Bàn về địa-lý (phong-thủy) ta nên đặc-biệt quan-tâm đến những trọng-điểm nầy:
Thất-Sơn nằm trên địa-phận tỉnh Châu-Đốc và sông Cửu-Long cũng chảy qua tỉnh nầy.
Mà Thất-Sơn tức là Bửu-Sơn hay Bảo-Sơn (1)
1. BỬU là quí-báu, SƠN là núi, Bửu-Sơn là núi quí-báu.
thì quí-báu vô ngần, hiển-linh tột bực: Nơi đây đã có nhiều vị tu-hành chứng quả Phật, Tiên, Thần, Thánh. Chính phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương đã phát hiện tại vùng nầy.
Còn Cửu-Long tức là Bửu-Giang hay Bảo-Giang. Con sông nầy được coi như là con sông quí báu, vì nó là con sông lớn nhứt và dài nhứt trên hoàn-cầu (hơn 4.500 cây số ngàn), phát nguyên từ bên Tây-Tạng, nơi mọc lên dãy núi Hi-Mã-Lạp-Sơn cao nhứt hoàn-cầu (8.840 th.) và là nơi Đức Phật Thích-Ca đã đắc quả chánh-đẳng chánh-giác. Con sông nầy chảy sang Việt-Nam, qua Nam-Việt (nhứt là tỉnh Châu-Đốc) rồi tuôn ra biển Đại-Thanh với chín cửa biển (cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Bà-Lai, cửa Hàm-Luông, cửa Cổ-Chiên, cửa Cung-Hầu, cửa Định-An, cửa Bách-Xắc, cửa Tranh-Đề), vừa kết-tụ ngươn-khí, vừa phát-hiện đủ thứ địa-hình.
Dòm kỹ bản-đồ Nam-Việt thì ta thấy Cù-lao Kết (từ Vàm-Nao đến Nam-Vang) giống hình một con qui, mỏ day về Vàm-Nao. Mà « con quỉ » ấy đã nằm giữa Tiền-Giang và Hậu-Giang lại ở vào khoảng giữa (tức Trung-Ương) Thất-Sơn và Cửu-Long. Theo nguyên-lý nam thất nữ cửu thì Thất-Sơn thuộc Dương, Cửu-Long thuộc Âm.
Địa-cuộc có âm dương tương hội thế ấy tất nhiên là địa-linh. Mà địa-linh tất sanh nhơn kiệt. Sông thế ấy, núi thế kia phải đào-tạo được những trang hào-kiệt phi thường, (Giang-sơn chung tú phi-thường).
Câu: « Khí thiêng-liêng sông núi nhiệm-mầu,
Un-đúc giống anh-hùng vang bốn bề »
của Đức Huỳnh Giáo-Chủ dường như vừa xác nhận giá-trị của khoa-học địa-lý lại vừa hé màn bí mật.
Cụ Trạng Trình (Nguyễn-Bỉnh-Khiêm) lại nói rõ về nơi xuất hiện của vị anh-hùng dân-tộc tương-lai – một vị Thánh-nhơn – trong những câu sấm:
Bảo – giang Thiên – tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành.
Hoặc: Bảo – sơn Thiên – tử suất,
Bất chiến tự nhiên thành.
Dường như muốn cho người đời sau có thể tìm hiểu đâu là: « Thánh-nhơn hương » (quê hương của vị Thánh-nhơn) nên Cụ Trạng lại nói thêm:
Bắc hữu Kim-Thành tráng (1)
Nam tạc Ngọc-Bích thành (2)
Hòa-thôn đã khuyển phệ (3)
Mục – giả, dục nhơn – canh (4)
1. Chỉ Thất – Sơn.
2. Chỉ núi Kỳ-Vân ở Bà-Rịa (sẽ nói rõ ở đoạn sau).
3. CHÚ Ý: Trong những thi, bài của Đức Huỳnh Giáo Chủ sanh trưởng tại thôn Hòa-Hảo (Châu-Đốc), - trên Cù lao Kết – chúng ta thấy các bài thi tứ cú sau đây:
« Hòa thôn Hảo cảnh xứ chi ta,
Tạm đắt nhơn-sanh khỏi ái-hà.
Tạo xác Huỳnh danh thanh sắc trẻ,
Chờ thời Thiên định thiết hùng ca. »
4. « Đa khuyễn phệ » là chó sủa nhiều.
