- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nói đến Phật tức là nói đến sự giác ngộ, sự minh trí, sự thấu suốt chân lý. Chân lý đó thu tóm trong Tứ Diệu Đế : Khổ, Tập, Diệt, Đạo .. đã được Đức Thích Ca khai thị sau khi ngộ đạo. “Đời là bể khổ, sự hiện hữu là điều xấu, tất cả mọi sự việc trền đời đều chỉ là sắc không, đều chỉ là giả tướng trong vòng sinh diệt của cõi vô thường. Nhưng sở dĩ con người còn lấy giả tướng làm thật, còn quyến luyến cõi vô thường ấy là vì đã bị vô minh, mê muội bởi vật dục che lấp”. Phật là đấng đã diệt được dục, diệt được vô minh , “đã thoát khỏi mọi tin tưởng sai lầm, thấu triệt cái vô hạn, không còn bị ràng buộc vào bất cứ cái gì, mọI mưu toan đều đã tránh xa, mọi ước vọng đã bị từ bỏ”. Đức Giáo Chủ cũng thế, Ngài đã :
Mài gươm trí cho tinh cho khiết
Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không
Để đến chỗ :
Vô pháp tướng mới là thiệt tướng
Sự thông suốt của một vị Phật không phải chỉ được thể hiện trong sự nhận thức chân lý đó để tìm con đường giải thoát mà còn được thể hiện trong sự thấu rõ và tiên tri việc vị lai. Biết rõ thời cơ , báo trước cho tín đồ mọi việc sẽ xảy đến để tránh tai họa gớm ghê, đó cũng là cái huyền diệu của nhà Phật. Đức Giáo Chủ, ngay từ khi khởi đầu mở đạo, đã tiên tri những biến cố lớn lao của Đệ Nhị thế chiến cùng tất cả những thảm họa của nó.
Trong lúc mọi người đang hướng về khoa học, đặt cả tin tưởng vào nền văn minh cơ giới thì Ngài đã thấy và nói lên tất cả những hậu quả mà nền văn minh Tây phương sẽ đem lại cho loài người. Kiểm điểm các sự việc, người ta thấy những câu Sấm của Ngài không sai một mảy khi đốI chiếu vớI thế cuộc từ năm 1939 đến 1945, tức là từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt Đệ Nhị thế chiến. Còn nhiều việc quan trọng khác mà Ngài đã biết trước và không quên nói với các tín đồ than tín của Ngài rõ. Chẳng hạn, hơn một lần Ngài báo trước sự vắng mặt của Ngài trong một khoảng thời gian trên cõi đời nầy, cũng như sự trở lại của Ngài trong tương lai. Đó là những sự kiện hiển nhiên trong địa hạt tôn giáo, đã nói lên cái trí diệu thâm của một vị Phật.
Nói đến Phật cũng là nói đến long từ bi vô lượng đối với chúng sanh. Lòng từ bi ấy không phải như tình thương theo nghĩa thông thường của con người đối với gia đình, bạn bè, hay cái “trắc ẩn chi tâm” đối với đồng loại. Bắt nguồn từ nhận thức cuộc đời là bể khổ và mọi sự sống đều mang mầm đau khổ, long từ bi của nhà Phật bắt buộc phải thương yêu tất cả mọI sanh vật cùng cảnh khổ đau và mong muốn vén màn vô minh để tất cả được giác ngộ và giải thoát. Bởi thế nên lòng từ bi đòi hỏi phải thương yêu tất cả ngay đến kẻ thù vì họ cũng là những kẻ bị che mờ bởi vật dục. Chủ trương của nhà Phật không phải chỉ là sự tự giác mà còn phải giác tha để đi đến chỗ giác hạnh viên mãn. Tâm từ bi vô lượng đó chúng ta dễ dàng nhận thấy ở nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ :
Ai phú quí vào đài ra các
Ta Điên Khùng thương hết thế trần
Bởi :
Nhìn xem trần nước mắt rưng rưng
Cảnh áo não kể sao cho xiết
Cho nên Ngài mới quyết :
Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện
Tìm con lành dắt lại Phật đường
Thương dân hiền giáo đạo Nam phương
Đặng chỉ ngõ làm lành lánh dữ
Cũng chỉ vì :
Thương hại bầy lê dân đứt ruột
Thảm vợ con đói rách đùm đeo
Mà Ngài đã phải hy sinh vô bờ bến :
Thân ta ta chẳng tiếc chi
Miễn cho bá tánh nạn gì cũng qua
Đặc biệt đối với những kẻ đau khổ nhất trên đời nầy . Ngài khuyên chúng ta chẳng bao giờ nên khinh khi mà trái lại phải biết thương xót họ :
Hãy thương xót những người tàn tật
Thấy nghèo hèn chớ khá khinh cười
Tình thương bao la ấy, cái tâm từ bi vô lượng ấy vượt ra ngoài và lên trên long nhân thường thấy ở người đời . Đó chỉ có thể là tấm long quảng đại của Phật.
Sau nữa, nói đến Phật là nói đến uy quyền thiêng liêng thể hiện qua những hành động và cử chỉ phi thường ở trên cõi đời mà ta thường xem như là những phép lạ. Đối với những bộ óc quen làm việc theo khoa học thì phép lạ chỉ là chướng ngại vật hơn là những phương tiện đưa đến đức tin, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng những kẻ sung bái khoa học đã có một lỗI lầm to lớn vì đã không biết giới hạn trong phạm vi khoa học, để đừng xâm phạm đến lãnh vực tôn nghiêm của tôn giáo. Hãy đi vào tôn giáo với thái độ tôn giáo, với đức tin, vì tôn giáo là thế giới của mầu nhiệm, không thể đạt được bằng lý trí mà chỉ có thể biết được bằng mặc khải.
Trở lại vấn đề phép lạ nói trên, ta thấy Đức Thầy đã có nhiều hành động phi thường trong khi thực hiện sứ mạng thiêng liêng của Ngài.
Trước hết là ở nơi Ngài có cái quyền lực nhiệm mầu giúp Ngài thành công dễ dàng trong việc khắc phục nhiều người trí thức, biến họ thành những tín đồ trung kiên trong nhiều trường hợp rất đặc biệt. Nếu không có quyền lực đó thì làm thế nào có thể sai khiến một số đông tín đồ vốn có nhiều anh hùng tính? Và nếu không có quyền lực đó thì làm sao một lờI phán ra của Ngài có thể khiến hang vạn vạn tín đồ sẳn sang tìm cái chết vì Ngài hoặc vì Đạo pháp? Đây không phải là uy quyền thường được thiết lập theo thứ bậc xã hội, mà là một thứ uy quyền thiêng liêng có trong thần cách của một vị Phật.
Thứ đến là những thành công lạ lùng của Ngài trong việc trị bịnh cho dân chúng. “Từ tháng 5 năm 1939, nhiều bệnh tà, bệnh điên, nan y, đã được đưa đến tận làng Hòa Hảo và được chữa khỏi, không khác nào Đức Chúa Giê-su hay Phật Thầy Tây An thuở trước đã chữa khỏi cho muôn vạn dân lành…” (3) Số người được cứu sống kể sao cho xiết mặc dầu phương pháp chữa trị của Ngài rất đơn giản gần như không có gì cả.