3- Đức Thầy dạy Đạo độ Đời .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 41437)
3- Đức Thầy dạy Đạo độ Đời .
Thế rồi ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão (1939), ngày đáng ghi trong lịch-sử cách-mạng nước nhà một cuộc lễ đã cử-hành tại nhà Đức Ông để cho Đức Thầy « đền Linh-Khứu Sơn-Trung thọ mạng ».

Lúc ấy lối 6 giờ chiều. Đức Thầy sắp hai hàng ghế bên bàn thông-thiên. Xong rồi Đức thầy mời Đức Ông ra chứng-kiến cho Ngài thắp nhang mời thỉnh các đấng Thiêng-Liêng về chứng cho Ngài « chịu lịnh Tây-Phương thọ ký » Đoạn Ngài lạy bốn hướng. Sau rốt, Ngài day qua hướng tây lạy 4 lạy.

Thuở ấy, Đức thầy được 21 tuổi. Mặc dầu còn bịnh, Ngài vẫn đẹp-đẽ khôi-ngô và trở thành một bực thông-minh đĩnh-ngộ, văn võ song toàn, quán thông mọi việc. Ta có thể nói rằng Ngài là một bực "thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung quán nhân sự". Kể từ ngày ấy, đức thầy khởi sự chữa bịnh, thuyết pháp và ra kệ giảng.

A. CHỮA BỊNH:

 Nhiều bịnh dị kỳ, nhiều bịnh tà, bịnh điên hoặc bịnh nan y đã được Đức thầy chữa lành hẵn, chẵng khác nào Đức chúa Jesus hay Đức Thầy Tây An thuở xưa. Vì vậy mà số người đến xin trị bịnh càng ngày càng đông. Kẻ ở xa xôi như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bạc Liê, Sóc Trăng, cũng như những người ở mấy tỉnh gần (Long xuyên, Sa Đéc, Rạch Giá, Cần Thơ, Vĩnh Long), đua nhau đi đến nhờ Ngài trị bịnh. Nhà của Đức Ông và của Đức Ba2Khong6 bao giờ ngớt khách.
Phương pháp của Đức Thầy dùng để trị bệnh không có chi phiền phức. Tùy theo người bịnh, Ngài cho uống nước lã, cho phép huệ linh bằng dây chuối hoặc bằng chỉ xe nhiều gọi là "niệt", cho bùa uống bằng giấy nhựt báo hay giấy vàng, cho uống thuốc thang bằng vài thứ lá cây (lá xoài, lá ổi, lá mít, lá bưởi, vân vân... hoặc vài thứ bông (bông trang, bông vạn thọ) hay vài thứ rễ (rễ chanh, rễ chòi mòi).

Điều đáng để ý là mỗi khi trị bịnh cho người nào là Ngài khuyên họ nên niệm Phật tưởng Trời và van vái Thần, Thánh, tin tưởng các đấng Thiêng Liêng , bởi vì " Thành lòng nước lã nên hồ, hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban".
Số người được Đức thầy chữa bịnh kể sao cho xiết! Chỉ nhắc lại vài trường hợp đặc biệt dưới đây cũng đủ làm cho giới y học suy nghĩ nhiều:

1- Chữa bịnh trùng ở Hưng Nhơn.

Ai ở Hưng Nhơn, Hòa Hảo và Phú An cũng biết rằng gia quyến ông Hương chủ Hùng ở làng Hưng Nhơn rất lấy làm khổ tâm vô phước bởi 31 người trong thân tộc đều chết yểu vì bệnh "Trùng". Bịnh nầy do hồn ma về nhập xác bà con phá quấy, làm đau ốm để cướp hồn! Thầy Sành ở làng Hiệp Xương và ông Đức Minh ở núi Cấm cũng phái bó tay chịu là bất lực.

Những Pháp sư nào cao tay ấn mà lại đây chữa bịnh thì sẽ thấy. Thay vì sợ sệt trước mặt Pháp sư, người bịnh "lên" liền. Pháp sư nào cả gan dám đụng tới cái trang thờ bà Phạm Thị Hiền là "chúa trùng" của gia quyến này thì lập tức bị ngã lăn, chết giấc!

