I. Đời sống vật chất

10 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 20983)
I. Đời sống vật chất

Những điều răn cấm hay khuyên nhủ tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo ngày càng giảm dần hiệu lực.

 

Về uống rượu, nếu những tín đồ lớn tuối rất ít hoặc không uống rượu thì các tín đồ trẻ rất ít cảm thấy bị ràng buộc bởi tín điều.

 

 

 Thành phần

Uống rượu ngày thường

 Uống rượu ngày chay

 Không uống rượu

Trên 38 tuổi

Dưới 38 tuổi

 25 %

 45 %

 10 %

 31 %

 65 %

 24 %

 

Cách ăn, với 04 ngày chay lạt trong tháng cũng được đa số tín đồ lớn tuổi giữ đúng nhưng lại giảm dần với những tín đồ trẻ, trong khi đó Nữ ăn chay nhiều hơn phái Nam : (Nữ : 56 %, Nam 43 %).

 

 Thành phần

 Ăn chay 04 ngày

 Dưới 04 ngày

 Không ăn chay

Trên 38 tuổi

Dưới 38 tuổi

 80 %

 45 %

 15 %

 30 %

 5 %

 25 %

 

Việc kiên cử các loại thịt mà Phật Giáo Hòa Hảo khuyên không nên dùng cũng được tín đồ áp dụng tùy theo thành phần (nếu có người nào phạm giới luật họ rất e ngại vì sự chỉ trích của giáo hội địa phương và đồng đạo)

 

 Thành phần

 Không ăn thịt trâu, bò …

 Ăn nhưng e ngại

 Ăn tự nhiên

Trên 38 tuổi

Dưới 38 tuổi

 76 %

 52 %

 15 %

 24 %

 9 %

 24 %

Việc cúng vái trước những bửa ăn cũng giảm bớt từ 90 % ở những người trên 38 tuổi đến còn 30 % đối với tín đồ trẻ.

 

Trong cách phục sức, tín đồ “đạo Phật thờ Trần Dà” chuộng sự giản dị. Tùy theo phái, tuổi tác, cách phục sức có khác nhau vì thời trang nhưng có nét chung vẫn quí các bộ quần áo thuần túy Việt Nam. Và các màu trắng, đen được ham chuộng nhất. Hẳn nhiên “màu dà” là màu sắc của tôn giáo luôn được đề cao.

 

Thành phần

 Phái

Búi tóc

Chừa râu

Cắt tóc ngắn hay uốn

Theo cổ tục

Theo thời trang

Trên 38 tuổi

Nam

Nữ

 34 %

 82 %

 5 %

 66 %

 18 %

 38 %

 70 %

 62 %

 30 %

Dưới 30 tuổi

Nam

Nữ

 10 %

 24 %

 2 %

 90 %

 76 %

 17 %

 30 %

 83 %

 70 %

 

Về phương diện tiêu khiển, những tín đồ trẻ của “Đạo Phật không thờ cốt Phật” cũng rất ít hay không bị chi phối bởi giáo điều Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi đó, đa số những người lớn tuổi là nông dân có cuộc sống bình thản nên việc giải trí cũng không có gì phiền toái. Họ thường giải trí tại gia đình hơn là trong tập thể rộng lớn với các phương tiện có tính cách sáng tạo, Nhưng hình thức thường được xử dụng có thể kể như : đánh cờ (nhưng không có tính cách sát phạt đỏ đen), uống rượu, nghe kể chuyện, nghe truyền thanh, bàn việc đạo hay phóng thanh Sấm giảng tại Trụ sở, Độc giảng đường, hoặc tư gia, hay đọc thuộc lòng Sấm giảng để bàn bạc nhiều vấn đề liên hệ…

 

Thành thực, lễ phép và giản dị là đặc điểm phép xã giao của những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo luôn thể hiện tinh thần thượng tôn luật pháp (trừ một thiểu số hấp thụ nếp sống tiến bộ) qua hành động lột khăn, lột nón, cúi đầu và tỏ vẻ ngượng ngùng trước những người cao niên hơn.

 

Đa số (80 %) tín đồ và nhất là Trị sự viên Phật Giáo Hòa Hảo đều tỏ vẻ tôn kính tuyệt đối trước chân dung vị Giáo Chủ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng như rất ngưỡng phục những nơi tôn nghiêm như Đình, Chùa, bằng cách ngã nón, lột khăn và cúi đầu kính cẩn khi đi ngang qua.

 

Trong cách xưng hô, tinh thần bình đẳng và thân mật cũng thể hiện qua các từ ngữ anh, em hay chị em; hoặc một số ít dùng tiếng “đồng đạo”.

 

Vào những dịp tang, tế, các Trị sự viên … đều tề tựu cầu nguyện hay giúp đở tang gia.

 

Các sinh hoạt của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bao gồm nếp sống của những nông dân miền Hậu giang pha lẫn màu sắc tôn giáo. Mỗi ngày, các tín đồ lớn tuổi phải mất 01 giờ dành cho việc cúng lạy trong hai lần (tín đồ trẻ cũng mất rất ít thì giờ để hành lễ).

 

Nhà ở thường trang hoàng giống nhau và có đặt chân dung vị Giáo Chủ nơi cao quí nhứt. Trước đây, có một vài vùng, nhà tín đồ để cửa, ít khóa kín về đêm (1).

 

Ngày nay, người công dân Phật Giáo Hòa Hảo, nhờ sự ảnh hưởng của Đạo Phật canh tân, đã giảm bới tinh thần thụ động cố hữu của nông dân miền Nam và đã bắt đầu tham gia vào các công tác do Phật Giáo Hòa Hảo phát động, nhất là cáccuộc bầu cử. Tại một vài vùng (đặc biệt vùng ảnh hưởng của khối Lương Trọng Tường và các hệ phái Dân Xã); trong các kỳ bầu cử dù cấp Trung ương hay địa phương thường có chỉ thị của giới hữu trách Phật Giáo Hòa Hảo liên hệ về việc ủng hộ liên danh hay cá nhân nào đó. Dịp nầy, các tín đồ sẽ có dịp thảo luận nhất là các tín đồ trẻ tuổi. Tuy nhiên, trong những lúc sau nầy, các tín đồ thường xao lãng các chỉ thị của Giáo Hội nhất là các tín đồ “mới lớn”.

 

 Thành phần

 Phái

 Bỏ phiếu theo chỉ thị

Không theo chỉ thị

Không ý kiến

Trên 38 tuổi

Nữ

Nam

 60 %

 45 %

 25 %

 30 %

 15 %

 25 %

Dưới 38 tuổi

Nữ

Nam

 40 %

 32 %

 45 %

 61 %

 15 %

 7 %


Chú thích : (1) Nguyễn Ngu Ý – Đuốc Từ Bi số 12 trang 96 – 1966.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn