Mười năm truyền giáo (kể từ sau 1963), các cơ sở các cán bộ, các phương tiện phát triển khả quan, đã chứng tỏ được sự cố gắng của đoàn thể nầy. Nếu đây là thời kỳ “tràn ngập” của Phật Giáo Hòa Hảo thì cũng chính là khuyết điểm của chương trình truyền giáo mà về phẩm, Phật Giáo Hòa Hảo chưa đạt kết quả mong muốn. Các cán bộ truyền giáo, ngoại trừ một số ưu tú, đa số không có một căn bản vững chắc về hai phương diện : kiến thức tổng quát và chuyên môn nên đã trở nên bỡ ngở trước quần chúng xa lạ, phức tạp … cộng thêm những yếu tố khách quan khiến đoàn thể thiếu cán bộ truyền giáo ở mức độ đáng lo ngại … Đó là chưa kể sự thiếu hẳn các nhà truyền giáo tình nguyện suốt đời cho tôn giáo.
Ngoài ra, chánh sách, đối tượng của công cuộc truyền giáo chưa được đặt ra một cách hợp lý….
Một điểm đặc biệt ghi nhận dù giáo hội có bị chia ba, nhưng giáo điều, giáo pháp chỉ là một và giữa các khối không xảy ra một tranh chấp nào về giáo lý (khác với Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo).
Nhu cầu cấp thiết và quan yếu của việc truyền giáo đòi hỏi Phật Giáo Hòa Hảo cải tổ chương trình và kế hoạch để giữ và phát triển tín đồ.