Muốn làm chấn động dư luận mấy vùng lân cận, Đức thầy nhứt định chữa cho người con gái của ông Hùng hiện đang mắc chứng bịnh ác nghiệt ấy. Ngài bèn lấy vành thúng vấn vải tây đỏ ở ngoài, làm một cái "càn khôn quyện " bảo ông Ngô Ngọc Chơn đem tròng vào đầu người bịnh (lúc đó đã được đem ra nhà bà Hai Đào ở Hòa-Hảo). Tức thì cô gái nầy ríu-ríu đi ngay lại nhà Đức Ông.

Thuở ấy, Đức Ông thấy có nhiều sự thượng đồng cỡi xác nên chưa hoàn-toàn tin-tưởng vào Đức Thầy. Vì vậy Đức Ông rầu buồn lắm và không bằng lòng chứa bịnh tại nhà. Đức Thầy phải gởi bịnh-nhơn tại nhà bà hai Đào, rồi mỗi bữa người bịnh đi lại cho Đức Thầy chữa.

Khi cô gái nầy đến, Đức Thầy ra sân giậm chơn kêu: « Mấy ông lục ở đâu ?». Một chập sau, như được tin vô-tuyến truyền-thanh, mấy phần xác ông lục ở các vùng lân-cận (cách ba, bốn trăm cây số) hối-hả chạy đến. Đức Thầy quất roi điều binh khiển tướng sai mấy ông lục vô chữa bịnh. Ngài lấy dây chuối làm bùa đeo và lấy nước lã cho bịnh nhơn uống.

Thế là cô gái nầy được lành mạnh.

Cô ở tại Hòa-hảo ba bữa rồi lại nhà cảm tạ và từ giã Đức Thầy. Nhưng, vừa tới cửa, cô ta « lên » lại. Thì ra, trong lúc đi ngang qua một vũng nước, cô ấy ngó vào, thành ra vì tinh thần còn yếu nên bị « Đàng-Bố » nhập vào khuấy phá !

Đến đây chúng tôi xin mở dấu ngoặc để kể lại chuyện Đàng-Bố mà Đức Thầy đã thuật cho nghe.

Đàng-Bố là một trong những tướng-sĩ nhà Minh bị quân nhà Thanh uy-hiếp nên phải trốn sanh Việt-Nam, đậu thuyền tại Đà-Nẵng. Vua ta không bằng lòng cho trú-ngụ tại đó và ra lịnh cho xuôi thuyền vào vùng Phú-quốc. Đàng-Bố, sau khi được yên thân bèn trở về Tàu dắt bè lũ của hắn qua để toan mưu xâm-chiếm Việt-Nam. Chàng ta bị bắt và đem ra giết. Vốn là một phù-thủy đại tài, Đàng-Bố bèn dùng pháp-thuật của mình để tự-vệ nên triều-đình giết y không được. Sau có người biết chuyện, mách rằng nên đem y xuống nước mới xử trảm được. Chàng ta vong mạng bẳng cách xử ấy. Tuy vậy, hồn còn phẩn-uất nên vẫn theo phá-khuấy, làm dật-dờ, đau-ốm, xanh-xao những phụ-nữ yếu tinh-thần đi tắm hoặc giặt quần-áo dưới sông.

Bây giờ chúng tôi xin đóng dấu ngoặc lại để nói tiếp vụ con gái Hương-chủ Hùng bị Đàng-Bố nhập.

Thấy vậy, Đức Thầy bèn kêu ông Ngô-ngọc-Chơn tục gọi « Đạo Năm » lại dể sai « tướng núi » trị bịnh nầy. « Sơn-thần độc tướng » nghe lịnh Đức Thầy liền « vào » chữa bịnh cho cô gái ấy bằng các đánh võ với Đàng-Bố. Đàng-Bố chạy đi mất. Nhưng sau khi đó, tay Chúa trùng Phạm-thị-Hiền lại kéo « binh âm » đến ! Đức Thầy phải ra sức với họ một hồi. Sau khi « binh gia » của Phạm-thị-Hiền rút mất, Đức Thầy đem linh phù bằng giấy vàng-bạc để trên tran thờ Phạm-thị-Hiền và trên bàn thông-thiên, bảo Phạm-thị-Hiền quy-y đầu Phật. Xong xuôi, Đức Thầy ra lịnh dẹp miễu Thổ-thần, đem tran-khánh tại nhà ông Hùng xuống đốt hết.

