- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
T
hời gian Đức Thầy vân du đó đây, Ngài trở về Xà No, rồi đến Bạc Liêu, sau đó Ngài đến ở tại nhà ông Ký Võ văn Giỏi. Lúc này bà Ký đã quy y với Đức Thầy rồi, còn ông Ký thì chưa quy y.Ông ký Giỏi đang làm việc cho Pháp, vì chưa hiểu đạo nên ông không tin Đức Thầy là Phật, nhưng có một điều là nhìn tư cách của Thầy thì ông rất là kính trọng, ông thường gọi Đức Thầy bằng Ngài.
Hôm nọ người bạn ở Pháp có gởi tặng cho ông Ký ba gói trà, được biến chế đặc biệt hơn các loại trà khác, người ta thường dùng để đãi khách quý của họ. Có được trà, bèn suy nghĩ trà này nên đãi ai, ông liền nhớ, tại nhà ông có mặt của Đức Thầy là thượng khách.
Buổi trưa hôm đó cũng là đặc biệt, ông tự vào bếp nấu nước pha trà, chớ không sai gia nhân như mọi khi. Ông tự rửa ly tách để vào bộ kỹ trà, châm trà xong, ông gọi bà Ký:
-Tôi nhờ bà mời Thầy của bà ra nhà khách dùng trà. Ông luôn dùng từ Thầy của bà ký, chớ không phải Thầy của ông.
Đức Thầy bước ra Ngài nói:
-Ông Ký mời tôi uống trà.
Ông Ký cúi đầu:
-Dạ tôi mời Ngài uống trà.
Ngay lúc đó Đức Thầy ngồi xuống ghế, ông ký rót tách trà, đứng lên dùng hai tay dâng tách nước cho Thầy. Ngài đưa tay lấy tách nước và nói:
-Ông Ký ngồi xuống đi.
Ngay lúc đó bỗng dưng Ngài trầm ngâm, Ngài dùng tách trà của ông Ký mới dâng mà hất ra sân. Trước sự việc như vậy làm cho ông Ký băn khoăn trong lòng, quá đỗi ngạc nhiên, không hiểu mình có gì xúc phạm làm cho Đức Thầy phải hất tách trà ra sân.
Ông Ký con đang ngẩn ngơ thì liền theo đó Ngài mới ôn tồn bảo với ông:
Ông Ký à! Chắc ông khó chịu trước hành động lạ thường của tôi, tách trà tôi không uống mà lại hất ra sân. Vì cách đây độ một ngàn thước có kho xăng đang bốc cháy dữ dội, nhờ tách trà của ông, tôi dùng kịp thời để tưới tắt ngọn lửa.
Nghe Thầy nói xong, trong lòng ông Ký nẩy thêm sự ngờ vực hơn nữa. Ông nghĩ, chỉ một tách trà nhỏ như thế thì làm sao dập tắt lửa của kho xăng đang cháy cách đây một ngàn thước. Hoàn toàn ngoài sức hiểu biết và ngoài sự tưởng tượng của con người, hơn thế nữa ông là một người có trình độ hiểu biết về khoa học. Vì lẽ đó ông đứng thộn người ra, chưa biết phải làm thế nào hay đối đáp ra sao với Đức Thầy. Thấy thế Ngài mới nói với ông:
-Tôi biết ông khó tin lời của tôi. Vậy ông hãy vào lấy chiếc xe hơi của ông, tôi chỉ đường cho ông chở tôi đến nơi, khi chứng kiến thực sự việc đã xảy ra, chừng đó ông sẽ được giải đáp những gì ông đang thắc mắc nơi lòng.
Ông Ký nghe vậy, buộc lòng phải ra lấy xe chở Ngài đi, ông mở cửa xe để Thầy vào ngồi . Đức Thầy chỉ ông chạy về hướng cây cầu, ông Ký nghe theo lời lái xe đến nơi. Vừa lên dốc cầu thì ông phải cho xe dừng lại, vì có rất đông người đứng trên cầu.
Dân nơi đó họ thấy ông Ký đến, họ xúm nhau chào hỏi và họ rất ngạc nhiên tại sao ông Ký biết có đám cháy mà đến sớm quá vậy. Mỗi người một câu, hồi lâu trật tự mới được ổn định. Ông ký hỏi họ nguyên nhân như thế nào. Thì bà con nơi đây cho ông biết:
Trưa nay nắng quá gắt, kho xăng bỗng nhiên bị bốc cháy dữ dội, mà kho xăng chứa trên hai chục ngàn lít, ngọn lửa bốc cao lên, nhà cửa xung quanh ai nấy cũng đều nghĩ là sẽ bị thiêu hủy tất cả. Sự kinh hoàng tột độ, bởi không ai biết cách nào dập tắt được ngọn lửa.
