- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Người Âu Châu, nguời của xã hội văn minh đã vậy, người Việt Nam từ khi tiếp xúc với văn minh Tây Phương đã học hỏi những gì? Một số không nhỏ những người chạy theo văn minh Tây Phương là vì cái hào nhoáng, cái rực rỡ bên ngoài, cái xa hoa vật chất của nó. Đó là những kẻ tự tách rời khỏi đời sống của đại đa số quần chúng để có một nếp sống vật chất xa hoa như người Tây phương:
Văn minh sửa mặt sửa mày
Áo quần láng mướt người rày ăn chơi
Dọn xem hình vóc lã lơi
Ra đường ăn nói những lời nguyệt hoa
Từ miếng ăn, cái uống, đến y phục, nhà cửa... nhất nhất đều rập theo khuôn khổ Tây phương, ngay cả đến cái tên cũng thế. Trong khi đó số đông dân chúng nghèo khổ bị họ khinh khi chê cười. Rất ít người biết nghĩ đến dân tộc, đến quốc gia. Người ta thấy phần đông chỉ chạy theo vật chất. Bởi thế Đức Thầy mới bảo:
Đời văn vật khôn ma khôn quỉ
Lo trang sức kim thời huê mỹ
Rồi phụ phàng tục cổ nước nhà
Trong tâm thì chứa những gian tà
Chớ chẳng chứa tấm lòng bác ái
Học chữ nghĩa cho thông cho thái
Đặng xuê xang đài các xe tàu
Có người sẽ bảo: Nhưng đó không phải là văn minh thật sự, văn minh Tây phương đâu phải chỉ ở khía cạnh vật chất, chính tinh thần của nó mới đáng học hỏi. Hoàng Đạo chẳng hạn cách đây mấy mươi năm, đã viết:
“Âu Hóa, không phải là ăn vận cho đúng mốt Paris, nhảy đầm cho đúng điệu, nặn mũi cho lõ, pha thuốc vào mắt cho xanh. Âu hóa là ta phải tìm đến những điều cốt yếu của văn hóa Tây phương để áp dụng vào đời ta”.
Chí lý thay, lời nhận xét ấy. Nhưng thử hỏi “tìm đến những điều cốt yếu cùa văn hóa Tây phương để áp dụng vào đời ta” để làm gì? Hoàng Đạo đã trả lời là để “về đủ phương diện tinh thần, luân lý hay vật chất người ta có thể dần dần dìu nhau đến một đời đẹp đẽ, đáng yêu, đáng kính hơn”. và đó là “ý chí sống một đời đáng sống dưới ánh sáng mặt trời, sống một đời văn minh”.
Thật là lý tưởng! Và lý tưởng đó chỉ là một ảo tưởng đối với một thực tế trái ngược. Các nước văn minh Tây phương có phải đâu là thiên đàng ở hạ giới. Nếu đã là thiên đàng thì đã không có những phong trào triết gia, văn thi sĩ nỗi loạn từ đầu thế kỷ, đã không có những lời buộc tội gắtt gao như đã thấy trên!
Con người máy móc, mất hết phẩm tính con người, bị lưu đày, bị vong thân, trong một thế giới rạn vỡ... hậu quả tất nhiên của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đó mới là sự thật. Nhất là từ những cuộc chiến tranh chiếm thuộc địa, chiếm thị trường, đến đại chiến thế giới thư nhứt và thứ hai, dù nói làm sao đi nữa, người ta vẫn thấy:
Đời vật chất văn minh tranh cạnh
Chữ lợi quyền giựt giết lẫn nhau
Đây mới là sự thật, một sự thật thê thảm mà Đức Giáo Chủ đã thấy biết và tiên tri để cảnh tỉnh những người quá ham mê văn minh (1)
(1) Theo tiểu luận của Th. Leni. Đuốc từ Bi số 21 tháng 11, 1966