3. Thành quả: Bầu cử

16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 22478)
3. Thành quả: Bầu cử


 Ngoài những áp lực và đóng góp khác, trong lãnh vực chánh trị, thành quả được thể hiện qua các cuộc bầu cử.

 

 Trong tình trạng bình thường của sinh hoạt dân chủ, một trong những hoạt động chánh trị của một đoàn thể biểu lộ sức mạnh và lập trường rõ rệt nhứt phải kể là những cuộc tham gia tuyển cử để đưa người vào nghị trường. Riêng Phật Giáo Hòa Hảo, nếu nhìn vào sinh hoạt bầu cử, người ta cũng có thể thẩm định được tình trạng của đoàn thể.

 

 Trong khung cảnh chánh trị, sau cách mạng 01-11-63, đoàn thể lực lượng nào tiêu cực sẽ dần bị đẩy lui và mất dần thế đứng. Trước nhu cầu sinh tồn và phát triển, Phật Giáo Hòa Hảo tuy mới phục hoạt cơ sở, tuy mới bắt đầu tham gia và dấn thân dọ dẫm vào các sinh hoạt quốc gia cũng đã thật sự nhập cuộc vào các sinh hoạt chánh trị nhất là việc đưa người đại diện đoàn thể tham gia các cuộc tranh cử từ cấp địa phương đến trung ương.

 

 Không phải bất kỳ kết quả cuộc bầu cử nào cũng thể hiện thực lực đoàn thể nhứt là trong tình trạng Việt nam vừa bắt đầu dân chủ hóa các sinh hoạt chánh trị và tình trạng chưa trưởng thành ý thức dân chủ của đa số quần chúng cử tri. Một cuộc bầu cử Xã, Ấp thực sự quan trọng đối với một lực lượng cần phát triển và củng cố, tuy nhiên mức độ tham gia của các đảng phái, đoàn thể chỉ có tánh cách khiêm nhường, có lẽ những chức vụ Xã, Ấp không đủ hấp dẫn về chức tước, bỗng lộc, quyền thế (1).

 

 Mặt khác, một yếu tố rất quan trọng chi phối đoàn thể mà từ đó người ta thẩm định thực lực của một lực lượng là sự chi phối của chánh quyền trung ương.

 

 Vậy chỉ có những cuộc bầu cử có ít nhiều hấp dẫn và sự vô tư của chánh quyền mới biểu lộ thực sự sức mạnh của một đoàn thể.

 

 Trong chiều hướng đó, tác giả tập tiểu luận ghi lại những nét chính của các cuộc bầu cử mà trong đó có sự tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp của đoàn thể để căn cứ vào đó thẩm định thành quả sinh hoạt chánh trị Phật Giáo Hòa Hảo.

 

 Một cuộc bầu cử điển hình cho thời kỳ thống nhứt của Phật Giáo Hòa Hảo là kỳ bầu cử Hội Đồng Tỉnh ngày 30-09-1965 với sự tham gia tích cực của lực lượng.

 

 

 

 Tỉnh

 

 

Số tín đồ/ Số dân

 

 

ƯCV

Thành phần

Ứng cử Viên

Số ghế

Thành phần

 đắc cử

Tỷ lệ nghị viên

 

 

 

PGHH

Thành phần khác

 

PGHH

Thành phần khác

 

An Giang

Châu Đốc

Kiến Phong

Sa Đéc

Phong Dinh

 (2)

349.607/491.170

290.816/464.539

165.740/312.960

130.975/264.511

 45.490/447.116

 22

 27

 20

 24

 26

 22

 23

 19

 23

 0

 4

 1

 1

 12

 12

 09

 12

 12

 12

 11

 08

 11

 10

 0

 1

 1

 1

 2

12/12

11/12

 8/9

11/12

10/12

 

 Cuộc bầu cử trên chứng tỏ sức mạnh Phật Giáo Hòa Hảo tại các tình miền Tây và sự hữu hiệu của những hoạt động chánh trị của thời kỳ hợp nhứt. Quả thật, Phật Giáo Hòa Hảo là một đoàn thể áp lực hữu hiệu trong sinh hoạt chánh trị quốc gia.

 

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


(1) Trần Nhựt Thăng, Tìm Hiều Phật Giáo Hòa Hảo, Luận Văn Cao Học Hành Chánh (HVQGHC 1968) 


(2) Tín đồ PGHH dù chỉ 12% nhưng ứng củ viên Phật Giáo Hòa Hảo đắc cử chiếm đa số và dẫn đầu vì : biết liên kết các đoàn thể khác, vận động tại địa phương, quân đội (đa số gốc PGHH), cử tri PGHH thuộc vùng an ninh. 

  

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 Tiếp theo các cuộc bầu cử kế tiếp như Quốc Hội Lập Hiến (11-09-1966, Thượng Nghị Viện 1967, Hạ nghị Viện 1967, Hội Đồng Tỉnh ngày 28-06-1970. Phật Giáo Hòa Hảo đã thất bại vì sự phân hóa nội bộ. Nếu so sánh số đại diện của lực lượng tại nghị trường với số cử tri Phật Giáo Hòa Hảo quả thật là một kinh nghiệm chua chát cho đoàn thể. Ngay cả cuộc bầu cử bán phần Thượng nghị Viện 30-08-1970 qui tụ đầy đủ các “khuynh hướng chánh trị” và là một cuộc thử sức giữa các lực lượng khác nhau : tôn giáo, chánh đảng, chánh quyền và tài phiệt (1) mà kết quả tôn giáo đã thắng thế nhưng Phật Giào Hòa Hảo chỉ có hai đại diện đắc cử.

 

 Cuộc bầu cử Hạ nghị Việtn 1971, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương đã chánh thức ủy hộ 27 ứng cử viên tại 11 đơn vị (2) nhưng chỉ có 8 ứng cử viên đắc cử.

 

 Các lần tuyển cử kế tiếp, Phật Giáo Hòa Hảo vẫn biểu lộ sự rạn nứt nội bộ.

 

 Tuy có thất bại trong các cuộc vận động tuyển cử, nhưng trong những khía cạnh khác của chánh trị. Phật Giáo Hòa Hảo đã, đang và sẽ đóng góp rất nhiều cho quốc gia. Đó là những ưu điểm của Phật Giáo Hòa Hảo được trình bày ở phần kế tiếp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn