- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - NGUYỄN LONG THÀNH NAM
- PHẦN I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- PHẦN II: BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
- PHẦN III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
- PHẦN IV: PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ CÁCH MẠNG
- PHẦN V: SAU KHI ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ RA ĐI
- PHẦN VI: CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM ĐỐI VỚI PGHH
- PHỤ LỤC I
- PHỤ LỤC II
- 1- Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Hòa Hảo, Kim Định
- 2- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam, Phạm Công Thiện
- 3- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta, Lý Khôi Việt
- 4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách
- 5- Nhận Thức PGHH, Trần Nguyên Bình
- 6- PGHH Và VNDCXHĐ Trong Lịch Trình Đấu Tranh Của Dân Tộc Việt, Hà Thế Ruyệt
- 7- PGHH Như Một Vân Động Dân Tộc, PGHH Và Chủ Trương Chấn Hưng Xã Hội, Phạm Cao Dương
- 8- Việt Tình Và Việt Tính Trong Hành Động Và Tư Tưởng Huỳnh Giáo Chủ, Cao Thế Dung
- 9- Giáo Phái Miền Nam Qua Lăng Kính Xã Hội Học, Nguyễn Văn Trần
- 10- Sự Đóng Góp Của Huỳnh Giáo Chủ Và PGHH Vào Công Cuộc Cứu Nước Và Dựng Nước, Trịnh Đình Thắng
- 11- PGHH Và DXĐ Trong Dòng Lịch Sử Của Phật Giáo Và Dân Tộc Việt Nam, Trần Ngọc Ninh
- 12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo
- 13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien
Lập trại ruộng để vừa khẩn hoang vừa tu hành là một công thức đặc biệt của Bửu Sơn Kỳ Hương. Miền Nam trong thời kỳ khai phá, nhu cầu phát triển nông nghiệp rất quan trọng. Chính quyền có các quy chế đồn điền dinh điền, với các biện pháp để khích lệ dân chúng đi khai hoang. Kẻ tội phạm, nếu nhận đi tham gia các đoàn khai hoang, thì được miễn tội. Cho nên giữa đám quần chúng khai hoang, cuộc sống rất hỗn độn, tội ác đầy dẫy. Nhiều dự án khẩn hoang cũng vì vấn đề nhân sự mà thất bại. Trái lại, các trại ruộng của Bửu Sơn Kỳ Hương lại là những thành công. Bí quyết thành công nằm ở chỗ có lãnh đạo. Tại trại ruộng này, quyền lãnh đạo do các đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, hướng dẫn tín đồ và dân chúng vừa làm ruộng, vừa tu hiền. Nhờ có sự lãnh đạo trên phương diện tín ngưỡng, nhờ có niềm tin và nếp sống đạo đức của các tín đồ, trại ruộng của Bửu Sơn Kỳ Hương mang đặc tánh riêng biệt; vừa mở mang kinh tế xứ sở, lại vừa sống lương thiện bình dị để tu tâm dưỡng tánh. Trại ruộng thay thế cho chùa chiền như trung tâm tín ngưỡng, nhưng đồng thời lại là trung tâm sản xuất, chớ không phi sản xuất như chùa chiền chỉ chú tâm vào việc tu hành mà thôi.
Những trại ruộng do đại đệ tử của Phật Thầy điều khiển thời kỳ đó vẫn còn vết tích đến ngày nay, là:
1. Trại ruộng Hưng Thới Xuân Sơn, thuộc vùng Thất Sơn, chân núi Ông Két do ông Bùi Văn Thân và Bùi Văn Tây tức Đình Tây lãnh đạo.
2. Trại ruộng Láng Linh, mệnh danh là Bửu Hương Các, do Cố quản Trần Văn Thành lãnh đạo, sau trở thành tổng hành dinh kháng chiến của chiến khu Bảy Thưa.
3. Trại ruộng Cần Lố tại bờ Tiền Giang phía Đồng Tháp Mười, do ông Đặng Văn Ngoạn tức đạo Ngoạn lãnh đạo, lan rộng đến các vùng rạch Ông Bương, rạch Trà Bông. Tại đây có dựng ngôi chùa Trà Bông.
4. Trại ruộng Cái Dầu (Bình Long) sát hữu ngạn sông Hậu Giang, khai thác khu đất Tầm Phong Long, do ông Nguyễn Văn Xuyến, tức đạo Xuyến lãnh đạo.
Ngoài ra còn các vùng Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Hanh (Long Xuyên), Sa Đec, Kiến Phong, Trà Bang (Rạch Giá), Vĩnh Long, Vĩnh Bình, đều có bàn tay khai phá của các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, kể từ thời còn hoang vu nguy hiểm đầy rắn rết, muỗi độc, thú dữ...