Thế rồi từ năm 1939 đến nay, cô gái nầy vẫn mạnh giỏi như thường. Trong thân-quyết ông Hùng mọi người đều quy-y đầu Phật và không còn ai đau bịnh trùng nữa.

2. Chữa bịnh tê liệt, thổ tả

Danh tiếng Đức Thầy càng vang lừng thì bịnh-nhân càng đến nhiều. Bữa nọ, một người đau bịnh hết sức trầm-trọng (ngồi dậy không nổi, thổ-tả liên-miên) được chở lại. Đức Bà tỏ ý không vui vì sợ e Đức Thầy làm không xong. Vả lại ai mà chẳng nhờm gớm sự dơ-dáy ?

Đức Thầy bèn lên nhà trên, ra trước bàn Phật, nghiêm mình hét: « Quan Thượng-Đằng Đại Thần ! Hết…! » Ở dưới nhà dưới, người bịnh lồm-cồm ngồi dậy, riu-ríu đi xuống ghe, rồi lần lần dứt bịnh.

3. Chữa bịnh ngoài da

Ông Tạ-quốc-Bửu, cựu Hương-cả làng Hòa-Bình (Bạc-Liêu) mắc không biết chứng bịnh gì mà phân nữa cái mặt nổi sần lên và lở như lác. Nhiều phương thuốc Đông, Tây đã được dùng mà không hết bịnh.

Lúc Đức Thầy ở tại nhà ông Hương-bộ Thạnh (làng Nhơn-Nghĩa, tỉnh Cần-Thơ) ông cả Bửu có đến viếng Ngài. Đức Thầy chỉ cho ông uống một ly nước lã. Vài ngày sau, mặt ông liền da như xưa. Cách một ít lâu, ông Ngô-phong-Điều (Hội-đồng Điều) ở Bạc-Liêu lên thăm Đức Thầy. Thấy ông, Đức Thầy liền hỏi: « Ông cả Bửu đã lành bịnh rồi phải không ? »

4. Chữa bịnh dư ruột

Bà Chung-bá-Khánh, tín đồ ở Bạc-Liêu, đau bịnh dư ruột. Bác-sĩ Cao-triều-Lợi bảo phải lên Sài-Gòn lập tức đặng mổ.

Khi đến Sài-Gòn, bà nằm nhà thương Saint-Paul. Mấy vị Bác-sĩ ở đây đều công-nhận là bịnh dư ruột và phải mổ. Người ta tiêm thuốc cho gom mủ đặng bữa sau mổ.

Lúc ấy (1943) Đức Thầy ở Sài-Gòn hay được nên phái người vào thăm bà Khánh và gởi cho một trái cam, dặn rằng ăn hết trái cam nầy thì hết bịnh. Thần diệu thay ! Bữa sau cái quầng đỏ có gom mủ nơi bụng hôm qua tiêu mất ! Thế là bà khỏi bị mổ và lành mạnh như thường trong khi các vị bác-sĩ bóp trán nghĩ suy, băn-khoăn tự hỏi !

5. Chữa bịnh câm

Đức Thầy lại còn trị được bịnh câm mới là thần-kỳ chớ !

Số là lúc Đức Thầy còn ở Bình-Hòa (miền Đông), Ngài có làm cho một đứa trẻ gái hết câm. Đứa bé nầy (là cháu của ông chủ nhà mà Ngài tạm trú) đã bốn tuổi rồi mà nó không biết nói chuyện. Nó chỉ biết « ư, ư » mà thôi !

Muốn đền ơn ông chủ nhà, Đức Thầy nhứt định chữa bịnh cho nó. Bữa nọ, Ngài lấy roi dọa nó, chận đón nó. Sợ quá, nó chạy vô kẹt bồ lúa. Đức Thầy hét lớn làm cho nó hoẳng-kinh la lên, và tiếng nói đầu tiên của nó là tiếng kêu « má ». Sau khi đó thì nó biết nói luôn. Nó biết kêu "máy bay" chỉ những phi-cơ của quân-đội Pháp bay ngang qua đó.

