13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 75985)
13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien
Sau đây là bài phát biểu cảm tưởng của một người Huê Kỳ, ông Donald Mallen, sau khi đọc các tài liệu về Anh ngữ của Phật Giáo Hòa Hảo, đã xin quy y thành tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Ông đọc bài cảm tưởng này tại đại lễ 18-5 cử hành bởi Hội quán Phật Giáo Hòa Hảo vùng Hoa Thạnh Đốn (10-6-84).
Ông Donald Mallen năm nay 34 tuổi, chuyên về sinh ngữ, thích đọc sách, viết văn, nghiên cứu. Ông đã từng là một quân nhân sang chiến đấu ở Việt Nam (1968-69) bị thương tại mặt trận và được tưởng thưởng huy chương Purple Heart. Hiện nay ông làm việc cho chánh quyền tiểu bang Pennsylvania.

Dear Brothers and Sisters, and Honored Guests
Thank You for the Honor of Addressing You:

Today is indeed a very special occasion for me, for although I have attended this Anniversary Celebration previously as a welcomed guest, today marks my first attendance as a member of the Hoa Hao Buddhist faith, as one of the family; it is a family that I am most proud to be part of.

It can be asked why a man raised in a Western culture with predominantly Judeo-Christianic moral and theological influences would seek acceptance into the Hoa Hao religion, a religion whose cultural influences are Eastern; I think it most appropriate for me to elaborate on the answer to this query on this day, the Anniversary of the founding of the Hoa Hao religion.

All religion is the culmination of the efforts of humanity to comprehend the complexities and mystery of life — of the natural and supernatural, and of our relationship in the order of these things. Like a mirror that once was whole, but has been broken into many pieces, mankind’s religions all reflect essentially the same concept of relationship — between the individual, his fellow living creatures, his world, and his God — but the size, shape and shade of these reflections are all different. Like many roads to the same city, but through varying terrain, each traveller arrives at the same destination, but each has different memories of the journey. I have been fortunate to have lived in a country that tolerates freedom of all religions expression, so the development of my personal beliefs could benefit from numerous influences. It was not until my introduction to Hoa Hao Buddhism, however, that I had discovered an established faith which so exactly mirrored my own, and in which I felt that I truly belonged.

The faith of the Prophet Huynh Phu So appealed to me mainly because of its simple purity — it concentrates on the essence of our spiritual and physical relationships rather than depending upon exhibitory manifestations or elaborate structures — it is a faith that is to be worshipped in the heart more than in church or temple. The Prophet’s faith is a guiding-of-the-way as opposed to a rigid dogma, emphasizing our great gifts of freedom, and responsibility. It is a faith built upon respect for our fellow living creatures just as well as for God and Buddha, for the past and future as well as for the present, for our nation as for our family. It is a faith to live by instead of just to worship by.

Another great appeal to me of Hoa Hao Buddhism is the Hoa Hao people themselves. When first meeting with them, I was most impressed by the unpretentious sincerity, graciousness, and humility, qualities which are a reflection of their faith. In their company I have always been treated with dignity and respect, and made to feel at home. They were never arrogant or demanding in the propagation of their faith — rather, their influence is overwhelming because of their quiet, reserved, exemplary way of life.

I am also drawn to the religion of the Prophet Huynh Phu So because of His appreciation of the reality of the human manifestation of evil, oppression, and in-humanity that sadly exists in our world, and of our important responsibility to resist, and to end, this threat to the spirit and existence of humanity. To para-phrase a saying of the Prophet, “While the Nation is under oppression, the doors to the temple should be closed, until our duty is done and evil oppression to one’s country”. For the followers of Prophet Huynh Phu So, there is special incentive to dedicate our lives to the ending of communist misery. There is no greater homage we could show to Him than the return of Freedom to Vietnam.

In conclusion, as a Hoa Hao Buddhist I enjoy a religious-philosophical harmony that I have sought for a long time, and now have found. It is for me a way-of-life that is most natural and appealing, especially in these times of egotistical selfishness. I consider myself quite lucky to have found this my cherished faith.

BẢN DỊCH CẢM TƯỞNG CỦA DONALD MALLEN
Kính thưa quý vị quan khách và anh chị em đạo hữu,

Xin cảm tạ quý vị đã cho tôi vinh hạnh lên đây nói chuyện cùng quý vị.

Hôm nay quả là một cơ duyên đặc biệt cho tôi. Những ngày lễ kỷ niệm khai đạo trước, tôi đã tham dự với tư cách một thân hữu, hôm nay là lần đầu tiên tôi tham dự đại lễ kỷ niệm khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo với tư cách một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, một đại gia đình mà tôi rất hãnh diện được là một thành phần.

Có người hỏi rằng vì sao mà tôi, một con người của xã hội Tây phương, trưởng thành trong văn hóa tây phương với ảnh hưởng bao trùm của tôn giáo và luân lý Cơ Đốc, mà ngày nay lại gia nhập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, một nền đạo giáo Đông phương? Tôi nghĩ rằng thời điểm và khung cảnh ngày kỷ niệm khai đạo hôm nay đúng là cơ hội thích hợp nhứt để tôi giải thích lý do.

