Đọc qua những đoạn trên, chúng ta ta thấy rằng cùng Thất-Sơn quả là hoa-địa và Đồng Tháp-Mười và Đồng Cà-Mau quả là trọng-địa của Nước Việt-Nam bởi sự quan-trọng của nó về các phương diện tinh-thần chiến-lược và kinh-tế.
Còn về mặt địa-lý thì tuy Thất-Sơn không cao như Hi-Mã lạp-Sơn nhưng đó là nơi mà Phật, Tiên, Thần, Thánh sẽ chuyển lập Hội Long-Hoa nên chắc-chắn nó phải là những non linh-hiển. Trong bài « Viếng non ông Két », Đức Huỳnh Giáo-Chủ có câu: « Non tiên gió mát toại lòng thay !». Núi có danh không phải ở bề cao mà là ở chỗ có Tiên (Sơn bất tại sao, hữu Tiên tắc danh).
Sông Cửu-Long tuy không sâu như biển Thái-Bình-Dương nhưng vì có rồng nên nó mới được gọi là Bảo-Giang hay sông linh, sông báu (Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh).
Vậy về phần địa-lợi ta đã có:
Về Thiên-thời thì không ai còn nghi-ngờ rằng chưa đến. Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã mở đầu bài « Lịch-sử Đức Thầy » bằng mấy lời: « Vì thời-cơ đã đến…». Trong quyển « Sấm giảng khuyên người đời tu niệm » (quyển thứ nhứt) của Ngài, chúng ta thấy câu đầu như vầy: « Hạ-ngươn nay đã hết đời ».
Vậy chỉ còn yếu-tố Nhân-hòa để đi đến mức thành công, đến ngày vinh-quang rức-rỡ.
« Lòng vọng cầu nội ngoại tương tề,
Qui nhứt thống ra bề mới nổi ».
Ông Ba Thới cũng đã quan-niệm như thế.
Về điều nầy, ta thấy đã thành công được một nửa: hiện giờ các đảng phái quốc-gia đều đồng tâm hiệp trí cứu-trợ giang-sơn thoát vòng cương-tỏa. Chỉ còn một mớ người vì chánh-kiến sai lầm hoặc vì lợi-danh cám-dỗ nên vẫn tiếp-tục gây họa đau thương cho đất nước.
Nhưng cơ-trời đà sắp-đặt, luật nhân-quả vẫn lưu-hành. Sẽ có ngày phép công phải được trọng, kẻ chánh phái được tôn. Cùng lúc ấy, thành-nhân sẽ xuất hiện để gieo-rắc hòa-hảo cho vạn dân, ban-rải ân-lành cho xã-hội.
Gửi ý kiến của bạn