- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Hướng nhắm rốt ráo của Phật là cắt đứt mọi khổ đau để mang đến cho mọi người một chân hạnh phúc. Đó là một lối sống, một con đường thực hành, không phải những lý thuyết vu vơ vô ích. Ngài nói với các đệ tử :
“Nầy các tỳ kheo! Đừng nên nghĩ vơ vẫn rằng thế giới nầy hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng. Dù cho thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng thì điều mà chúng ta phải nhận sự hiện hữu ở đời nầy, là những khổ đau: sinh, lão, bệnh, tử”.
Chính vì quyết nhận các khổ đau ấy nó triền phọc con người một cách khốc hại, khiến “nước mắt của chúng sanh trong ba ngàn thế giới đem dồn lại còn nhiều hơn nước của đại dương” nên Phật mới phải ra tay cứu vớt.
Người ta sinh ra là để nhận chịu quả khổ. Sống ngày nào là khổ ngày đó. Nhưng chết đi liệu có thoát được khổ lụy không? Phật bảo rằng không. Vì chết đi sẽ lại đầu thai kiếp khác. Ngài đem thuyết luân hồi để chứng minh việc sanh tử, tử sanh không ngừng của con người qua lục đạo. Tại sao có luân hồi? Bởi vì hành vi của chúng sanh trong kiếp nầy sẽ là nguyên nhân cho những việc xảy ra trong kiếp lai sanh. Đó là thuyết nghiệp báo.
Nếu muốn diệt khổ phải trừ nghiệp báo, vì nghiệp báo là gốc của luân hồi. Muốn dứt nghiệp báo, luân hồi, thì phải diệt vô minh (12 nhân duyên) và biết theo con đường chánh có tâm nẻo ra (bát chánh đạo) mà đi đến nơi thành quả (trì khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo)
Đó là những điểm cương yếu trong bốn điều tinh túy nhất do Phật thuyết ra và mệnh danh là Tứ Diệu Đề hay Tứ Thánh Đế để đưa người từ dục vọng khổ đau đến nơi lâng lâng, thanh thản.
Khi tất cả dục vọng, tức phần xấu xa nhất của cuộc đời bị diệt, thì tự nhiên phần tốt đẹp của con người hiện ra, niết bàn cũng theo đó mà đến.
Những điều khái lược trên đây, tuy quá chật buộc ngắn hẹp, nhưng vẫn nằm trọn trong mục đích cứu cánh của Phật. Vì bình sanh Giáo Lý của Ngài tuy rằng cao siêu, sâu sắc, nhưng bao giờ Ngài cũng chỉ muốn đem điều gọn ghẽ, giản dị để giảng hòa chúng sanh. Bằng cớ rất rõ là một lần Đức Phật cầm trong tay một nắm lá Sinsapa và nói với các đệ tử :
-Các người xem lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng nầy nhiều?
-Bạch Thế Tôn, những chiếc lá Ngài cầm trong tay thì ít, mà lá trong rừng thì quá nhiều !
Rồi Ngài nhân đó giảng giải :
-Cũng như thế đó, các tì kheo! Những cái ta biết thì rất nhiều, nhưng cái ta đem ra dạy các người thì rất ít. Tại sao ta không đem ra tất cả dạy các người? Là vì những cái ấy không có lợi gì cho các ngươi cả. Chúng không giúp gì cho sự giải thoát cho nên ta không đem dạy các người. Ta dạy các người những gì? Ta chỉ dạy về sự khổ, nguyên nhân cái khổ, sự diệt khổ, và con đường đi đến diệt khổ. Những thứ ấy có ích lợi vì chúng có thể đưa các người đến chỗ giải thoát.
Chắc không có lý luận nào để làm rõ ràng mục đích của Phật hơn là dẫn ra những lời của Ngài ở trên !