Nếu Phật giáo hay Thiên chúa giáo có những người “thừa kế” chánh thức cho vị Giáo chủ hay những cán bộ truyền giáo được đào luyện thận trọng để cung ứng cho những kế hoạch, chương trình qui mô mà các tôn giáo nầy đặt ra trong công cuộc truyền giáo, thì Phật Giáo Hòa Hảo lại thiếu những điều kiện khả hữu đó.
Kể từ ngày khai đạo cho đến ít nhứt cuối năm 1963, Phật Giáo Hòa Hảo đã không có một quan niệm rõ rệt về truyền giáo. Đồng thời vấn đề nầy cũng chỉ được đặt ra rất tiêu cực nếu không muốn nói là đã không truyền giáo thật sự nhất là sau biến cố 1947. Thật vậy, trong lúc đương thời, công cuộc truyền giáo chỉ hoàn toàn tùy thuộc vào vị Giáo Chủ và Thầy cũng không có một môn đệ nào chánh thức kế truyền.
Ngày nay, sau khi phục hoạt cơ sở, Phật Giáo Hòa Hảo đã chú tâm đến lãnh vực nầy và đặt vào hàng ưu tiên trong mọi công tác của giáo hội. Tuy nghiên, người ta vẫn thấy Phật Giáo Hòa Hảo chưa có một chánh sách rõ rệt và trường kỳ. Phật Giáo Hòa Hảo muốn hiện diện mọi lúc, mọi nơi bằng những lần phóng thanh sấm giảng, hay thuyế trình giáo lý, ấn hành kinh sách, muốn tràn ngập về lượng với những khóa huấn luyện cán bộ; và cũng nhằm đến nhiều đối tượng nên mổ thêm các khóa “Đạo pháp khai tâm” … để giữ tín đồ cũ và kết nạp thêm người mới….
Với một quan niệm như vậy, Phật Giáo Hòa Hảo đã thực hiện được những cơ sở gì ?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1)
Nguyễn Văn Hầu, Bài thuyết trình tại Đại Hội Về Nguồn IV 1973, An Giang.
(2) Trần Nhựt Thăng, Tìm Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo, Luận Văn tốt nghiệp, Cao Học Hành Chánh (HVQGHC)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------