- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Một điều hệ trọng trong tâm chương này là sự thực hư và lối vần vè trong Thi Văn Sấm Giảng của Đức Giáo Chủ.
Bắt đầu từ năm 1939, song song với việc cứu bịnh cho quần chúng. Ngài thuyết pháp và viết Kệ Kinh.
Lời văn của Ngài có lúc thật lưu loát văn hoa, như có hồi bất cần âm luật và lắm khi, có những dụng ngữ mập mờ của những câu sấm ngữ.
Mở quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, chúng ta chẳng cần lựa chọn gì cũng được thấy nhan nhãn những câu êm đềm, óng chuốt. Ví như mấy câu mở đầu cho Sấm Giảng Quyển Ba của Đức Giáo Chủ:
Ngồi trên đảnh núi liên đài
Tu hành tầm đạo một mai cứu đời
Lan thiêng một cõi xa chơi
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng
Hiu hiu gió thổi lạnh lùng
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai...
hoặc như mấy câu đầu trong bài tự tán:
Vì đâu bốc ngọn lửa Tần
Mà lòng Tăng sĩ như dần nát tan
Nghĩ mình chọn kiếp con hoang
Quê hương rày đã dặm tràng sơn xuyên...
Bên cạnh những câu nhẹ nhàng trôi chảy, chúng ta cũng thường gặp những câu bất chấp âm luật, và chẳng cần đẻo gọt văn từ. Ví như bốn câu Việt Hán trích trong bài Lý Lịch:
Huỳnh sanh cơ thẳm đáo trung đàn
Tự giác âm thầm kiếm tiên bang
Bủu ngọc sơn trung kỳ hương chí
Tứ hải bất hòa khởi tiên giang
Và bài Quốc âm tứ tuyệt sau đây mà Ngài đã trả lời cho một người ngoại đạo năm 1939:
Lo lo liệu liệu chịu tiếng trần
Một hội này ráng lập thân
Chớ để trễ trày rèn chẳng kịp
Khuyên ai khuya sớm ráng chuyên cần
Nhưng một phần lớn trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta còn thấy đựng chứa một lối viết sấm ký. Lối này thật khó rút đại ý, khó phân tích minh bạch được bố cục hoặc ý nghĩa toàn đoạn, toàn bài.. Chúng ta thử đọc mấy câu trong bài Hố hò khoan:
Huỳnh Long lộ vĩ
Bạch sĩ tiên sinh
Nam quốc công khanh
Ra đời cứu tế
Hò xang xự xế
Mắt kế Trương Lương
Tự giác thôn hương
Qua dương cơ khí
Lập chí hiền nhân
Nên mới có cơn
Thất sơn tiếng nổ
Quy cổ diệt Kim
Cửu cửu y nhiên
Tình riêng tham báu
Đổ máu tuôn rơi
Khùng mới nói chơi
Chư bang hàng phục...
Hoặc mấy câu khác nữa trong bài Thiên Lý Ca:
Vườn hoa ngó khỉ giọng chiu chít
Cảnh nguyệt coi gà tiếng ó o
Tường tận đã nghe xê cống liếu
Hương thôn bỏ xế xự xang hò (1)
Và đoạn sau đâu trong Tự thán:
Mắt đen thấy mắt trắng lòa
Phật ma ma Phật mới ra vở tuồng
Trời già tay khéo khéo luôn
Sắp chi chua ngọt pha buồn lẫn vui
Năm canh luống những sụt sùi
Cảm trông dân chúng lắm người dở dang
Sầu chung ta cất tiếng than
Phù sanh kiếp có đoạt tràng thì thôi.
Bon bon chuông giục mấy hồi
Rầm rầm sấm nổ trên đồi xa xa
Đầu canh tiếng động bên nhà
Chờ ba canh một thì gà gáy tan
Ngoài mấy đoạn trích dẫn có tính cách thật hư, còn có lối việt rất mực bình dân, lắm lúc như vần è và dụng ngữ như hình không cần chọn lọc. Mời bạn đọc qua đoạn sau đây:
Bạc không cánh đổi thay chẳng xiết
Vàng bị nghèo mấy chiếc chẳng còn
Mới mấy năm sao quá hao mòn
Mùa màng thất đói đau không thuốc
Thương hại bấy lê dân đứt ruột.
Thảm vợ con đói rách đùm đeo
Gẫm chữ nghèo còn mắc chữ eo
Thêm gạo lúa lại tăng giá mắc...
Ai cũng hiểu là tính cách một bài vè được phảng phất đâu đây qua những câu trên. Thế mà có lúc, Đức Giáo Chủ còn dùng những tiếng hoàn toàn quen thuộc của giới nông phu mà người chưa hiểu dụng ý của tác giả, có thể trách lầm là quê kệch. Chẳng hạn:
Câu chánh nghiệp thật là quá bự
Dầu nghề chi làm việc ngay đường
......................................................
Có người ở xóm bằng nay
Bị mất trộm rày đồ đạc sạch trơn
....................................................
Xóm này kẻ ghét người ưa
Ghé vào nhà nọ nhổ bừa cái răng.
Những tiếng bự, bằng nay, rày, sạch trơn nổ bừa, quả là những tiếng dùng quen thuộc của hạng bình dân phác thực.
(1) Bài này thuộc lối thuận nghịch độc, xin đọc ngược từ dưới lên