Mẹ đứa trẻ mừng vui chẳng xiết và nói: " Ông Tư giỏi quá !"

 -Không phải ! Đức Thầy đáp lại. "Tại nó sợ tôi, và cũng tại thiếm không biết cách dạy nó ".

Ngoài ra những chứng bịnh trên đây, Đức Thầy còn dùng huyền-diệu để bỏ (cai) á-phiện và rượu cho những người ghiền hai độc-được nầy (người bịnh cũng chỉ van-vái Phật Trời và uống nước lã).

Về việc trị bịnh, Đức Thầy có cho biết rằng bây giờ trị bằng cách cho giấy vàng cũng chưa mấy gì thần hiệu. Ngày sau chỉ rảy nước vào mặt người bịnh là đủ và như thế mới kịp ! Độc-giả nên suy-nghiệm lời tiên tri nầy…

Đọc đến đây, chắc có người sẽ tự hỏi: Tại sao Đức Thầy không dùng toàn huyền-diệu của tiên-gia để trị bịnh trùng ở Hưng-Nhơn mà lại lập đàn bố trận như một ông đạo-sĩ (thầy pháp) hay một nhà phù-thủy?

Sở dĩ Ngài phải làm như thế là vì có vậy mới kích-thích được tánh háo-kỳ của quần-chúng, thường « trông cho lâm bịnh dị-kỳ nói coi », mới lôi cuốn họ tới cho đông để tùy duyên mà hóa độ. Vả lại, có làm như thế mới giúp sức cho sự tin-tưởng của người ít thiện-căn và mới làm cho nhà chức-trách Pháp thời ấy lầm tưởng Đức Thầy chỉ là một đạo-sĩ hoặc một thầy phù- thủy mà không vội làm khó dễ cho Ngài. Chớ thật ra, nếu người đau hay kẻ nuôi bịnh (trường- hợp cha mẹ nuôi con đau ốm) có đủ đức tin nơi sự ủng- hộ của các đấng Thiêng- Liêng thì họ chỉ tự lấy giấy vàng uống với nước lã sau khi khấn vái là được rồi (Có mang bịnh tật vào thân, giấy vàng xé nhỏ vái Thần độ vô).

Thế mà có nhiều người không chịu hiểu như vậy. Họ cố nài-nỉ Đức Thầy mó tay vào những mảnh giấy vàng đã rọc sẵn hoặc « chứng » vào mớ giấy vàng nầy (bằng cách ngó sơ qua) mới được. Một vài khi chúng tôi thấy Đức Thầy tỏ vẻ bức-rức vì có một số tín-đồ không hiểu ý-nghĩa lời dặn-bảo của Ngài.

Chính Ngài đã nói với chúng tôi rằng có hai hạng người đau : người thì đau căn, kẻ lại đau quả. Đau căn thì chữa được chớ đau quả thì không có ông thầy nào trị nổi khi quả báo đã mùi (karma mur).

B. THUYẾT PHÁP

Sau ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mảo, Đức Thầy nói nhiều hơn xưa.Gặp ai là Ngài nói nấy. Ngài nói về sắc diện, tánh-tình và tương-lai. Sau rốt Ngài khuyên người làm lành lánh dữ, trau sửa tâm lành, kỉnh-tin Trời Phật.

Ngài nói thật trúng, thật hay. Rất khiêm-tốn, rất bình-dân, Ngài không bao giờ chịu phân-biệt kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn. Đãi-ngộ họ như nhau, Ngài không hề khuất-phục kẻ cường quyền nào và bỉ-bạc một người khốn khó nào…Vì vậy nên thuở ấy người ta kêu Ngài là « Ông tướng bình-dân ».

Nhiều người có xu-hướng cộng-sản lại chất-vấn Ngài. Họ lấy làm khâm-phục vì Đức Thầy nói thấu « ruột gan » họ, và nói đến những việc ở bên cái xứ xa-xôi kia, ở tại cái xứ phát-huy những tư-tưởng khuynh tả ấy…

Thế là trong số bá tánh thập phương tới viếng Đức Thầy, ngoài những người xin thuốc, xin bùa, xin trị bịnh lại còn có nhiều người đến để nghe Ngài giảng-giải giáo-lý của Đức Thích-Ca mà Ngài có sứ-mạng truyền bá :

« Ta thừa vưng sắc-lịnh Thế-Tôn,
Xuống hạ-giới truyền khai Đạo-pháp ».