Thì ngay lúc đó bỗng đâu có đám mây đen kéo lẹ đến, rồi cơn mưa ào ào phủ xuống ướt cả vùng đang cháy, kho xăng được dập tắt tức khắc. Nhưng có một điều hết sức lạ lùng làm sao là nước mưa bốc lên mùi thơm của trà, một loại trà thơm hiếm quý mà chúng tôi chưa được dùng qua bao giờ. Mọi người lại thêm một phen ngẩn ngơ cho chuyện lạ lùng chưa hề xảy ra.
Chỉ riêng có ông Ký, ông nhìn phớt qua Đức Thầy mà nơi lòng của ông có một sự biến chuyển hết sức trọng đại.
Ông Ký hỏi thăm họ có thiệt hại gì không, họ cho biết nhờ có trận mưa kịp lúc dập tắt ngọn lửa nên không có thiệt hại nào của họ. Đức Thầy cùng ông Ký quày xe trở lại nhà.
Ngay ngày hôm đó, khi Đức Thầy còn đang nghỉ trưa nơi phòng của Ngài, thì ông Ký gọi bà Ký, nhờ chuyển lời xin của ông, được quy y làm đệ tử của Ngài.
Bà Ký vô cùng mừng rỡ, chờ Thầy thức giấc để vào trình với Ngài, còn ông Ký thì đi tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ tề chỉnh, đứng trước ngôi Tam Bảo chờ nhận lễ quy y, nhưng khi ông Ký lên nhang, sắp sửa đốt đôi đèn trên bàn Phật thì Đức Thầy ngăn lại, Ngài chưa cho ông Ký quy y, bèn nói với ông Ký rằng:
-Ông mới thấy sự linh nghiệm mà vui mừng muốn quy y theo tôi, khi tâm của ông chưa thật sự nhìn vào chân lý, như vậy khó bền chắc, cần thêm một thời gian nữa, khi cơ duyên đến trọn vẹn thì quy y cũng chưa muộn.
Trước sự việc xảy ra không hẹn, không cân nhắc trước, làm cho ông Ký chơi vơi, khó lòng dỗ giấc ngủ và cũng không biết tâm sự với ai, ông nhớ đến những người bạn cùng chia sẻ kiến thức học hỏi với nhau khi còn du học ở Pháp quốc, ông vội viết thư gởi cho họ.
Độ một tuần lễ sau, sáng hôm nọ, Đức Thầy gọi ông Ký nói rằng:
-Ông nên chuẩn bị để tiếp đãi những người bạn thân của ông, họ từ Sai gòn sắp đến rồi đó.
Thêm một phen ông sửng sốt, không hiểu tại sao Thầy lại biết rõ việc này, vì có bao giờ ông nói cho ai nghe việc làm của ông. Đức Thầy nói tiếp:
-Họ đến đủ ba người như trong thư ông đã mời họ.
Quả nhiên đến mười giờ hơn thì có tiếng còi xe hơi trước cổng nhà, ông tự ra mở cổng thì quả đúng ba người bạn của ông, cùng mừng rỡ chào hỏi nhau xong, kế tiếp là bữa cơm trưa, ông Ký nhờ bà mời Thầy dùng cơm chung với khách.
Thường thì Thầy làm việc hoặc nghỉ ngơi ở phòng riêng của Thầy, phòng này bà Ký tự trang hoàng với giường ngủ bằng đồng, bên cạnh kê một cái bàn viết.
Trong bàn cơm thì câu chuyện cũng chưa có gì đặc biệt. Đến khi uống trà thì họ mới vào đề câu chuyện, họ hỏi Đức Thầy:
-Thưa ông, chúng tôi được ông Ký viết thư kể rõ chuyện ông dùng ly nước trà tưới tắt được lửa đang bốc cháy tại kho xăng cách đây một ngàn thước, điều này nghe qua chúng tôi không thể nào tin hay hiểu cho được, vậy có cách nào ông chứng minh cho chúng tôi hiểu được không?
Người kế tiếp nói vào: Hiện giờ khoa học đang trên đà tiến bộ, ông có thấy họ chế ra điện lực, quạt máy, tàu thủy, máy bay, trên đà đưa nhân loại vào cơ khí kỹ nghệ hóa, hoàn toàn khoa học thực nghiệm, còn chuyện của ông có tính cách huyền thoại, làm sao chứng minh được cho mọi người cùng hiểu.
Bởi có túc duyên với Ngài, Thầy nhìn họ cảm thông, ôn tồn nói với mấy vị khách:
-Các ông nên hiểu, khoa học là con đẻ của Phật học, muốn chứng minh sự nhiệm mầu của Phật học thì không thể lấy khoa học thực tiển mà chứng minh được vì khoa học nó chỉ giới hạn trong phạm vi kiến thức của con người, các ông muốn làm gì thì đều lấy trí để suy nghĩ, còn hàng tiến hóa thì có khác hơn.
