưng là Khùng, ông Tớ xưng là Điên mà pháp danh là Huệ Lựu và Huệ Tâm:“Thầy thì Huệ Lựu tớ thì Huệ Tâm”. Đức Thầy còn nói rõ quê ngụ của hai Ngài trước kia:
“Khùng thời quê ngụ núi Sam,
Còn Điên chẳng có chùa am dưới nầy.
Vua Nghiêu xưa mở đất cày,
Ngày nay nhường lại cảnh nầy cho Điên”.
Từ câu (897)“Thương dân giảng dạy dẫy đầy”, tới câu chót (912)“Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên”.
- Còn phần các tiểu đoạn, thì mỗi đoạn chúng tôi đều có giải lược ý nên ở đây xin miễn tóm tắt đại ý. (Phần bố cục ở đây chúng tôi chỉ phân tách phần nhận xét tổng quát. Còn phần nhận xét tinh tế và văn chương bút pháp xin miễn. Nếu tín hữu nào muốn cần hãy tìm hiểu thêm.)