Nhiều khi Ngài phải thuyết-pháp cả ngày lẫn đêm.Thính-giả tựu họp để nghe đông vô số kể.Như thế cho đến ngày 12 tháng tư năm Canh-Thìn (1940) là ngày mà nhà đương-cuộc Pháp ở Châu-Đốc dời Ngài đi Sa-Đéc. Ngôi nhà Đức Ông bỗng nhiên biến thành một ngôi chùa. Vì thế nên có lần Đức Thầy nói với Đức Ông đi lên quận xin phép đổi nó ra làm cái chùa, lấy danh-hiệu là « Kim-Sơn tự ».

Với một giọng nói thanh-tao êm-dịu, khi bỗng lúc trầm, lưu-loát mà rõ-ràng, khi cao-siêu khi giản-dị, Ngài giảng-giải cho quần-chúng nghe giáo-lý nhà Phật và phương-pháp tu hành. Ngài thuyết-pháp không vấp không ngưng. Thật là : « miệng nhích môi đầy văn tao nhã, hạ búi thần thơ đã đề khai ».

Một nhà viết báo ở Sài-thành (ông Hiền-Sỉ) nói về Đức Huỳnh Giáo-Chủ trong hơn 30 bài báo, có phê-bình tài hùng-biện và khoa ngôn-ngữ của Ngài bằng câu « thao thao bất tuyệt » và cho rằng Ngài « chiếm giải quán-quân về phương-diện diễn thuyết ». Nhà lãnh-tụ « Nhóm Tranh-Đấu » là Tạ-thu-Thâu chưa chắc có thể so-sánh với Đức Thầy về môn diễn-thuyết và nói chuyện trước công-chúng được !

Lại-nữa, lời văn của Đức Thầy còn có mãnh-lực hấp-dẫn quần-chúng một cách phi-thường nên thính-giả nhiều khi mủi lòng rơi lụy, liền phát bồ để tâm, quy-y đầu Phật.

Nhiều nho-sĩ văn-gia, nhiều trí-thức tân học đỗ cao (cử-nhơn, tấn-sĩ) đều bái phục Đức Thầy vì tài-ba, vì đức-hạnh. Thật Ngài là một bực thượng-trí anh tài, một bực « sinh nhi tri » vậy !
Trong số những tay cự-phách của làng nho hoặc những nhà quyền-quí thời Pháp thuộc đã đến đọ sức thử tài hoặc tìm hiểu sở năng sở kiến của Đức Thầy, chúng tôi thường nghe kể những vị dưới đây:

1. Thầy Ba Thận

Ông nầy ở làng Phú-Lâm (Tân-Châu) và là học trò của ông Tú-tài Thường (cựu học) ở làng Phú-Thuận (Tân-Châu). Ông có làm hai bài thơ mà ông tự cho là khéo-léo vừa ý lẫn văn, tính đến thử Đức Thầy. Khi ông vừa đến thì Đức Thầy đã biết ý-định của ông và trả lời ngay những điền mà ông muốn hỏi mặc dù ông chưa kịp xuất-trình hai bài thơ ấy cho Đức Thầy.

2. Ông Lương-văn-Tốt tức Thầy bảy Tốt

Ông nầy ở làng Mỹ-Hội-Đông (Long-Xuyên). Lúc ấy, ông thường đến làm toi bằng Hán-văn với Đức Thầy. Bữa nọ, làm không kịp Đức Thầy và nột quá ông phải rút trọn một câu trong sách thuốc Thọ-Thế. Điểm mặt ông. Đức Thầy vừa cười vừa nói rằng: « Ông hết rồi nên mới rút tới câu đó !»

Một hôm nọ, nhơn đọc bài « Diệu pháp quang minh » (của Đức Thầy) thấy câu « Trần-Di ngủ say cây thành tựu » ông bèn nói với Đức Thầy: « Bạch Ngài, tôi e cho chữ thành tựu chưa có ai dùng. Phải chăng Ngài đã lầm-lộn ? » Đức Thầy bảo ông về xem lại bộ « Tứ Thơ » sẽ thấy chữ thành tựu. Ông về tìm kiếm tở-mở nhưng không không thấy. Sau Đức Thầy có cho ông biết chữ thành tựu rút ở trong hàng chữ châu con nhứt nhứt thành tựu (thuộc đoạn nào, bài nào Ngài có chỉ rõ.