Các ông khách luôn suy diễn theo khoa học thực nghiệm, họ chưa thấu hiểu lẽ nhiệm mầu của Phật pháp nên họ nói với Ngài:
Việc ông làm, lời ông nói trên phương diện thực tế thì chưa thể chứng minh được, ông hãy xem đây là quạt máy, tôi mở con tắc điện là quạt mát ngay và tôi mở con tắt đèn là có ánh sáng; miệng nói, tay họ hành động, tạo cho căn phòng sáng và mát mẻ, họ hãnh diện nói tiếp với Ngài:
-Đó ông xem, khoa học đã thực tế giúp ích cho đời sống của con người, còn với ông thì ông làm sao? Đức Thầy nhìn họ cảm mến và với giọng từ tốn Ngài nói cùng họ:
-Các ông cần điện đèn mới sáng, quạt mới quay, tôi thì không cần điện cũng vẫn sử dụng các thứ được như thường, các ông tắt hết điện đi, tôi dùng tay chỉ các thứ sẽ hoạt động lại, mà tôi báo trước, sức sáng và sức quay nó tăng lên nhiều lắm.
Nghe qua ai nấy nhìn Ngài với lòng ngờ vực, nhưng rồi họ cũng y lời tắt điện, bóng đèn và quạt trở lại bình thường. Ông Ký ngồi yên không lên tiếng, bà Ký đứng sau lưng hầu Đức Thầy cũng trong tư thế yên lặng lắng nghe sự trao đổi của Thầy với các ông khách.
Liền đó, Ngài dùng ngón tay chỉ bóng đèn, đèn bật sáng, sức sáng tăng gắp bội hơn khi xài điện, và Ngài đưa tay tiếp tục chỉ cánh quạt ở trần nhà, quạt quay với tốc độ thật nhanh, làm cho cánh quạt quằn cong như không còn sức chịu đựng được nữa, làm cho các ông khách sợ hãi, họ vội vàng thưa với Ngài:
-Thưa ông Tư! Chúng tôi đã tin ông là Phật rồi, ông cho nó ngưng giùm lập tức, nếu không, chắc chắn tai nạn sẽ xảy ra!
Buổi trưa hôm đó, các ông khách tắm rửa sạch sẽ, họ nhờ chủ nhà xin phép với Đức Thầy để họ được quy y theo Ngài.
Buổi lễ quy y thật trang nghiêm, ba người khách cùng ông chủ nhà quỳ trước ngôi Tam Bảo, với sự chứng kiến, khuyên dạy của một vị Hoạt Phật lâm phàm tại đất nước Việt Nam.
Hôm đó Đức Thầy có cho các người bài thơ:
Khoa-học đời nay thật khéo cho,
Bày ra cái máy chạy vo-vo.
Tranh quyền tạo-hóa nồng thay lạnh,
Đông-Á lần hồi phụ quạt mo.
***
Có tiền mua lấy cũng nên cho,
Tủ sắt còn đầy còn gió vo.
Nhưng ngặt khan dầu e hết điện,
Trở về lối cũ lượm cau mo.
***
Cau mo chừng ấy đắt tiền cho,
Ngóng cổ thêm dài hút gió vo.
Chủ khách ngẩn-ngơ cơn nóng bức,
Thôi thì “toa mỏa” tạm dùng mo.
(Vịnh Quạt Máy SG TT TB Trang 362)
Tiếp theo Đức Thầy Thuyết Pháp và dạy phương Tịnh Độ cho các người.
Ông ký Võ văn Giỏi được Đức Thầy chỉ cho phương Tịnh Độ, ông hành trì hàng ngày, luôn luôn trì niệm, lúc nào ông cũng mặc chiếc áo tràng dù có khách hay không cũng vậy, và ông thường hay ở riêng trong phòng tịnh niệm của ông.
Thời gian lâu trôi qua, một hôm ông báo cho gia đình hay là ông sắp vãng sanh qua miền Cực Lạc.
Quả đúng ngày giờ như ông đã báo, ông tắm rửa thay đồ sạch sẽ, nằm trên giường xuôi tay chân niệm Phật cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, sắc mặt của ông trông hết sức là an nhiên tự tại. Một điều cần được biết là ông đang khỏe mạnh bình thường chớ chẳng phải đau ốm bịnh hoạn chi hết.
Ông Võ văn Giỏi được Đức Thầy cho bốn câu thơ tại Bạc Liêu ngày 11 tháng 9 năm 1941 nhằm ngày 20 tháng 7 năm Tân Tỵ:
Hào-quang chư Phật rọi mười Phương,
Đạo Pháp xem qua chớ gọi thường.
Chuyên-chú nghĩ suy từ nét dấu,
Cố công gìn giữ tánh thuần-lương.
(Khuyến Thiện Quyển 5)