- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Hò sang xự xế bỏ thôn hương
Liếu cống xê nghe đã tận tường
O ó tiếng gà coi nguyệt cảnh
Chít chiu giọng khỉ ngó hoa vườn
Trong giai đoạn diễn biến đầu tiêncủa thiên Đạo sử Phật Giáo Hòa Hảo, nhà chép sử chắc chắn sẽ phải ghi nhận một điểm quan trọng này là: những quyển Sấm kinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ra ban sơ không được mấy người trong hàng trí thức Việt Nam để ý.
Một là người ta đọc phớt qua, sẽ thấy trong ấy những “lập luận lỏng lẻo” những cái gì “có vẻ mập mờ” và hình như “không có chủ đích”, khiến họ khó nắm được ý chính của bản văn, không rõ được dụng tâm của tác giả.
Hai là bên cạnh những câu, những bài có những lời lẽ siêu thoát, kỳ diệu, người ta sẽ có ý “thất vọng” với những vế, những đoạn có tính cách vần vè, những từ ngữ rất mực bình dân, lắm khi đến “quê kịch” nữa!
Như rồi, nếu các sử gia hoắc văn học sử gia đó, sau khi chịu khó nghiên cứu kỹ hơn, thì họ sẽ phải xác nhận rằng các nhận định kia đều sai, bởi vì lối viết như vừa nói, thật ra, là một chủ trương, một dụng ý của tác giả, chớ không phải là những sơ hở tầm thường trong văn chương, hay những cái vỏ ốc đáng ghét trên một sân chơi bằng phẳng.
Lê văn Siêu đã nói đúng khi viết về đoạn “vị trí xuất phát những lời tục truyền” trong quyển Văn Minh Việt Nam (1) của ông:
“Các truyện truyền kỳ, các lời sấm ký hư hư thật thật, cùng các chuyện cổ tích đủ loại, chính đã phải mượn lối này mà lan rộng đến mọi gia đình một cách nhanh chóng.
Biết đâu rằng qua những truyện ngụ ngôn và tượng trưng ấy lại chẳng có những ký hiệu ám chỉ thời cuộc” ...
Sự thực thực hư hư đó đã thấy nảy sanh từ thời Lý với Vạn Hạnh Thiền Sư, thời Mạc với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và thời Lê Nguyễn với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Cho nên muốn nói rõ tác dụng hiện tại trong kho tàng sấm kinh Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta thử lật ngược thời gian, tìm hiểu qua một vài sự kiện của người xưa, hầu mới rộng tầm phê phán.
(1) do Nam Chí Tùng Thư xuất bản, trang 24.