Để cho được thích hạp với trình-độ và căn-cơ của quần-chúng trong thời-kỳ Hạ-nguơn, Đức Phật-Thầy chủ-chương đem pháp-giáo vô-vi của đạo Phật mà truyền dạy trong dân-gian. Ngài không cho trần-thiết tượng cốt, tụng đọc ó la như trong nhà thiền đã làm. Tại ngôi tam-bảo chỉ thờ trần điều, tiêu-biểu tinh-thần vô-thượng của nhà Phật mà thôi.
Ngài đặc-biệt quan tâm đến vấn-đề đưa ra những giáo-thuyết về việc học Phật tu nhân, bởi hầu hết tín-đồ của Ngài hồi ấy là hạng tại gia cư-sĩ.
Về học Phật, ta thấy Ngài gom vào ba điều căn-bản trong Phật pháp là Giới, Định, Tuệ.
Giới: là những sợi dây buộc ta vào chánh đạo, không cho ta phạm vào những lầm-lổi xấu-xa và để ta đừng làm nững điều tàn-ác vô-minh nửa.
Định: Suy-nghĩ đến những lạc thú ở đời, cho nó đều là mỏng-manh, giả-ảo; diệt trừ ham muốn và nghĩ đến cuộc đời vô-thường, tập trung tư-tưởng để quan-sát lý đạo, tìm hiểu chánh chân.
Tuệ: Hiểu thấu lý vô thường và sự khổ của con người, không bao giờ bị vô-thường và sự khổ-não chi phối mình nữa, nên bao nhiêu sự đau khổ đều được diệt trừ, thấy được Phật tánh (bản- lai diện mục).
Vì Ngài đã có nói:
Lọc lừa thì đặng nước trong.
Ma Phật trong lòng lựa phải tìm đâu.
Hay là: Cam-lồ rửa được tánh mê,
Nước trong thì thầy nguyệt kia xa gì.
Và: Dốc lòng niệm chữ từ-bi,
Lấy dao trí-tuệ cắt đi cho rồi.
Ngài quyết đem lại cho quần-chúng thấy được ánh sáng của cuộc đời là sống an vui, sống với lòng yêu thương nhau thân-thiết chứ không phải sống để hành hạ nhau. Bởi vậy Ngài luôn luôn ở bên cạnh quần-chúng để tế-độ và hướng dẫn họ tới chỗ nhận thức rõ-rệt sứ-mạng đạo Phật không cho quần-chúng hiểu lầm rằng Đạo Phật là chỗ đễ trốn nợ Đời, hay chỉ sống im-lìm một mình đặng chờ ngày về cõi Niết-bàn riêng hưởng sự an vui.
Tất cả các giáo-lý ấy chứng tỏ rằng Ngài có óc thực-tiễn khác thường.
Về tu nhân, Đức Phật-Thầy thường khuyến-khích các môn-nhân đệ-tử nên đền-đáp tứ đại trọng ân.
Ngài nói:
Loài cầm thú còn hay biết ổ,
Huống chi người nỡ bỏ tứ-ân.
Bốn điều án ấy, Đức Huỳnh Giáo-chủ có kể ra và giải nghĩa rất rõ-rệt:
1.– Ân tổ-tiên cha mẹ
2.– Ân đất nước
3.– Ân tam bảo
4.– Ân đồng-bào và nhân-loại (với kẻ xuất-gia thì ân đàn-na thí chủ).
Ân tổ-tiên cha mẹ: Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt-động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ chịu biết bao khổ-nhọc, nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên nên khi biết ơn cha mẹ cũng có bổn-phận phải biết ơn tổ-tiên nữa.
Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ đang sanh-tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta ráng chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lảng, làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta ráng hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta còn phải lo nuôi-dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bịnh hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong đệ-huynh, tạo hạnh-phúc cho gia đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn: ráng cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước-thọ. Lúc cha mẹ quã-vãng, hãy tu cầu cho linh-hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.
Còn đền ơn tổ-tiên, đừng làm điều gì tồi-tệ, điểm-nhục tông-môn, nều tổ-tiên có làm điều gì sai lầm gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu và hy-sinh đời ta làm điều đạo-nghĩa, rửa nhục tổ-đường.
Ân đất nước: Sanh ra, ta phải nhờ tổ-tiên cha mẹ; sống ta cũng nhờ đất nước quê-hương. Hưởng những tấc đất ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ-dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy có bổn-phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm-lăng giày đạp Ráng nâng-đở xứ-sở quê-hương lúc nghiêng-nghèo, và làm cho trở nên được cường-thạnh Ráng cứu-cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống-trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Hãy tùy tài sức, nỗ-lực hy-sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài-lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp-đỡ quê-hương, ta phải ráng trách đừng làm việc gì sơ-xuất đến đỗi làm cho đất nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại-tình gây sự tổn hại đến đất nước.
Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy.
