Sự lấn áp của văn minh khoa học đối với đạo đức nhân nghĩa

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 41862)
Sự lấn áp của văn minh khoa học đối với đạo đức nhân nghĩa

 

Đổ cho tạo hóa sắp đặt là một lý luận có vẻ tiêu cực; còn đổ cho cái tâm ác độc của con người thì đã hẳn rồi. Nhưng ảnh hưởng vì đâu và con người phần đông đâm ra ác độc như vậy?

 

Về điều này, Đức Giáo Chủ PGHH đả có ý kiến ngay từ năm 1940:

 

Đời văn minh vật chất bỏ gương xưa

Nghiệp tổ tiên con cháu vày bừa

Học thói mới lăng loàn theo sở dục

Khắp thế giới binh lương cụ túc

Quyết tranh giành quyền lợi xé xâu nhau

Thấy nhơn sanh tuôn giọt máu đào

Lòng bác ái động tình rơi nước mắt!

Tiếng ai bi thở than véo vắt

Khắp Đông Tây Nam Bắc chịu ưu sầu

 

Theo Đức Thầy thì cái ác tâm của con người chỉ là cận nhân phụ thuộc; cái viễn nhân gây tạo nghiệp dữ phải là nền văn minh vật chất quá độ của ngày nay. Không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi và ích lợi của khoa học và kỹ thuật tạo thành nền văn minh vật chất của thế kỷ 20. Nhưng người ta đã đâm ra nghi ngờ hạnh phúc do văn minh cơ giới đem lại cho họ.

 

Thật sự con người có được hạnh phúc không, trong đời sống văn minh vật chất đó? – Người ta đã tỉnh ngộ khi sực nghĩ mình đã mắc một lầm lẫn quá lớn là lẫn lộn mức sống và hạnhh phúc. Hạnh phúc tùy thuộc ở tâm trạng thanh thoát bình lặng và hình thái an dưỡng nghỉ ngơi, chớ đâu phải chỉ tùy thuộc nơi ánh điện nê ông, chặn đường rầy xe hỏa, hay món sinh tố trong một thực phẩm cao lương của mực sống!

 

Những cái trau chuốt bề ngoài để tăng cường mực sống chỉ tạo nhiều phiền toái và làm bận xác thân để rồi cùng đem nhau đến chỗ sa đọa, cay cú và xâu xé chớ chưa hẳn làm nỗi được hạnh phúc cho con người. Ta hãy nghe lời giảng giải của Đức Giáo Chủ:

 

Ở thị thiềng đua chen xướng khởi

Những tuồng hư cho bọn gái lẫn trai

Nào hút thuốc phiện hội ve chai

Nào trùm dĩ ma cô nghề hút máu

Ai để mắt xem đời chu đáo

Chẳng khỏi than giùm dân tộc hư hèn

Diện áo quần son phấn lấn chen

Miễn cho mình được lên xe xuống ngựa

Mãng điểm tô huy hoàng nhà cửa

Ai khốn cùng để mặt đất trời xây

 

Một số triết gia, học giả cũng nhận định như vậy và lại còn lên án nặng nề văn minh khoa học Tây phương. Họ đã cho rằng chính tại nền văn minh cơ giới đi lên quá mạnh bỏ lại đằng sau nền văn minh tinh thần với tính chất cao đẹp thời trung cổ, khiến con người càng lúc càng nặng về cơ tâm. Những then máy trong lòng người cũng theo những cái bẫy rập trong khoa học cơ giới mà sinh ra, tần tranh chátp, giết phá do đó mà được mở rộng.

 

Nhà bác học Branly đã dửng dưng trước sự tiến bỗ quá mức của khoa học cơ giới vì nó khiến cho đạo đức suy đồi, mặc dù Branly là một người rất chuyên về khoa học:

 

“Tôi lắm khi ngơ ngác, kinh ngạc nữa về những phát minh chuyên môn do sự tìm tòi của khoa học tạo nên là bởi tôi nhận thấy có một sự dang xa khủng khiếp giữa sự tiến bộ vật chất và sự tiến bộ tinh thần đạo đức mà hiện thời đang lùi xa ghê gớm” (1)

 

Đạo đức mỗi lúc xuống dốc theo sự dằn mạnh lên trên của văn minh vật chất trách gì hòa bình khó mà gây dựng được tương đối lâu dài như ngày xưa! Chính vì thế mà bà Gina Lombroso đã coi cơ giới là kẻ thù chung của khổ đau thời đại, khi bà hạ những câu này trong cuốn La Rancon du machinisme:

 

“Tôi cũng chắc chắn rằng sự phát triển cực độ của kỹ nghệ là nền tảng của tất cả những vấn đề quan trọng hiện thời... và nếu người ta muốn làm giảm bớt nỗi đai khổ của thời đại thì đừng có thiết tha đến những chi tiết mà phải quyết tâm chiến đấu với kẻ thù chung nơi sinh mạng yếu điểm của nó: cơ giới chủ nghĩa” (2)

 

Chính sự tiến bộ về văn minh vật chất mà Đức Thầy đã có lần cho là cái văn minh cặn bã, hào nhoáng bề ngoài – đã lấn lướt trầm trọng đạo đức nhân nghĩa, và gây thành những mối mâu thuẩn nặng nề cho thời đại chúng ta.

 

(1) Conférencia – N Janv 1939 – Điều đáng chú ý là chính Branly là người đã phát minh ra vô tuyến điện thoại.

 

(2) Xem lại chương XIII, Nền văn minh Tây phương qua Sấm kinh P.G.H.H. tiết mục: Hậu quả bi thảm của văn minh khoa học.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn