- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Sấm Giảng Với Đặc Tính Dân Tộc
Sau ngày nhân dân Việt Nam giành lại chủ quyền cho quốc gia, trong lãnh vực văn hóa, người ta đã biết chú trọng đặc biệt về dân tộc tính.
Một bài thơ, một áng văn, một bức họa... mà thiếu dân tộc tính sẽ bị xem như một vật thể không có hồn linh, và giá trị của nó, do đó, sẽ coi là thấp kém.
Những câu hò miền Nam, miền Trung, những bài vè, bài hát ru em cho đến những vở ca kịch, hát bội, thường được người ta đem ra nghiên cứu, tán thán những cái hay cái đẹp của các nhà thi văn vô danh. Công việc làm đó không phải dài dòng kể lể, chắc ai cũng đồng thấy là nên làm.
Riêng trong Sấm Kinh P.G.H.H. thật là đầy đủ những tinh chất kia. Nội cái giọng đọc của những câu kinh P.G.H.H. trên các Đài vô tuyến truyền thanh Sài Gòn, Ba Xuyên hoặc Cần Thơ sẽ nghe được những giọng ngâm đặc biệt đó.
Giọng ngâm đó không hẳn là giọng hò miền Nam. Cũng không đúng là khúc hát nam ai hay nam bình xưa cũ trên sân khấu hát bội đã mang ảnh hưởng Chiêm Thành. Nó tha thướt, trầm trầm, dễ khơi gợi cảm xúc cho người nghe và dễ làm người ta thắm thía đến cảm thông ý nghĩa của câu văn phô diễn.
Nó là một giọng điệu phát xuất từ căn cốt của một điệu hát vãn... Vãn có nghĩa là bài thơ, một lối văn vần.Đó là một lối hát có giọng buồn, cũng gọi là hát vãn, hay tiếng vãn viết trong tuồng hát bội với tính chất đặc biệt Việt Nam.
Bởi vậy, nghe tiếng đọc Giảng Kinh của P.G.H.H. thì người nghe cơ hồ đã nghe được cái gì đặc biệt của nòi giống mình. Còn đến khi thưởng thức những thi, ca, văn, chú, trong nguồn Sấm Kệ P.G.H.H. người ta sẽ thấy được những gì vốn có của nước non nhà.
Ở đây không có vần điệu nào khác lạ hơn những vần điệu quen thuộc của người dân Việt Nam. Cũng lục bát, song thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, Đức Giáo Chủ đã làm nổi bật được thần tính và hồn tính của những lời khuyên răn đạo lý. Người đọc Kinh Giảng P.G.H.H. sẽ có cảm nghĩ là mình đang đọc một bài vè, một đoạn thơ, một khúc ngâm hay vài câu ca dao qua tiết điệu du dương trầm bổng.
Này là tính chất của một bài vè:
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế
Thấy dân mang sưu thuế mà thương
Chẳng qua là Nam Việt vô Vương
Nên tai ách xảy ra thảm thiết
Bạc không cánh đổi thay chẳng xiết
Vàng bị nghèo mấy chiếc chẳng còn
Mới mấy năm sao quá hao mòn
Mùa màng thất đói đau không thuốc
Này là Đường thi vận luật:
Cương thường gánh nặng trai gia trọn
Tơ tóc vai quằn gái vẹn phân
Nợ nước văn chương toan báo đáp
Ơn nhà đạo đức quyết đền ân...
Này là tứ tuyệt thất ngôn:
Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau
Quyết rứt cà sa khoát chiến bào
Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước
Ngọn cờ độc lập phất phơ cao
Và này là khuôn rập của ca dao lục bát:
Hạ ngươn nay đã hết đời
Phong ba biến chuyển đổi đời gia cang
Năm mèo kỷ mão rõ ràng
Khắp trong trần hạ nhhộn nhàng xiết chi...
Có thể nói trong trên 500 trang cũa quyển Thi Văn Sấm Giảng Toàn Bộ do Đức Giáo Chủ viết ra, là một số lớn những gì hô hào, cổ võ cho tinh thần dân tộc.