LƯU-Ý: Trong điều răn cấm thứ năm, Đức Huỳnh Giáo-Chủ có khuyên bổn-đạo đừng ăn thịt trâu, chó, bò. Chó không bị ăn thịt nữa tự nhiên sanh-sản rất đông và sủa rất nhiều. Ai có lại vùng H. H. sẽ thấy rõ điều nầy.
Phải chăng câu nầy nghĩa là: Vị Thánh-nhơn đó đã từng là người giữ trâu cày ruộng và khuyến nông ?
Về mặt địa-lý, ông A.T.Y. torng quyển « CON ĐƯỜNG NÀO ? », có dựa theo tài-liệu quyển HUYỀN-DIỆU THIÊN-THƠ » mà ông đã may-mắn được một dị-nhơn tặng cho ở vùng Thất-Sơn (mong rằng đây là sự thật !) để nói về sự linh-thiêng mầu-nhiệm của niềm Nam nước Việt như vầy:
«Khoa địa-lý dạy rằng: hễ một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa hiển linh, núi cao ngàn năm không người ở, rừng rậm ngàn năm không ai tới lui, phóng lượn sóng nghênh-ngang ngàn thu không cạn, thì con sông ấy sẽ kết tụ nơi huyệt « Long đảnh » một địa-huyệt rất linh-hiển, phì-nhiêu về vật-chất, cao-siêu tột bực về tinh-thần. Ngọn Cửu-Long giang là một dòng Bảo-giang oanh-liệt, oai-nghiêm, vừa tạo thành nên vóc-vạc hoàn-toàn lối 100 năm nay. Kết-liên với các núi, Cửu-Long giang xuất hiện ra 12 huyệt huyền-diệu, chấm đậm nét hùng-vĩ trên địa-cầu nầy.
« Bắt đầu khởi kết-tụ ngươn-khí âm dương xây nên địa-huyệt thứ nhứt tại Thất-Sơn (Châu-Đốc). Chỗ ấy ba huyệt thiên-tiên hiệp lại làm Nê-hườn-cung, xuất hiện đúng ngày linh-hiển tam huê tụ đảnh mùi hương lạ-kỳ bí-mật bay ra từ núi Sam đến núi Tượng. Chỗ ấy là cân-não, cốt-tủy của Cửu-Long: tên nó được hưởng-ứng theo luồng điện thiên-nhiên, oai-nghiêm, từ-bi, hùng-vĩ đời sau gọi là Kim-Thành huyệt. Đó là huyệt Dương đã hiện, Cửu-Long kết lần với hai cốt núi âm-phong, cô-độc, liên-hiệp thành cặp mắt Hà-Tiên và Phú-Quốc là Thủy-Trung huyệt. Tây-Ninh, núi Điện Bà là Huỳnh-Môn huyệt, hai đảnh núi ấy thuộc về Âm kết-tụ ngươn-khí tại Trung-Ương tạo nên Ấn-Đường huyệt (Dương) để khai mở luồng điển quang cho các huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long-Xuyên, Bình-Mỹ (một dãy cù-lao lớn chạy dài từ Bình-Mỹ xuống gần đến Cần-Thơ).
«Từ Kim-Thành huyệt phóng xuống mũi Cà-Mau và núi Kỳ-Vân, hai huyệt dương nữa, một bên thì thành sống mũi Cửu-Long chấm đến Cà-Mau (tức là Lâm-Huyền huyệt) một bên thì hàm rồng tại Kỳ-Vân (tức là huyệt Bích Ngọc). Đồng cân với hai huyệt âm (Thủy-Trung huyệt và Huỳnh-Môn huyệt) hiện ra một huyệt thứ sáu (Bình-Nam huyệt) tại núi Côn-Nôn là chót lưỡi của Cửu-Long.
