Từ những nét thông thường đến những điểm cao siêu trong Giáo Lý và những hình ảnh cụ thể đến những tưởng trừu tượng.

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 41492)
Từ những nét thông thường đến những điểm cao siêu trong Giáo Lý và những hình ảnh cụ thể đến những tưởng trừu tượng.

Sự thức tỉnh của chúng sanh, như đã nói trên, chỉ mới là khởi điểm của con đường giải thoát. Con đường đó phải được tiếp tục. Người ta đã thấy rõ sự cần thiết của tu hành, nhưng chưa biết phải tu hành theo đường lối nào và bằng cách nào? Đạo Phật đã được biết từ lâu, nhưng giáo lý của nhà Phật thì ít ai biết rõ. Nhiều người đã lợi dụng Phật Giáo, đã mượn chùa chiền để làm lợi riêng, khiến cho Đạo Phật càng ngày càng suy. Lại thêm làn sóng văn minh, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, làm cho tôn giáo tín ngưỡng càng lung lay suy sụp.

Trong tình cảnh đó sự truyền mở đạo của Đức Thầy cũng khó khăn như phải khởi sự từ con số không. Muốn cho chúng sanh hiểu được và có thể thực hành được những điều mình truyền dạy thì việc cần thiết đầu tiên là không nên bắt đầu bằng những điểm cao siêu khó hiểu khó làm. Trái lại khởi sự từ những nét thông thường nhất: đó là tránh những cái xấu, dẹp tánh tham, xa tội lỗi; hãy thương người nhất là đối với những kẻ tàn tật nghèo đói, bố thí giúp đở họ. Nói chung là phải biết làm lành lánh dữ, phải biết thành tâm khẩn nguyện với Phật: phải tin tưởng chân thành và đến với Phật bằng tấm lòng thành đó chớ không phải bằng những chè xôi, tiền của hay nghi lễ linh đình phiền phức…

Bao giờ chúng sanh quen dần với những nét chánh trên đây, mới bắt đầu đi tới những điểm cao siêu hơn như Tứ Đế, Bát Chánh, Tam Nghiệp… Bởi vậy ta đừng ngạc nhiên khi thấy tại sao Đức Thầy không đề cập tới những điểm then chốt trong Giáo Lý nhà Phật ngay trong những Sấm Kệ đầu tiên của Ngài, mà chỉ nói đến trong các tác phẩm sau nầy mà thôi.

Những nét thông thường đó lại cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ thích hợp với người bình dân. Bởi thế Đức Thầy đã bảo :

Quyết dạy trần nên nói lời thường

Nhiều nơi đã nói về vấn đề nầy, tưởng không cần lập lại. Ở đây chúng tôi chỉ xin thêm một điểm là ngoài việc xử dụng ngôn ngữ thông thường, Đức Thầy còn dung phương pháp gợi ý, dẫn khởi (Suggerer) bằng những hình ảnh cụ thể, những biểu tượng (symboles) để giúp cho người đời hiểu được dễ dàng. Ngài không khai triển giáo lý bằng suy luận (raison discursive), bằng những ý tưởng trừu tượng, vì như thế sẽ làm cho rắc rối khó hiểu them chớ chẳng ích gì. Chúng ta đừng quên đối tượng mà Ngài nhắm không phải là một ít người có học thức, thông minh, sáng suốt, mà là hầu hết chúng sanh, tức đại đa số những cánh sen gần kề nhưng chưa đến ánh sang.

Tất cả những điểm trình bày trên đây cho thấy những kỳ diệu trong việc thi hành sứ mạng của Đức Giáo Chủ. Những điểm đó cũng có thể giải đáp được những thắc mắc về chỗ tại sao “có những ý lập đi lập lại, những hình ảnh quá thông thường, những lời lẽ rất bình dân” mà người đọc lần đầu tiên có thể tìm thấy trong Sấm Giảng Thi Văn P.G.H.H. (1)

(1) Theo tiểu luận của Th Le1mi, Đuốc Từ Bi số 19,20 tháng 9-10-1966

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn