- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nếu vị trí của Khổng Giáo được xác định như trên, thì giáo thuyết của Nho học cũng chỉ được hạn
cuộc trong một giới ước cải thiện con người trong cái sống mẫu mực ở cõi trần hoàn
nầy. Bởi vì người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo dù phải gánh vác việc đời, phải chống
đỡ quốc gia trong cơn lâm biến, nhưng tâm tư của họ lúc nào cũng khoắc khoải ước
mong cuộc đời được hiến dâng trọn vẹn cho Chánh Pháp. Họ làm xong nghĩa vụ con
người tại thế gian không phải để thỏa mãn mục đích trị quốc, bình thiên hạ như
con người Nho giáo, mà chỉ là để tạo điều kiện cho sự giải thoát hoàn toàn.
Những tinh hoa của Nho giáo như tam cang, ngũ thường, tam tùng, tứ đức,
hằng được Đức Giáo Chủ nhắc tới để khuyên dạy tín đồ làm theo. Ngài đã bất chấp
sự bài xích của một số người phi đạo :
Ngũ luân lễ nghĩa
năm hằng
Tam cang trung trực
người rằng ngu si
Để rồi trong Tám Điều Răn Cấm thuộc giới luật Phật Giáo Hòa Hảo, Ngài
đưa ra điều răn chừa và nên làm thứ nhứt là :
Ta không nên uống
rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm và phải giữ cho tròn luân lý tam
cang ngũ thường.
Về những gì gọi là Ngũ Luân gồm có Tam Cang, Ngài đã dặn dò tế nhị:
Đạo tôi chúa chặt
gìn câu chung thỉ
Đạo thầy trò khắc cốt
với ghi xương
Đạo cha con chặt chẽ
chữ miên trường
Đạo chồng vợ thuận
hòa cho đến thác
Biết lễ nghĩa kính
yêu cùng cô bác
Nội tông cùng ngoại
tổ với cậu dì
Thêm kính nhường
anh chị kẻ cố tri
Mắt chẳng thấy lũ
gian phi xảo trá
Đạo bè bạn bất phân
nhơn với ngã
Chữ nghĩa tình sắt
đá mãi bền gan.
Còn nói đến ngũ thường:Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đức Giáo Chủ cũng có đề
cập, Ngài đã giảng giải từng điều một rải rác trong các tác phẩm văn xuôi và
văn vần của Ngài. Đại khái có thể nói gọn lại :
Phận làm người hiếu
thảo noi gương
Ấy chẳng qua là đạo
luân thường
Riêng về tam tùng, tứ đức qua bổn phận của người đàn bà, Đức Thầy cũng
không quên nhắc tới :
Lớn lên phận gái cần
chuyên
Làm ăn thì phải cho
siêng mới là
Phải gìn dục vọng
lòng tà
Đừng chiều theo nó
vậy mà hư thân
Nghe lời cha mẹ cân
phân
Tam tùng vẹn giữ lập
thân buổi nầy
Và :
Đi thưa về cũng phải
trình
Công dung ngôn hạnh
thân mình phải trau
Nếu xưa kia các Nho giả thường xem sự thái bình thời Thuấn, Nghiêu là một
thiên đàng, cho cách “Nghiêu Thuấn trị dân
gia vô bế hộ” là một chánh sách tuyệt hảo, thì người ta cũng quan niệm rằng
con người của Thuấn Nghiêu là mẫu người điển hình tuyệt mỹ : “Nhân phi Nghiêu Thuấn yên năng mỗi sự tận
thiện:. Và theo đó, xã hội Thuấn Nghiêu đã được coi là một xã hội lý tưởng
nhất.
Thế nên muốn hướng dẫn tín đồ từ ác trở về thiện, từ thấp lần lên cao, Đức
Giáo Chủ đã giản dị hóa những cái gì cao xa và viển vông, khiến người xem và
người nghe chợt tỉnh một cách mau lẹ, Ngài viết :
Thuở xưa thời buổi
Thuấn Nghiêu
Thái bình thịnh trị
mến yêu khắn tình
Hay là :
Thương Minh Vương bắt
chước Thuấn Nghiêu
Lòng hiền đức nào
ai có biết
Ngài lại còn khuyến khích mọi người tích cực nhập thế để đem tài đức ra
phục vụ Đạo và Đời, làm sáng danh hàng tu mi nam tử :
Chí quân tử lòng
nhơn vạn đại
Dốc làm cho rõ mặt
tang bồng
Nghiêng hai vai
gánh nặng non sông
Vớt trăm họ lầm
than bể khổ
(Diệu Pháp Quang
Minh)
Sống làm cho vẹn chữ
tu mi
Sống vùng vẫy râu
mày nam tử
(Nang thơ cẩm tú)
Nhận thức như vậy, chúng ta sẽ thấy rõ dụng ý của Đức Giáo Chủ là dùng
tinh hoa Nho giáo để hướng dẫn tín đồ trong phần nhập môn., vì dân tộc Việt Nam
từ xưa đã quen biết nhiều với đạo lý Khổng Mạnh, họ không còn lạ lùng gì mấy
khi bước vào cửa đạo để đi từ gần đến xa, hầu có làm tròn đạo tu Nhân trong
pháp môn thích ứng là tu Nhân học Phật.