Ân tam-bảo: Tam-bảo là gì? – Tức Phật, Pháp, Tăng.
Con người nhờ tổ-tiên cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng, nhờ đất nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương-diện vật-chất.
Về phương-diện tinh thần, con người cần nhờ đến sự giúp-đỡ của Phật-Pháp-Tăng khai mở trí óc cho sáng-suốt. Phật là đấng toàn-thiện, toàn-mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu-vớt sanh-linh ra khỏi vòng trầm-luân khổ-hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo-pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng đặng đem nền Đạo của Ngài ban-bố khắp trần-thế. Các chư tăng ai lạ hơn những đại-đệ tử của đức Phật vậy. Bởi vì đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần-sanh thoát miền mê-khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin-tưởng và tín-nhiệm vào sự-nghiệp của đời Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ-tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm-mầu, lòng quảng-ái của Phật đối với chúng-sanh, đã kính-trọng sùng-bái Ngài, đã hành-động đúng theo khuôn-khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đắp cho nền Đạo được phát triển thêm ra, xây dựng một tòa lâu-đài Đạo hạnh vô-thượng vô-song rồi truyền mãi mãi với hậu thế.
Nên bổn-phận chúng ta phải noi theo trí-đức của tiền-nhân hầu làm cho trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai-thông nền đạo-đức đặng cái tinh-thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ-đại của đức Phật và của tiên-nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.
Ân đồng-bào và nhân loại: Con người vừa mở mắt chào đời, đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp-đở của những kẻ ở xung-quanh và cái niên-kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ-nhõi càng tuần-tự thêm nhiều chừng nấy.
Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới trách cơn phong-vũ. Vui-sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn-nạn: họ cùng chịu với ta. Họ và ta cùng một màu da, cùng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy Quốc-gia đó. Họ là ai ? Tức những người ta thường gọi bằng đồng-bào vậy ?
Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương-trợ lẫn nhau trong cơn nguy-biến, cùng chung phận sự đào-tạo một tương-lai rực-rở trong bước tiền-đồ của giang-san đất nước. Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chừng khi nào có ta mà không có đồng-bào hay có đồng-bào mà không có ta. Thể nên, ta phải ráng giúp-đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
Chẳng những thế thôi, ngoài đồng bào ta còn có thế-giới người đang cặm-cụ cần-lao cung-cấp những điều nhu-cầu cần-thiết. Họ là nhân-loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa-cầu. Nếu không có nhân-loại, thử hỏi dân-tộc ta ra như thế nào ? Ta có đủ vật-liệu để dùng chăng ? Nói tóm lại, ta có thể lẻ-loi đương đầu với những khi phong-vũ nhiệt-hàn, với những lúc ốm đau nguy-biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng ? Hằn không vậy. Thế nên, dân-tộc ta phải nhờ đến Nhân-loại nghĩa là nhờ đến dân-tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như nghĩ đến mình và đồng chúng mình.
Vả lại, cái tình từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức rất thâm-huyền quảng-hượt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân-biệt màu da, không phân-biệt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa hết các từng lớp đẳng-cấp xã-hội và chỉ đặt vào một: Nhân-loại Chúng-sanh.
Thế, ta không có lý-do gì chánh-đáng để vì mình vì đồng-bào mình gây ra tai hại cho các dân-tộc khác. Trái lại hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa, một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp-đỡ họ trong hoạn-nạn.
Xét qua giáo-lý và hành-động của Đức Phật Thầy, ta có thể mạnh-bạo mà nói Ngài là một nhà cách-mạng tôn-giáo tiền-phong trong lịch-sử Phật Giáo Nam-Việt. Vì trong lúc Ngài ra đời, đạo Phật đang đi sâu vào chỗ lu mờ suy đốn, do một số nhà sư làm lệch-lạc, sai xa với Pháp-giáo chơn truyền Chính Ngài, trước hơn ai hết, đã cương-quyết đứng lên thực-hành chánh pháp, phổ-hóa quần-sinh, gây nên một phong-trào đạo hạnh sôi-nổi và lan-tràn mà từ xưa, lịch-sử đã chứng-minh chưa từng có.
Một ông Nguyễn-văn-Xuyến với chánh-pháp thần-thông, hóa dân trợ thế, - một ông Phạm-thái-Chung với pháp thuật cao kỳ, hoằng dương mối đạo, - Một Đức Cố-Quản Thành với tràn đầy lòng trung-liệt, vì nước quên mình, - một ông Nguyễn-văn-Thới với mênh-mông hồn ưu-ái giang-sơn tổ-quốc…, ngần ấy điều-kiện, há không đủ chứng tỏ rằng giáo-lý của Đức Phật-Thầy là một giáo-lý cao-siêu vô-thượng, không quên đạo, chẳng bỏ đời («đời đạo liên-quan rạng chói…») đó sao ?
Gửi ý kiến của bạn