Sắc thái quân sự cũng hiện ra trên hai tổ chức khác của Phật Giáo Hòa Hảo. Đó là “Lực Lượng Bảo Vệ Tổ Đình và Thánh Địa Hòa Hảo” và “Tổng Đoàn Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo”.
a- Lực Lượng Bảo Vệ Tổ Đình và Thánh Địa Hòa Hảo :
Trước những biến chuyển mau lẹ của tình hình chánh trị và quân sự quốc gia vào những tháng cuối năm 1972, Phật Giáo Hòa Hảo đã có những chuyển động mạnh mẽ mà cụ thể là một Ủy Ban Thực Hiện Thống Nhứt Đoàn Thể Phật Giáo Hòa Hảo đã thành hình với nỗ lực đoàn kết nội bộ để kịp thời ứng phó với tình thế hậu chiến tranh, một thể hiện thứ hai của ý chí đó là việc thành lập “Lực Lượng Bảo Vệ Tổ Đình và Thánh Địa Hòa Hảo” mà ngày 5-11-1972, hàng ngàn thanh niên Phật Giáo Hòa Hảo dự lễ ra mắt lực lượng nầy (1).
Đây là một lực lượng cộng đồng đặt dưới quyền điều khiển của một Ban Chỉ Huy với nhiệm vụ đoàn ngũ hóa tín đồ, kêu gọi những kẻ sa ngã trở về đường chánh và trừng phạt thích nghi những vi phạm giáo luật nhằm bảo vệ an ninh, trật tự, chống mọi âm mưu xâm nhập phá hoại từ mọi phía. Bài trừ các tệ trạng làm tổn thương tinh thần tôn giáo cũng là mục đích của lực lượng.
Trên thực tế, lực lượng không có đoàn viên riêng, không có vũ khí, sắc phục riêng (nhưng có huy hiệu riêng) mà chỉ trông cậy vào thành phần nhân dân tự vệ. Những biện pháp chế tài của lực lựơng chỉ có tính cách tiêu cực và cần đến sự hổ trợ của chánh quyền về mọi phương diện.
Hẳn
nhiên, với tình trạng như vậy, thêm nhiều trở ngại nội bộ, thiếu sự hổ trợ của
chánh quyền, lực lượng đã gặp nhiều khó khăn nhất là sau khi vị Chỉ Huy lực lượng
(Ông Đệ Nhứt Phó Hội Trưởng Hội Đồng Trị Sự Trung Ương ) bị ám sát chết ngày
20-7-1973 và tiếp theo tình trạng xáo trộn tại Thánh Địa (2) lực lượng được coi
như tan rã.
b- Tổng Đoàn Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo :
Từ nghững ngày đầu tháng 4 năm 1974, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã phát động cuộc tranh đấu cho 7 nguyện vọng mà trong đó có yêu sách :chánh quyền công nhận tổ chức mệnh danh là Tổng Đoàn Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng tổ chức nầy là gì mà chánh quyền chưa thừa nhận và Hội Dồng Trị Sự Trung Ương phải đòi hỏi thỏa mãn ?
Tổng
Đoàn là một tổ chức ngoại vi của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo
Hòa Hảo được thành lập ngày 16-10-1973 và hoạt động trong các lãnh vực: tôn
giáo, chánh trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục và bán quân
sự (nếu cần) với sứ mạng : giữ Đạo chờ Thầy, chống độc tài, góp phần thống nhứt
và phát triển Đạo.
-------------------------------------------------------------------------
(1) Báo Độc Lập ngày 06.11.1972
(2) Các báo Điện Tín, Sóng Thần ngày 1.8.1973
------------------------------------------------------------------------
Lực lượng đặt dưới quyền điều khiển của Tổng Đoàn Trưởng hiện là Ông Trần Hữu Bảy tự Hai Tập.
Tổng
Đoàn được thành lập coi như nối tiếp truyền thống “Bảo Quốc An Dân” của lãnh tụ
Huỳnh Phú Sổ từ những năm giữa của thập niên 40 mà ngày nay lực lượng nầy dùng
đó để thực hiện mục tiêu “giữ Đạo chờ Thầy, “dùng Đạo cứu Đời” và “chống Cộng
giữ Nước” (1)
Về tổ chức Tổng Đoàn có hình thức tổ chức của một lực lượng bán quân sự, có sắc phục, hiệu kỳ riêng và đang bành trướng trên khắp các tỉnh của Quân Khu IV. Sau hơn một năm, tổ chức nầy đã thiết lập 08 Ban Chỉ Huy cấp Tỉnh Đoàn, hơn 300 Ban Chỉ Huy cấp Xã Đoàn và kết nạp hơn 138.000 đoàn viên. Tổ chức hiện bành trướng nhanh chóng và tinh thần đoàn viên được ghi nhận rất nhiệt thành đã tạo nên sự lo ngại cho những ai không muốn lực lượng phát triển.
Trụ sở của Tổng Đoàn đặt tại Tây An Cổ Tự bên cạnh văn phòng riêng của Ông Hội Trưởng Lương Trọng Tường.
Tổng Đoàn Bảo An đã trở thành yếu tố làm tăng cường độ tranh chấp giữa các khối nhứt là khối Lê Quang Liêm và Lương Trọng Tường mà từ tháng 8-1973 trở đi sự tranh chấp đi vào giai đoạn khốc liệt nhứt (2).
Tổng Đoàn đang gặp nhiều khó khăn và đã không được Chánh phủ cho phép hoạt động (3).
Nói Tóm lại, Phật Giáo Hòa Hảo đã và đang bị phân hóa và hiện ở vào thời kỳ trầm trọng nhứt : phía Giáo Hội từ một thành hai rồi xẻ ba; bên đảng từ một thành ba, rồi còn hai và phân ba trong khi các tổ chức khác của Phật Giáo Hòa Hảo cũng ở trong tình trạng tương tự (ngay trong nội bộ mỗi khối, mỗi hệ phái lại không xem sự bất đồng ý kiến là một dấu hiệu tiến bộ!).
Nhưng
nguyên nhân nào đã tạo nên tình trạng đó?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Văn thư số 01736/VP/HT/TƯ/2 ngày 11.4.1973 của Hội Trưởng Lương Trọng Tường.
(2) Các báo Đại Dân Tộc ngày 7.9.1973,
Công Luận ngày 10.9.73, Bút Thép ngày 19.9.73, Đại Dân Tộc ngày 21.9.73, Đông
Phương ngày 12.10.73
(3) Bản tin đặc biệt ngày 16.5.74 trên các hệ thống truyền thanh quốc
gia và các nhựt báo ngày 17.5.74
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------