« Sáu huyệt âm-dương vừa kết tụ ngươn khí thì tại Trung-Ương huyệt, yết-hầu Cửu-Long vừa khai mở gần Cần-Thơ bây giờ, gọi là Trung-Ương Cửu-Long huyệt. Lần lần ba cửa mở ra: cửa Đại, Tiểu, v.v… vừa thành tựu (năm Nhâm-Thìn 1892) khiến cho ba nguồn thủy dựng tại Bình-Nam châu chuyển động (lưỡi Cửu-Long) làm cho các miền ở chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt (Vàm-Cỏ, Gò-Công, Bến-tre và các cù-lao nhỏ v.v…) ba ngày ba đêm. Đó là bảy huyệt linh-thiêng chánh gốc của xứ Việt-Nam mới ngưng kết được lối 100 năm nay. Đứng giữa hoàn-cầu, sự linh thiêng tân tạo là đầu Cửu-Long giang, một nguồn Bảo giang thiên-cơ đã định phải chói rạng sự huyền-diệu nhứt hạng khắp bốn bể năm châu. Vì địa linh ấy mới sanh nhơn kiệt, các vị thanh tổ kim thời hễ thuộc âm-mạng thì phải xuất hiện (chớ không phải giáng sanh) dạy đời trong ba huyệt Âm (Thủy-Trung huyệt, Huỳnh-Môn huyệt và Bình-Nam huyệt) còn thuộc Dương thì phải xuất hiện ở Thất-Sơn Kỳ-Vân và Cà-Mau (Kim-Thành huyệt, Bích-Ngọc huyệt và Lâm Huyền-huyệt).
Đọc đến đây, chắc sẽ có người cho rằng khoa địa-lý là một môn học gồm toàn những sự mê-tín dị-đoan, vu-vơ huyển-hoặc. Đối với những bạn đọc ấy, chúng tôi xin thưa: Nếu quả thật sự xét-đoán như thế là đúng thì cụ Trạng Trình (Trạng-Nguyên Nguyễn-Bỉnh-Khiêm, tước Trình Quốc-Công) và ông Tả-Ao (tức Nguyễn-Đức-Huyện, người làng Tả-Ao huyện Nghi-Xuân, tỉnh Nghệ-An) đã chẳng được nổi tiếng và lưu danh vì giỏi khoa địa-lý. Và nếu vậy thì làm gì đời Hán, Trương-Tử-Phòng phải soạn ra sách « Bình xa ngọc xích »; đời Tấn Quách-Phú phải soạn ra sách « Táng kinh »; đời Tống. Trương Tử-Vi phải soạn ra sách « Ngọc túy chơn kinh »; Trần-Đoàn phải soạn sách « Kim tỏa bí quyết »; đời Nguyên, Lưu-Bỉnh-Trung phải soạn sách « Kim-đầu quyết táng-pháp » ?
Nơi đây, chúng tôi tưởng cũng nên nói thêm đôi điều về khoa địa-lý (hay phong-thủy). Khoa-nầy thường được áp dụng trong việc lập thành quách, cất đình chùa, hoặc làm nhà-cửa, để mồ-mả. Đất làm nhà cửa gọi là dương cơ, còn đất để mồ-mả thì gọi là âm phần. Về dương-cơ, người ta ít khi kén chọn chỗ đất, mà chỉ lấy hướng cho hạp. Còn về âm phần thì người ta thường nhờ thầy địa-lý đi tìm một cách cẩn thận.
Theo phép địa-lý thì trước hết phải phân biệt hình đất làm năm loại chánh là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người ta lại còn tùy theo cuộc đất giống hình vật gì mà phân biệt các kiểu đất quí như: lục long tranh châu, phụng hoàng ẩm thủy, tê ngưu vọng nguyệt, quần tiên hội ẩm, hổ trục quần dương, v.v… Cũng có những kiểu đất hình con rùa, con cá, con voi, con ngựa, cái cờ, cái ấn, ngòi bút, thanh gươm v.v… Khi đi tìm đất thì trước phải tìm tổ-sơn, rồi dò long mạch theo thế dất đặng tìm huyệt. Hễ là huyệt trường thì tất phải có tiền ám hậu chẫm, tả long hữu hổ; mặt tiền phải có minh đường thủy tụ hội, mặt hậu phải có long mạch thu thúc, mặt ngoại phải có bàng sa triều củng. Cuộc đất như thế là chỗ tụ khí tàng phong, quả là chơn huyệt.
Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Mười Hai 201510:42 CH
Son Nguyen
Khách
Dùng google map cho miền Nam Việt Nam, ta sẽ thấy Thất Sơn và Bà Rịa chạy theo hướng Tây-Đông, do vậy câu "Bắc hữu kim thành tráng, Nam tạc ngọc bích thành" nếu cho là 2 huyệt thì không hợp lý. Vả lại sấm viết "ngọc bích" chớ không phải "bích ngọc".