Sau đây là một số mảu chuyện trong cuộc sống tại chiến khu miền Đông của Huỳnh Giáo Chủ (1946-1947). Giai đoạn này đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức kháng chiến quốc gia như: Cao Đài, Bình Xuyên, Đại Việt, Quốc Dân Đảng, Phật Giáo Hòa Hảo.
HUỲNH GIÁO CHỦ VÀ CÁC CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG
Huỳnh Giáo Chủ thể hiện ý chí chiến sĩ qua hành động sống chung vui với tướng binh, ngày ngày có mặt trong cơ ngũ, cùng ăn chung, cùng ngủ chung với chiến sĩ, không phân biệt cấp bực tớ Thầy.
Ngài cũng băng đồng lội nước, xông pha vào lằn tên mũi đạn, không có một cử chỉ nào tỏ ra cách biệt với anh em quân nhân.
Mấy chị đầu bếp có ý muốn phụng sự Ngài một cách riêng biệt, thì Ngài chẳng ngại lời khiển trách. Bằng cách từ chối khéo léo, đôi khi dọn cơm xong thành một bàn dài, nay Ngài ngồi chỗ này, mai ngồi chỗ khác, chớ không ngồi một chỗ nhứt định. Ngài ngồi xen kẽ với chiến sĩ, thành thử mấy chị đầu bếp có muốn dọn riêng cho Ngài một mâm với món ăn đặc biệt, cũng không thể dọn được.
Có lần, lúc ở miền Đông, quân Pháp kéo đến bắn phá. Ngài cũng như mọi người, xông pha chiến đấu. Chẳng may, Mười Trí trúng đạn, Ngài chẳng ngại đưa lưng cõng qua một khúc rạch, tránh khỏi lằn đạn. Đến chừng tan cuộc, nhiều người bị thương, hoặc nhiều hoặc ít, nhưng riêng Ngài không hề hấn gì. Còn Mười Trí thấy vậy, mới hỏi: “Chú Tư có phép gì nên mới không bị thương?”
Ngài thản nhiên trả lời:
— Tại tụi Pháp bắn dở quá không trúng.
Mặc dầu nói vậy, chớ nhìn cái nón Ngài đang đội, thấy có nhiều vết đạn lủng bay. (*)
Nhiều người đã sống chung với Huỳnh Giáo Chủ tại chiến khu, đều giữ ấn tượng đặc biệt về cách sống bình dị và gan dạ của ông. Trong một lần Ban Lãnh đạo của Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp đang trên đường công tác bí mật, bị quân Pháp phục kích xả súng bắn rất dữ dội, mọi người phải nhảy xuống sông núp. Khi tiếng súng dứt, mọi người vẫn còn đang núp, chờ cho thiệt yên, thì đã thấy Huỳnh Giáo Chủ lội dưới nước, trên vai cõng nhân vật Phạm Hữu Đức, tức Tư Đức, vì ông này bị thương nặng. (*) ...
Đức Huỳnh Giáo Chủ yêu mến liên quân Bình Xuyên, vì anh em chiến sĩ cấp chỉ huy đều còn trẻ, trực tính, hăng say và nhứt là gan dạ. Anh em liên quân cũng rất mong được Huỳnh Giáo Chủ tới thăm, bởi vì ngoài lối cư xử bình dân, lời ăn tiếng nói rất truyền cảm, lại thường có quà tặng cho anh em. Đi theo con người cao dỏng có cặp mắt sáng long lanh như điện luôn luôn mặc bộ đồ bà ba bằng lụa đen, còn có vài người nữa mang theo những bọc quần áo, thuốc men đem đến tặng cho liên quân. (Đây là tiếp liệu của khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thường xuyên chở từ miền Tây lên tiếp tế đơn vị Phật Giáo Hòa Hảo đang chiến đấu ở chiến khu 7 miền Đông).
Đã có một lần, một nhân viên trong bộ tham mưu Trung Đoàn 25 nói đùa rằng:
— Mỗi lần đến thăm anh em, Giáo Chủ có cảm tưởng bị bóc lột không?
Giáo Chủ trả lời rằng:
— Không, tôi có cảm tưởng là được thực sự chia sẻ nỗi khó khăn mọi phương diện của anh em.
Một lần nữa, khi Huỳnh Giáo Chủ ngủ chung với anh em trong bộ tham mưu Trung Đoàn 25, sáng dậy một thanh niên ngỡ ngàng khi thấy chân mình đang gác lên bụng Đức Thầy. Anh vội rút chân về và chữa thẹn:
— Thưa Giáo Chủ, đêm qua tôi mơ thấy có đám mây nhỏ dám che khuất mặt trời.
Huỳnh Giáo chủ cười đáp:
— Có sao! Đó là sự tuần hoàn của tạo hóa.
Ngoài biệt tài đối đáp, Huỳnh Giáo Chủ còn làm cho anh em trong liên quân vô cùng kính nể óc thông minh đặc biệt của Ngài.
Trong một buổi chiều ở chiến khu, có người đề nghị với Huỳnh Giáo Chủ cùng đua tài bắn súng lục. Nguyễn Bình, khu trưởng khu 7 cũng có mặt, và chấp thuận ngay. Bình đưa cây súng Wicker nòng dài lên bắn ba phát, trúng đích là cành cây khô gẫy xuống, làm cho mọi người vỗ tay tán thưởng.
— Bây giờ đến lượt Giáo Chủ.
Huỳnh Giáo Chủ tuy có khảu súng lục Chiêu Hòa, nhưng chưa ai thấy Ngài rút súng ra, hay bắn phát đạn nào. Cho nên đề nghị “đến lượt Giáo chủ thi tài” càng được mọi người cổ võ, chờ đợi.
Huỳnh Giáo Chủ mỉm cười lắc đầu:
— Tôi thấy trước thua khu trưởng rồi. Có bắn hay không cũng thế mà thôi.
Mười Trí bắn thế Huỳnh Giáo Chủ 3 phát, đáp lễ Nguyễn Bình, rồi mời tất cả trở về ấp số 8...
Trong một buổi tiệc vào cuối năm 1946, tại chiến khu miền Đông... Khi nhiều vò rượu đã cạn, một người cao hứng đưa vấn đề tình yêu trai gái ra thảo luận. Chỉ toàn đàn ông, nên chẳng ai dè dặt lời nói.
Nguyễn Bình cũng vui miệng kể chuyện mối tình mình, rồi sau đó quay sang hỏi Huỳnh giáo chủ:
— Thưa Giáo Chủ đã yêu bao giờ chưa?
Mọi người như tỉnh rượu trước câu hỏi đột ngột đặt ra với một vị Giáo Chủ. Họ im lặng đưa mắt nhìn Giáo Chủ. Ngài vẫn thản nhiên gật đầu:
— Có, tôi cũng đã từng yêu, yêu rất nhiều.
Rồi ông cao giọng ngâm bài thơ Tình yêu:
Ta có tình yêu rất đượm nồng,
Yêu đời yêu lẫn cả non sông.
Tình ta chan chứa trong hoàn vũ,
Không thể riêng yêu khách má hồng.
Nếu khách má hồng muốn được yêu,
Thì trong tâm trí phải xoay chiều.
Hướng về phụng sự cho nhân loại,
Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.
(Bài thơ này Huỳnh Giáo Chủ làm giữa năm 1946 trong thời gian hoạt động bí mật tại Saigon — Chợ lớn. Lúc đó Ngài cải trang làm người Trung Hoa, ở trọ một gia đình Trung Hoa tại Chợ Lớn. Cô chủ nhà có người em gái, thấy Huỳnh Giáo Chủ đẹp trai dễ thương, thì đem lòng thầm yêu. Nhận thấy thế, và biết không thể ở lâu e bại lộ, Huỳnh Giáo Chủ viết bài thơ Tình Yêu, rồi dọn đi nơi khác.
Trong một buổi trưa, khi Đức Thầy đang nằm nghỉ tại địa điểm đóng binh trong chiến khu miền Đông, anh Bùi Hữu Phiệt Tư lịnh Trung đoàn 25 Bình Xuyên đến thăm, và đọc một bài thơ bốn câu có ý “khích tướng”, như sau:
Non nước ngửa nghiêng vẫn ngủ ỳ,
Ai ơi, tỉnh dậy, dậy rồi đi.
Đi lo sự nghiệp trai thời loạn,
Khỏi thẹn người xưa lúc gặp thì.
Đức Thầy liền ứng khảu họa lại:
Lặng lẽ tính toan, đâu ngủ ỳ,
Chỉnh tu binh mã để rồi đi.
Khi đi muông sói đều tan vỡ,
Rõ mặt hùng anh tạo thế thì.
Anh em chiến sĩ có mặt đều vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
(Miền Đông, mùa xuân 1947) (*)
ĐỐI THOẠI NẨY LỬA GIỮA NGUYỄN BÌNH VÀ LÊ VĂN VIỄN
Giữa Nguyễn Bình và các tổ chức kháng chiến quốc gia miền Nam lúc đó, không khí nghi kÿ rất nặng nề, do chủ trương độc tài đảng trị của Cộng Sản Việt Minh biểu lộ trong nhiều đợt đàn áp khủng bố độc lập.
Sau đây là một mảu chuyện điển hình cho mối tương quan căng thẳng và đầy nghi kÿ, xảy ra tại chiến khu 7 vào giữa năm 1948. Ngày 15-5-1948, văn phòng Bảy Viễn được một mật điện của Chủ tịch ủy ban Hành chánh Nam bộ gọi Tư lịnh Liên khu Bình Xuyên, mời “anh Bảy” đến họp với tướng Nguyễn Bình, ủy viên Quân sự Nam bộ, tại chiến khu Đồng Tháp Mười.
Ngày 20-5-1948, Bảy Viễn rời rừng Sát đến Đồng Tháp phó hội, với một phái đoàn tùy tùng và một đơn vị Bình Xuyên võ trang 200 tay súng. Ngày 25-5-1948, Bảy Viễn sẽ chánh thức nhậm chức Tư lịnh Chiến khu 7, trong một đại lễ có các khu trưởng 8 và 9, với ủy ban Hành chánh Nam bộ tham gia. Ngày 28, Bảy Viễn và và hai nhân vật tín cản đến chỗ họp.
Phiên họp bắt đầu. Tướng độc nhãn Nguyễn Bình mở lời:
— Bây giờ ta phải xét vấn đề tổ chức quân sự và lãnh thổ. Từ khi đồng chí Bảy Viễn nhận chức vụ khu trưởng chiến khu 7, hẳn đồng chí đã ý thức các vấn đề kyœ luật và trách nhiệm. Kể từ nay, đồng chí không còn là Tư lịnh Bình Xuyên hợp tác với kháng chiến, mà là một sĩ quan cao cấp của quân đội cách mạng. Có nghĩa là đồng chí phải tuân hành mệnh lệnh Ban Hành chánh Nam bộ và ủy viên Quân sự (tức Nguyễn Bình). Chúng ta không thể chống giặc mà không thống nhứt hệ thống. Mọi đặc điểm riêng không được tồn tại nữa.
Phía Bảy Viễn, một vị đứng lên xin nói:
— Tôi xin trình bày cho rõ một điểm. Tổ chức Bình Xuyên không đợi đến khi Trung tướng Nguyễn Bình tới chiến trường Nam Bộ mới bắt đầu chiến đấu. Từ ba mươi tháng nay, chúng tôi đã đánh nhau với Pháp và đã có hơn 300 chiến sĩ hy sinh tại các mặt trận. Suốt 1.000 ngày chiến đấu đó, chúng tôi không hề nhận được của Cục quân nhu Việt Minh một hột gạo tiếp tế, một con cá khô hay một khảu súng, một viên đạn nào cả. Những đoàn quân chuyển vận võ khí tiếp liệu từ Bắc vào chiến trường Nam Bộ đã đi ngang qua địa phận chúng tôi đóng quân, và được chúng tôi bảo vệ, tiếp nhận, chuyên chở đến nơi đến chốn. Không một chiến sĩ Bình Xuyên nào được lãnh một xu lương bổng. Cả ủy ban Hành chánh Nam bộ lẫn Quân ủy không ai cung cấp cái gì cho Bình Xuyên...
Tướng Nguyễn Bình lạnh lùng nói:
— Các đồng chí đã có Maurice Thiên và người Tàu Chợ Lớn tiếp tế tiền bạc và nhu cầu rồi.
— Đúng vậy. Chúng tôi phải thâu thuế trong khu vực chúng tôi kiểm soát, cũng như các đồng chí thâu thuế trong khu vực do quý cơ quan kiểm soát.
— Vậy đồng chí còn than phiền điều chi?
— Chúng tôi không than phiền, mà chỉ nói cho rõ vấn đề. Tất cả chúng tôi đều tin tưởng nơi sự sáng suốt và lòng can đảm của đồng chí. Nhưng chúng tôi không hài lòng về cung cách đồng chí đối xử với chúng tôi. Bình Xuyên đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ, đồng chí không hề đề nghị giúp đỡ gì chúng tôi, mà đồng chí chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành.
Tướng Nguyễn Bình cười gằn:
— Các đồng chí có tuân hành mệnh lệnh của tôi đâu, đồng chí hiểu chớ!
— Đồng chí nói sai rồi. Tất cả những nhiệm vụ mà đồng chí chỉ thị, chúng tôi đã thi hành trọn vẹn. Chúng tôi chỉ từ chối sự kiểm soát của những chánh trị viên mà đồng chí gửi tới, đồng chí có hiểu lý do tại sao không?
— Tôi muốn nghe đồng chí nói rõ — Lời của Chủ tịch ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.
— Đây là sự thực. Chúng tôi nghĩ rằng các chánh trị viên không có gì để dạy dỗ chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức cầm súng chiến đấu vì nền độc lập của tổ quốc, và để đòi tự do. Chúng tôi không chiến đấu cho một chế độ đảng trị, hay để củng cố uy quyền lãnh đạo đã nhẫn tâm tàn sát đồng đội một cách ác độc hơn là đối với quân thù...
Tướng Nguyễn Bình đã đặt tay lên bá súng lục đeo bên hông gằn tiếng hỏi:
— Đồng chí muốn ám chỉ ai?
— Là đồng chí Nguyễn Bình. Đúng vậy.
Tướng Nguyễn Bình vụt rút súng ra khỏi vỏ. Phía bên Bình Xuyên, người chỉ huy đội hộ vệ cũng lên cò cây tiểu liên tự động Thomson, nhắm ngay vào Nguyễn Bình.
— Xin Trung tướng bình tĩnh lại.
Chủ tịch ủy ban Hành chánh Nam bộ nhìn người chỉ huy Bình Xuyên, thấy nét mặt cương quyết, ngón tay đặt sẵn trên cò súng, sẵn sàng nổ súng. Viên chủ tịch nghĩ thầm trong trí, nếu khảu tiểu liên kia ria một tràng đạn, thì trong phòng họp này không ai sống sót. Ông ta run giọng can gián:
— Tất cả bình tĩnh lại. Chúng ta đều là anh em đồng chí cả...
Không khí bớt nặng nề, đôi bên bỏ súng xuống. Viên chủ tịch nói:
— Đồng chí vừa phát biểu những điều kết tội, vậy đồng chí có thể chứng minh cho rõ trắng đen không?
Tức thì Bảy Viễn đứng lên tiến tới phía trước, bên hông đeo tòn ten khảu súng lục:
— Tôi xin nói.
Và Bảy Viễn nhìn thẳng về phía Nguyễn Bình:
— Nếu tôi phải kể hết mọi tội ác mà đồng chí đã phạm đối với các chiến sĩ quốc gia, thì phải nói cả giờ đồng hồ mới hết. Tôi chỉ muốn nói đến một vụ: Tại sao đồng chí ám hại giáo chủ Hòa Hảo?
— Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt Cộng Sản và cá nhân tôi. Cho nên phải tiêu diệt.
— Nói láo!
Bảy Viễn gầm lên. Nguyễn Bình cũng nổi giận đùng đùng. Chủ tịch ủy ban Hành chánh phải can gián. Bảy Viễn lại lên tiếng:
— Đồng chí tự tin bởi đồng chí nghĩ rằng kẻ khuất mặt không thể nói lên sự thật được. Nhưng còn tôi đây, tôi còn sờ sờ đây, thì tôi phải nói. Tôi kết tội đồng chí đã hai lần âm mưu ám sát chính tôi.
Nguyễn Bình bậm môi cười, phản công:
— Không thể kết án vô bằng chứng như thế. Tôi thách đồng chí trưng bằng cớ ra đây.
— Đồng chí lầm rồi. Tôi đang nắm trong tay một bằng cớ còn hùng biện hơn là nhân chứng nữa. Đó là tài liệu do chính tay đồng chí Nguyễn Bình ký tên chỉ thị cho ban ám sát...
Bảy Viễn rút trong túi ra một mảnh giấy gấp tư, đã lấy được trong người của tên sát thủ năm 1947, và đặt tờ giấy đó lên mặt bàn. Nguyễn Bình lặng lẽ mở tấm giấy, nét mặt mờ đi, giận đến run lên. Chủ tịch ủy ban Hành chánh Nam bộ cầm lấy tờ giấy, và chính ông cũng giận run. Một bầu không khí im lặng nặng nề đè trên phòng họp. Viên chủ tịch quay sang hỏi Nguyễn Bình:
— Có phải đây là chữ ký và con dấu của đồng chí không?
Nguyễn Bình quay mặt đi, nghiến răng nói:
— Chính hắn đã nhiều lần mưu sát tôi, đoàn hộ vệ của tôi đã chết về tay hắn.
Viên Chủ tịch nói nhỏ:
— Chuyện này quan trọng lắm, phải báo cáo về Trung Ương. Yêu cầu các đồng chí chờ tôi.
Bảy Viễn không trả lời, từ từ đi ra khỏi phòng họp.
Trên đường từ Đồng Tháp trở về rừng sát, Bảy Viễn và đoàn tùy tùng bị phục kích trong đêm tối. Nhưng vỏ quít dày có móng tay nhọn, Bình Xuyên đã đề phòng chuyện đó, biết rằng thế nào Nguyễn Bình cũng làm như thế,cho nên họ đã thoát vòng phục kích của Trung đoàn 306 do chính Nguyễn Bình bố trí...(*)
Sau lần đụng độ này, Bình Xuyên biết không còn cách nào cộng tác với Việt Minh được nữa, cho nên tìm cách liên lạc với Saigon, và ngày 17-6-1948, ông Lê Văn Viễn cùng toàn bộ binh sĩ Bình Xuyên về hợp tác với Chánh phủ của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân.
Gửi ý kiến của bạn