Tôn giáo là cao điểm hội tụ nỗ lực của nhân loại để tìm hiểu những phức tạp và bí ẩn của sinh mệnh, của thiên nhiên và siêu nhiên, cũng như mối liên hệ giữa con người với các hiện tượng này. Nguồn gốc vẫn là Một, như tấm gương soi nguyên vẹn vỡ ra nhiều mảnh, các tôn giáo đều chủ yếu phản ảnh khái niệm giống nhau về sự liên hệ giữa cá nhân con người với nhơn loại chúng sanh, với thế giới vũ trụ, với Đấng Tối Cao, tuy rằng những phản ánh này có khác nhau về tầm vóc, hình thể và sắc thái. Cũng như nhiều con đường đều dẫn về một đô thị, mà mỗi du khách, tuy cũng tới cùng một mục điểm, nhưng đã đi qua những vùng đất khác nhau, cho nên mỗi người đều ghi nhận những kỷ niệm khác nhau của cuộc hành trình.

Tôi đã may mắn được sanh trưởng tại một quốc gia có tự do tín ngưỡng, và cũng nhờ thế tín ngưỡng của tôi đã phát triển dựa theo nhiều ảnh hưởng khác nhau.

Nhưng chỉ từ ngày mà tôi được giới thiệu với Phật Giáo Hòa Hảo, tôi mới nhận thấy mình đã tìm được một tín ngưỡng thuần thành phản ảnh chính xác niềm tin của tôi, và tôi cảm thấy rằng tôi thực sự là một thành phần của nền Phật Giáo Hòa Hảo.

Chính sự cao khiết giản dị trong giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cảm hóa tôi. đó là sự chú trọng tới bản chất của những liên hệ tinh thần và vật thể, thay vì dựa vào những hình thức phô trương hay những kiến trúc đồ sộ. Đó là một giải pháp tu tại tâm hơn là tới đền chùa. Đức Thầy cho ta một giáo lý dẫn đạo, Ngài chỉ con đường cho ta đi, chớ không chỉ nêu một giáo thuyết cứng rắn. Ngài nhấn mạnh về những hồng ân về tự do tự tại mà ta thụ hưởng, về trách nhiệm mà ta đảm nhận.

Đó là một tín ngưỡng xây dựng trên nền tảng tôn kính đối với đồng loại chúng sanh, cũng như đối với Trời Phật, đối với quá khứ và tương lai, cũng như đối với hiện tại, đối với tổ quốc cũng như đối với gia đình. Đây là một tín ngưỡng để mà sống đạo, chớ không phải chỉ để chiêm bái.

Một mãnh lực khác của Phật Giáo Hòa Hảo đã thâu hút tôi mạnh mẽ, đó chính là bản thân con người Phật Giáo Hòa Hảo. Ngay từ buổi đầu gặp họ, tôi đã cảm kích bởi sự chân thật, nhã nhặn, khiêm tốn, đó là những đức tánh phản ảnh giáo lý của họ. Tôi luôn luôn được đối đãi một cách có nhân phẩm và tôn kính, làm cho tôi cảm thấy như ở trong một gia đình vậy. Họ không bao giờ có thái độ kiêu căng hay đòi hỏi, khi truyền bá giáo lý. Trái lại, chính cái nếp sống trầm lặng, cẩn trọng, gương mẫu của họ đã tạo ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Một yếu tố nữa chiêu cảm tôi vào đạo giáo của Đức Huỳnh Giáo Chủ, là Ngài thấu hiểu thực trạng của con người, đang sống với tội ác, áp bức, phi nhân vô đạo, đó chính là thảm trạng đang tiếp diễn trong thế giới loài người. Ngài ý thức chúng ta cái trách nhiệm phải đối phó, và phải làm tiêu tan cái nguy cơ sa đọa và tiêu diệt của nhơn loại. Xin nhắc lại một đoạn giảng của Đức Thầy với ý nghĩa rằng “Khi dân tộc bị áp bức, hãy tạm đóng cửa chùa lại cho đến khi nào ta đã làm tròn nghĩa vụ đẩy lui kẻ thống trị ác độc ra khỏi đất nước...”
Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,
Đền xong nợ nước thù nhà,
Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô... (*)

Viễn tượng này rất thích ứng với hoàn cảnh chúng ta, là những người đang chứng kiến sự đàn áp vô nhân đạo diễn ra trên đất nước của mình. Đối với các tín đồ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, đó là động lực đặc biệt để hiến thân vào công cuộc chấm dứt sự thống khổ do Cộng sản gây ra. Đòi lại tự do cho Việt Nam, là biểu lộ niềm tôn kính cao nhứt đối với Đức Giáo Chủ.

Kết luận, là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, tôi được hưởng một triết lý tín ngưỡng mà tôi đã ước vọng từ lâu, và nay tôi đã tìm thấy. Tôi đã tìm được một lối sống rất tự nhiên và thích thú, nhứt là trong hiện trạng của thế gian đầy dẫy ích kỷ tư kỷ này. Tôi tự cho là có cơ duyên may mắn cảm nhận được một giáo lý để tôn thờ.

DONALD MALLEN
(Tên Việt: HUỲNH HÙNG)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn