- I. Phật Giáo Hòa-Hảo Trong Tiến Trình Đạo Phật
- II. Nhân Sinh Quan Phật-Giáo Hòa-Hảo
- III. Ngăn Ngừa Điều Ác
- IV. Phân Biện Chánh Tà
- V. Phát Triển Hạnh Lành
- VI. Luận Giải Về Tứ Ân Hiếu Nghĩa
- VII. Hành Sử Tứ Ân
- VIII. Phương Tiện Quân Sự
- IX. Phương Tiện Chánh Trị
- X. Lập Công Bồi Đức
- Phụ Lục - Trường Hợp Vắng Mặt Của Đức Thầy
Có cứu xét TÁM ĐIỀU RĂN CẤM, chúng ta sẽ thấy giới luật của Phật-Giáo Hòa-Hảo có chỗ không giống Ngũ giới hay thập giới của Đạo Phật; đó chẳng qua để thích hợp với căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp.
Diệu dụng của TÁM ĐIỀU RĂN CẤM là cốt sao, trong thời kỳ Hạ ngươn này, tín đồ với pháp môn Học Phật Tu Nhân, hoàn thành hạnh đức để đủ điều kiện bước sang thời Thượng ngươn hoặc được trọn lành trọn sáng vãng sanh về cõi Cực lạc học đạo cho hoàn toàn hầu trở lại cứu vớt chúng sanh hoàn thành Bồ tát hạnh.
Cứ theo trình tự mà Đức Thầy sắp trong TÁM ĐIỀU RĂN CẤM, chúng ta thấy từ điều thứ nhứt đến điều thứ tám, tín đồ kh inghie6m thủ giới luật, có sự tu tiến từ hạnh thấp đến hạnh cao.
Điều thứ nhứt: Hoàn bị hạnh Tu nhân
Điều thứ nhì: Rèn luyện những đức tánh: Cần kiệm, Tính tân, Khoan dung.
Điều thứ ba: Rèn luyện những đức tánh: Thanh đạm, Chơn chánh, Bố thí, Cương trực.
Điều thứ tư: Hoàn bị hạnh: Chánh ngữ.
Điều thứ năm: Rèn luyện đức tánh: Hiếu sanh
Điều thứ sáu: Hoàn bị hạnh: Chánh kiến
Điều thứ bảy: Khai mở: Chánh trí
Điều thứ tám: Gây tình: Tương thân tương ái và khai thị Pháp môn Tịnh độ.
Nói tóm lại, Đức Thầy với tám điều răn cấm:
- Khuyên tu Nhân đạo (điều thứ nhứt)
- Khai mở tâm lành và tánh tốt (điều thứ hai đến nhiều năm)
- Khai mở chánh kiến và chánh trí (điều thứ sáu và thứ bảy)
- Hoàn thành đạo quả vãng sanh Cực lạc (điều thứ tám).
Nhưng cho được đạt thành quả Vãng sanh, điều quan trọng là điều răn thứ bảy. Nó ví như chiếc cầu bắc sang giác ngạn, phài đi ngang qua nó mới đến được cứu cánh.
Bí quyết để đạt thành quả là ở điều răn thứ bảy. Nếu không phá được ác kiến để mở cửa chánh trí thì dầu có nghiên thủ sáu điều răn trước cũng không sao tiến xa trên con đường đạo, vì rằng không phá được ác kiến thì trước sau gì cũng không tránh khỏi rơi vào hầm hố của mê lầm. Thành thử bao nhiêu công phu tu tập nghiêm thủ sáu điều răn đầu, đều hóa ra uổng phí.
Nhưng phá cho được ác kiến mới vào được dòng đạo (Nhập lưu) mà tiến đến cứu cánh, đạt thành quả. Cứu cánh của Đạo Phật là hoát khai trí tuệ; mọi phương pháp tu hành đều đưa đến trí tuệ. Trong Bát chánh đạo, mục chánh định (suy gẫm chơn chánh), có công năng khai mở trí tuệ, dứt tuyệt mọi phiền não mê lầm để được hoàn toàn giải thoát. Trong lục độ, cứu cánh của pháp tu Bồ tát hạnh cũng là hoát khai trí tuệ.
Vì vậy muốn đạt đến trí tuệ, phải hành cho được điều răn thứ bảy để dẹp trừ ác kiến.
Diệu dụng của pháp môn Tu Nhân Học Phật do Đức Thầy hoằng hóa là ở chỗ hành xử TÁM ĐIỀU RĂN CẤM.
Hoàn thành Đạo Nhân (điều thứ nhứt) của Khổng giáo chưa đủ mà còn phải tu tâm luyện tánh. Và khi khai tâm (từ điều thứ hai đến điều thứ sáu) còn phải tiến lên khai trí (điều thứ bảy để bước vào con đường đạo (Nhập lưu) mà hoàn thành đạo giải thoát, vãng sanh về cõi Cực lạc (điều thứ tám).
Nếu trụ ở cõi an vui vắng lặng tự mãn với điều Tự giác thì cũng chỉ là bực Thánh của Thinh văn thừa. Nhưng nền Đạo của Đức Thầy khai sáng là Bồ tát thừa. Thế nên, khi học đạo hoàn toàn ở cõi Cực lạc (Tự giác) còn phải trở lại cõi trần cứu vớt chúng sanh (giác tha, để trang nghiêm hạnh đức, một ngày kia giác hạnh viên mãn sẽ đạt quả chánh đẳng chánh giác).