- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nhiều người đứng ngoài ngưỡng cửa đạo Phật, chưa chịu để tâm nghiên cứu kinh điển của đạo, đã vội vã lên án: Đạo Phật là đạo chán đời, nó chỉ dành cho hạng người thất chí, những kẻ bệnh hoạn, hoặc đàn bà trẻ con. Sau nhữn gcâu nhận xét như vậy, họ kết luận: Người tu Phật là người chán đời.
Nhận xét đó bao hàm một sự lầm lẫn nặng nề từ tâm tưởng của kẻ phát ra.
Nếu Đức Phật Thích Ca chán đời, thì tại sao Ngài lại chịucực khổ vì đời trong suốt 49 năm vân du giáo hóa? Nếu Đức Thầy Tây An chán đời, thì sao khi trong muôn ngàn biến chứng hiểm nghèo đe dọa chúng sanh, Ngài lại hiện ra độ rỗi? Và nếu đạo Phật chán đời, thì làm sao trên hai ngàn năm, đạo đã góp phần lớn lao trên thế giới trên phương diện cải tiến xã hội, và ít nhất cũng gieo được bao nhiêu tư tưởng an lạc hòa bình?
Có chán chăng, chỉ có thể là một số người chán chê nghịch cảnh, nhằm ghét cái cũ nào đó quá hũ lậu, gian ngoa, nên muốn phá vỡ để cải tạo lại. Họ muốn theo đạo mà làm lại cuộc đời, xây dựng một xã hội mới, đẹp hơn, tươi sáng hơn. Như thế tất nhiên họ không phải là hạng người bất đắc chí, rồi đâm ra chán đời làm bậy, hoặc không thỏa mãn những thị dục thấp kém rồi đâm ra trụy lạc hư hèn.
Đức Thích Ca xưa có chán đời thật, nhưng Ngài chán cái đời phân chia giai cấp, chán cái mê si thù hận của chúng sanh, nên mới vất bỏ ngôi cao, duyên thắm, mà đi vào mộng ước: Xây dựng lại một thế giới an vui, tình thương chan chứa.
Như thế thì đạo Phật đâu phải là một đạo chán đời. Có chăng người theo đạo phần đông là chán cái bất chánh gian ngoa, chán cái tham ích kỷ của một số đồng bào hay đồng loại, nên mới bước sâu vào đạo, mượn đạo để cải tạo những cái đáng chán của đời.
Như thế thì phải nói đạo Phật là một đạo yêu đời, muốn đem đời đến một thiên đường tại thế.
Bởi quá yêu đời mà Đức Giáo Chủ đã mang một hoài bão lớn lao:
Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng
Đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc
Và trong một bài nhan đề Tình yêu, Ngài viết:
Ta đã đa mang một khối tình
Dường như thệ hãi với sơn minh
Tình yêu mà chẳng riêng ai cả
Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh