- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Mảng chờ trông bá tánh thảnh thơi
Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo
Xuất phát tại làng Hòa Hảo quận Tân Châu tỉnh Châu Đốc, Phật Giáo Hòa Hảo đã bành trướng ở Nam Phần nước Việt, nhứt là tại 15 tỉnh sau đây: Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Định Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiến Tường, Sài Gòn, Gia Định. Từ 3 năm nay Phật Giáo Hòa Hảo lại được lan rộng thêm ở Trung Phần, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và rải rác trong nhiều nơi khác...
Đặc biệt tại các tỉnh miền Tây phát sanh xứ của P.G.H.H, thuộc châu thổ sông Cửu Long giáp với nước Cao Miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Nhờ sự phì nhiêu của đất đai, vùng này có khả năng vĩ đại về nông nghiệp và có một vai trò căn bản trong nên kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước Việt.
Với một diện tích canh tác là 1.885.000 mẫu tây, vùng này đã sản xuất hằng năm khảng 3.000.000 tấn lúa. Những hoa màu phụ, những ngành chăn nuôi, ngư nghiệp... còn là một mối lợi to chưa kể đến.
Tưởng cũng nên nói rõ là lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa gồm có diện tích tổng cộng 17.326.000 mẫu hiện đang canh tác. Trên căn bản ấy, vùng Hậu Giang, nơi phát sanh và bành trướng ảnh hưởng P.G.H.H đã ước lượng có đến 1.885.000 mẫu tây được canh tác. Nếu tính ra phần trăm thì miền này đã chiếm đến 60% tổng số diện tích đất đai khả canh toàn quốc. Đại đa số mễ cốc xuất cảng của Việt Nam, đã xuất phát tại đây.
Nhờ thuận lợi ở khế cơ và thích đương về khế lý, Phật Giáo Hòa Hảo ngày nay đã tổ chức được những cơ cấu thật rộng rãi và chặt chẽ để tùy duyên hóa độ quần sanh theo cơ chỉ cao thượng mà Giáo Lý của Đức giáo Chủ đã khai thị.