- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Đạo mở cửa bày câu minh mục
Nước ma ha tưới tắt lòng phàm
Cõi trung ương luân chuyển phương Nam
Mở hội Thánh chọn người trung hiếu
Người am hiểu lịch sử cận đại nước nhà đều biết rằng Phật Giáo Hòa Hảo là một đạo Phật kế tiếp truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng từ đời Tự Đức.
Tuy nhiên, cũng có một vài người bàng quan đã nhìn Đạo này với tánh cách phiến diện, nên thấy nó là một đoàn thể chánh trị, hoặc cho nó là một phong trào cần vương. Sự thật, cặp con mắt quan sát đó đã thấy sai tất cả.
Bao nhiêu sinh hoạt của một cá nhân, cũng như hằng sa công quả của môt mối Đạo, đâu có thể chỉ nhìn qua một vài động tác rồi vội vàng kết luận rằng người ấy thế này, Đạo ấy thế kia được! Nếu nhận xét vội vàng dẫn tới sự kết luận hấp tấp, thì e không khỏi bị xem là võ đoán.