Để biện giải cho lý luận của mình, phái nầy cho rằng Phật Giáo Hòa Hảo đã dùng thơ văn, Sấm giảng để bộc lộ chủ trương chánh trị, đã thiêng liêng hóa căn cứ địa Thất Sơn và Thần Thánh hóa lãnh tụ để qui tụ quần chúng. PGHH là một phong trào Cần Vương kháng Pháp.
PGHH là một phong trào Cần Vương kháng Pháp.
Giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương nói chung và Phật Giáo Hòa Hảo nói chung đã nhấn mạnh Ân Đất Nước trước Ân Tam Bảo tức đã đặt chuyện quốc gia trước chuyện tu hành. Và đến lượt Đức Huỳnh Giáo Chủ giảng dạy về Ân Đất Nước, Thầy đã nhấn mạnh đến bổn phận của công dân khi quốc gia nghiên ngữa. Như vậy, tôn giáo chỉ là bình phong che đậy thực chất của một lực lượng kháng Pháp trước kẻ thù nham hiểm.
Hơn nữa, trong lý thuyết, qua bài Tứ Thánh, Đức Huỳnh Phú Sổ đã mong : “lập lầu Đế Vương”, “tỏ rạng Thánh Hoàng”, “Minh Vương trị chúng …”
Đồng thời, khi nói đến Hội Long Hoa là để cảnh cáo rằng ngày cách mạng thành công sẽ có sự thưởng phạt.
Vì vậy, trong tiền bán thế kỷ XX, trong hoàn cảnh xã hội bi thảm, nông dân miền Tây là những nông dân rạt rào tình yêu quê hương, đất nước nhưng thiếu sự hướng dẫn, nên Sấm giảng là một hình thức truyền đạt phù hợp với nông dân và là một tài liệu học tập chánh trị mà Thực Dân khó ngăn chận.
Đó là cứu cánh và để đạt cứu cánh, Phật Giáo Hòa Hảo phải sữ dụng phương tiện “Vận Dân” bằng cách thiêng liêng hóa căn cứ địa Thất Sơn và Thần Thánh hóa lãnh tụ.
Cần có một vòng đai an toàn cho cơ sở bằng sự bảo vệ của nông dân, các lãnh tụ phải gây tin tưởng là Thất Sơn Linh Địa, phát sinh chơn chúa … bằng hình thức tuyên truyền qua Sấm Trạng Trình để ám chỉ vùng Thất Sơn địa linh nhân kiệt, câu chuyện Bác Vật Lang (Kỹ sư Kiều lộ Lưu Văn Lang) “bị câm” ba tháng sau khi xuống hang sâu ở núi Cấm, hay mẫu chuyện truyền kỳ như lúa bay về núi để Minh vương nuôi quân đánh giặc.
Thứ đến, những câu chuyện quanh các vị Tổ Sư trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ là nhằm thần thánh hóa lãnh tụ để đạt mục tiêu kháng chiến, chớ thực ra dùng khoa học có thể giải tỏa một phần nào sự linh thiêng mà tín đồ đã tin tưởng.
Gửi ý kiến của bạn