- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Đời không Đạo Đời vô liêm sĩ
Đạo không Đời Đạo biết dạy ai!
Nếu mục đích của cuộc sống là để phục vụ vật chất, để làm mọi việc bảo vệ sống còn cho thân xác, thì đó chỉ là một bản án khổ sai dài hạn, đáng cho mọi người kinh hãi, chán chê!
Nếu kiếp người sanh ra là để đạt đến những thỏa mãn danh, lợi, tình, thì đó cũng chỉ là một cái gì đáng cho chúng ta lánh xa, nhớm gớm!
Người ta không ai hoàn toàn phủ nhận cái sống vật chất, nhưng bảo rằng chỉ có vật chất là quan trọng cho kiếp người, là một điều sai lầm nếu không cho rằng ngụy biện.
Cho nên đi đôi với vật chất, với hình hài khí cụ, con người đã biết chú trọng đặc biệt đến tâm linh, đến tinh thần, đến cái mà người ta có thể cho là vật chất sản sanh, nhưng trở lại điều hành vật chất.
Bởi thế mà các Đạo giáo hoặc các triết thuyết xuất hiện, Phật giáo thường bị coi như là một tôn giáo khuyến dụ người ta lìa đời, chối bỏ thực tại mà tìm lấy viển vông, khước từ hiện sinh mà đi vào không tưởng.
Sự thật, nhận xét đó phải coi là nông nổi, hoặc nên kết luận là võ đoán.