Đạt Chơn Lý

02 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 24763)
Đạt Chơn Lý

 

 

CHÁNH. – Đạo Phật là một nền đạo giáo pháp đã đạt chơn lý. Chơn lý lá cái lý chơn chánh đúng với sự thật.

 

Thí dụ như ta đứng ngay mà ngó (chánh kiến) thì thấy rõ sự vật đúng với hình tướng của nó. Còn nếu ta đứng một bên (biên kiến) hay đứng xéo mà ngó (tà kiến) thì ta thấy sự thật không đúng hình trạng của nó. Cái ngó ngay là đạt chơn lý, còn hai cách: đứng một bên và đứng xéo mà ngó thì không đạt chơn lý.

 

Một câu nói đúng chơn lý thì dầu ở nơi nào, thời đại nào ai ai cũng nhìn nhận là đúng sự thật không có thể nói khác đi được.

 

Như Đức Thầy nói: “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, ai tu nấy đắc”, đó là một câu hoàn toàn chơn lý, vì ở đời không ai chẳng cày ruộng sạ lúa mà đến mùa gặt được lúa, còn người có cày ruộng sạ lúa lại đến mùa không được hột nào. Việc tu hành cũng thế, người có công tu hành thì sẽ được đắc quả, chớ không có kẻ chẳng tu mà đắc bao giờ.

 

TÀ. – Trái lại tà giáo thì chủ trương cùng lời nói của họ phản nghịch lại chơn lý. Chẳng hạn họ nói: ai theo họ thì dầu có làm quấy thì cũng được đắc quả, còn bằng không theo họ thì dầu có tu hành chơn chánh cũng không tồn tại hay sẽ bị tai nạn.

 

Hoặc giả hò bày ra đánh bạc, hốt me hày làm phù phép mà ai đem tiền bạc đến dưng cho họ thì người đó, theo lời họ nói, sẽ được nhiều phước báu về sau.

 

Thế nên ta phải sáng suốt xem xét, nếu thấy việc làm hay lời nói không đúng luật CÔNG BẰNG và NHÂN QUẢ. Hai yếu tố chánh của chơn lý thì chính đó là tà giáo.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn