- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
T
ại Sài Gòn đêm mùng 4 tháng 8 năm At Dậu 1945 (Tức 9-9-45 dl), bọn độc tài ra lịnh cho thuộc hạ đến bao vây văn phòng Đức Thầy lúc đó đặt tại số 8 đường Sohier. Để cho được chu đáo trong âm mưu vây bắt Đức Thầy, chúng đã gọi điện thoại nói chuyện với Ngài, để biết chắc Ngài còn ở đó. Chúng còn sai thuộc hạ, một nhân viên thân tín chỉ huy cuộc bao vây này. Bấy giờ sau bữa cơm tối hơn một giờ. Họ chia thành nhiều toán, bao vây khắp từ ngoài đến trong, nhưng khi họ lục soát thì không thấy Đức Thầy đâu cả. Những anh em phòng vệ đều bị bắt, chung quanh văn phòng Đức Thầy thì không còn nẻo nào thoát được. Còn phía sau nhà thì tường cao chắn bít, và là nhà ở của kẻ không quen.Bữa sau, tên thuộc hạ đến lục soát ngôi nhà của một tín đồ PGHH ở cách đó một con đường, vì nghe Đức Thầy thoát thân đến trọ, nhưng không thấy gì.
Bữa sau nữa. Chúng được tin Đức Thầy cải trang thành một phụ nữ sang trọng, ngồi trên xe du lịch đi trên công lộ Sài Gòn, Họ tích cực gạn xét trên các trục lộ giao thông, nhưng cũng không tìm thấy Đức Thầy đâu cả! Khác nào cánh chim bạt gió, biết đâu mà tìm!
Trong lúc bọn chúng tung ra những luận điệu xuyên tạc tuyên truyền phao vu cho Đức Thầy để giam cầm sát hại tín đồ của Ngài, thì Đức Thầy từ Sài Gòn đi Gia Định, rồi đến lánh nạn ở Biên hòa. Sau đó Ngài di chuyển đến Long Thành, vào trú trong một vườn trà quế giữa rừng, Ngài than:
Gió hiu hắt bên rừng quạnh quẽ,
Nhìn non sông đượm vẻ tang thương.
Mối tình chủng loại vấn vương!
(Bài Tự Thán)
Tại đây, bọn thanh niên Tiền phong địa phương tình nghi cho Đức Thầy và những tùy tùng là Việt gian. Họ toan làm khó dễ những anh em hộ vệ của Thầy, nên Ngài di chuyển đến Cỏ May thuộc Bà Rịa, rồi rút sâu vào rừng Chà Là. Ngài tức cảnh sanh tình:
Từ ấy lao mình vượt khổn nguy,
Băng rừng lội suối giả man di.
(Bài Tiếng Súng Bên Lầu)
Tuy sống cảnh bên rừng tạm gởi thân cô quạnh, nhưng lúc nào Đức Thầy cũng tỏ ra bình tĩnh và cương quyết theo đuổi chí hướng của mình.
Một lần anh đại đội Thoại, người hộ vệ bên cạnh Ngài, múc nước suối rửa chân Đức Thầy để tìm thấy mấy cây gai đâm vào chân Ngài. Vì gai đâm mấy ngày qua nên đã làm mủ chung quanh những chấm đen, anh Thoại lể gai và nhẹ tay nặn mủ nơi chân Ngài. Mỗi lần những chiếc gai và mủ thi nhau vọt ra là mỗi lần tim anh quặn thắt. Bất giác anh Thoại khóc lên thành tiếng. Đức Thầy ôn tồn nói với anh Thoại:
Thanh niên sao mà nhát vậy! Mới thấy gai đâm mà đã khóc! Chúng ta còn phải gặp nhiều chuyện nguy nan hơn nữa, phải bình tĩnh và cương quyết để có đủ khả năng ứng phó kịp thời.
Anh Thoại nghẹn ngào nói:
-Bạch Thầy, làm thân chiến sĩ con tự biết mình dấn thân vào cái chết, có sợ gì đâu! Nhưng nhìn thấy cái khổ của Thầy, lòng con không sao chịu được.
Đức Thầy vuốt tóc anh Thoại tỏ ý cám ơn, rồi cười nói:
-Hãy niệm Phật cho vững tâm đại hùng đại lực.
Cho đến năm Ất Dậu 1945, quân lực Pháp đã chiếm đóng tràn lan, còn bọn độc tài (CS) thì tìm đường trốn chạy. Trong cơ hội đó Đức Thầy trở về Chợ Lớn. Và sau Tết Nguyên Đán Bính Tuất các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mới bắt đầu nối liên lạc với Ngài.
(Thuật theo Năm Cuộc Đối Thoại PGHH)
PHẦN NHẬN XÉT:
Đức Giáo Chủ ra đời dạy Đạo trước Đệ nhị thế chiến.. Vì thấy chúng sanh sắp rước nhiều tai họa hãi hùng nên động mối từ tâm Ngài mới lâm phàm cứu tế. Nhưng đối với chúng sanh ở thời kỳ Hạ nguơn này, bởi nghiệp nặng tình dày nên họ luôn chứa nhiều tội ác. Thế nên, nếu có ai tài trí hơn họ thì họ sẽ không ngần ngại mà triệt hạ, dù rằng việc làm này chứa đầy mưu mô gian ác.
Bởi Đức Thầy lúc ấy là một thanh niên tài trí hơn người, đức độ cao siêu, uy tín có thừa, vị tha vô hạn, khiến mọi người đều kính mến phục tùng. Thế thì bảo sao kẻ tiểu nhơn không sanh tâm ám hại Ngài để tranh giành ảnh hưởng. Nhưng thật ra, Ngài có tranh luận với ai đâu. Ngài đã cho biết sứ mạng của Ngài là: “Chọn những đấng tu hành cao công quả, để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang”, chớ đâu phải đi tranh giành cái giả ảo như kẻ phàm tình. Ngài đã hoan hỉ chấp nhận mọi cảnh khó khăn bởi quá thương xót chúng sanh. Ta hãy nghe lời đầy từ bi hỉ xả của Ngài qua câu:
Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn,
Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.
Cơn giông tố mịt mù bụi cát,
Chẳng nao lòng của Đấng Từ bi.
(Bài Sa Đéc)
Vì cảm lòng vị tha cao thượng của Thầy mình mà anh Thoại không dằn được cơn xúc động; hiểu ý đệ tử nên Thầy vuốt tóc anh và khuyên niệm Phật. Bởi có niệm Phật, tâm mình mới được bình tĩnh sáng suốt mà nhận thấy cái giả của xác thân để hầu có buông xả muôn duyên không để sự khổ vui làm rối loạn. Có niệm Phật mới có công đức để thắng phục điều chướng ngại đến với mình.
Tóm lại, Thầy ta vì sanh chúng mà phải nhận lấy mọi nỗi khổ. Chẳng những không nãn chí nao lòng mà Ngài còn ung dung cho biết:
Dù đời bạc đãi ngọn đèn cứ nêu.
Soi từ đài các xá lều,
Cho người trụy lạc biết điều nghĩa nhân.
(Bài Tự Thán)
Thế nên chúng sanh còn khổ thì chư Phật và chư Bồ Tát vẫn còn khổ bởi chúng sanh. Vậy ta rán học gương hạnh cao cả của Ngài cho xứng đáng là một tín đồ ngoan Đạo.