- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Văn minh những vỏ trưng ba mặt
thắm thía tim gan ứa mấy dòng
Nếu mối cảm xúc của nhà văn có tính cách tiên tri; nếu trong thảm kịch lịch sử nhà văn đã linh cảm và tiên đoán những gì sắp xảy ra; nếu tác phẩm văn chương là một “phong vũ biểu” giúp người ta dự đoán tương lai và hiểu rõ hiện tại, thì tính thôntg linh của nhà tôn giáo cho thấy chắc chắn, rõ ràng thời tiết trong tương lai, nói trước ngọn gió đạo đức nào sẽ thổi cũng qua như những cơn giông tố nào của lịch sử sẽ đi qua...
Giữa lòng thế kỷ 19, khi Nguyễn Công Trứ đã chán nản lợi danh vinh nhục để bắt đầu cuộc sống thần tiên thời trí sĩ với cảnh “gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, thì người Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với tiếng súng đại bác của Tây phương. Rồi khi Nguyễn Khuyến thăng Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc, thì các tỉnh miền Nam đã ở trong tay người Pháp; người dân ở đây đã quen nhiều với những khí giới tối tân, Thi ca của Tôn Thọ Tường, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu... đã ít nhiều cho thấy sức mạnh của văn minh tân tiến. Nhưng phải đền đầu thế kỷ 20 người ta mớii hiểu được nhiều hơn căn bản của nền văn minh đó.
Số người theo Tân học khá đông,sách vở báo chí cũng phổ biến khá nhiều. Đến khi Tự Lực Văn Đoàn ra đời, hô hào thúc đẩy thanh niên mạnh dạn đi vào con đường “Âu hóa”, thì văn minh cơ khí đã tiến những bước quá xa. Dân Việt Nam đã biết rõ thế lực của nó, một số người đã được hưởng những tiện lợi do nó mang lại, một số người khác đi xa hơn, tin tưởng chắc chắn rằng rồi đây với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, mọi huyền bí sẽ được khám phá, con người sẽ là chúa tể của vũ trụ, thiên đàng sẽ được hiện ngay trên mặt địa cầu, hoàn kim thời đại không phải ở sau lưng mà ngay trước mắt, trên con đường thẳng của lịch sử.
Bảy năm sau khi Tự Lực Văn Đoàn ra đời, Đức Giáo Chủ mới bắt đầu mở Đạo ở miền Nam này. Ngài đã khởi sự viết và truyền bá những Sấm Kệ và một số những Thi Văn Giáo Lý. Lúc này người trí thức tân học Việt Nam đang hướng về văn minh Tây phương, đặt nhiều tin tưởng và hy vọng vào khoa học, riêng Đức Giáo Chủ lại xót xa than thở qua Sấm Kinh của Ngài:
Ta quá rầu đài các văn minh
Mấy ai mà giữ dạ sắt đinh
Theo Tông Tổ của mình thuở trước
Trong bài Trao lời cùng Ông Táo, Đức Thầy cũng khuyến cáo:
Đời văn minh vật chất bỉ gương xưa
Nghiệp Tổ Tiên con cháu dày bừa
Học thói mới lăng loàn theo sở dục
Khắp thế giới binh lương cụ túc
Quyết tranh giành quyền lợi xé sâu nhau
Vậy văn minh là gì? Nền văn minh Tâyphương tựa trên những cơ sở nào, có những hậu quả tai hại là gì? Tại sao Đức Thầy đã lên tiếng không chấp nhận nền văn minh đó?