3. Ông Huỳnh-Hiệp-Hòa

Ông Hòa ở làng Bình-Thủy (Long-Xuyên) và cũng là một bực đại-gia văn-chương. Ông có làm thơ dưới đây mà nếu chiết-tự sáu câu đầu, chúng ta sẽ thấy ông có ẩn-ý hỏi coi Đức Thầy có phải là Trạng-Trình, Cử Da, Đề-Thám chăng ?

Đây là bài thi của ông Huỳnh-hiệp-Hòa:

Phiến ngôn đại chấn điểm Nam cương,
Khẩu tụng Văn-vương vị bốc tường.
Dữ thiện ngôn ngôn tùng nhứt nhị,
Hành nhơn tịch tịch muội tâm lương.
Mã lai thủ thị danh thương pháp,
Thủy kiệt chưởng thâm tẩy khổ trường.
Thị vấn hồi âm tri bửu hiệu,
Tứ minh tam vị hiển văn-chương.

Liền đó, Đức Thầy đáp họa như dưới đây:

Hồi đầu điểm đạo chuyển phong cương,
Háo thắng bi ly đạo khổ tường.
Tề tướng Cam phong an diện nhị,
Hàn nhơn thọ khóa tác tâm lương.
Thiên-tôn mật sát nhơn-gian pháp,
Phật-lý vi khai đại-hội trường.
Tam bá ngoại niên chơn bút hiệu,
Hàn-lâm nhứt đấu vịnh thiên chương.

Bài thơ của Đức Thầy đáp họa có hàm súc một cách khéo-léo danh hiệu của Ngài.

4. Ông Nguyễn-Kỳ-Trân tức Chín Diệm

Ông nầy ở làng Định-Yên (Long-Xuyên), và là một bực túc nho đầy lòng ưu-ái giang-sơn. Thấy nước nhà đang bị nạn xâm lăng mà Đức Thầy lại đem mùi tôn-giáo khuyến dụ nhơn-sanh nên ông lấy làm hoang-mang khó hiểu. Ông mới làm bài thi dưới đây, đại ý nói với Đức Thầy như vầy: Giặc mạnh xâm-lăng nước nhà đã mấy mươi năm rồi. Vậy chẳng biết Ngài vị Tiên chi xuống trần? Chứ ngày nay những bực như ông Trần-Hi-Di (Trần-Đoàn), ông Khương-Thượng Tử-Nha v.v…đều ẩn khuất tất cả nơi đất Bắc trời Nam, chỉ thấy hiện giờ con cá đỏ đuôi (ám chỉ lá cờ tam sắc) ở cùng khắp đất nước. Nếu Ngài thật là bực anh-triết thì xin Ngài hãy đả nó một cây roi thần (1).

Cường khấu xâm-lăng kỷ thập niên,
Vị trí đại-đức giáng, hà tiên ?
Hi-Di ngũ quí kim an tại,
Thái-Thượng tam vương cổ bất truyền.
Độc-Nhãn sa-đà tàng Bắc-địa,
Liên-Mi chơn mạng ẩn Nam-thiên.
Phòng ngư sính vĩ đương kim nhựt,
Dẫn lãnh minh lương trứ Tổ tiên (2)
-----------------
1.Phải chăng là cây roi của ông Tổ-Địch?
 2.Ông Nguyễn-Kỳ-Trân còm làm một bài nữa và Đức Thầy cũng có đáp họa đủ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ chép bài thứ nhứt thôi.
-----------------
Đức Thầy mới lập tức đáp họa như dưới đây:

Thiên ký Lạc-Hồng đắc ngũ niên,
Sơn-Trung hồi dả bí danh tiên.
Trần-nhơn đãi thế Nam tồn tại,
Lão đạo tiền phong Bắc ý truyền.
Trình mỗ ngộ kim khuê Cổ địa,
Xích mi hải hội luật trừng thiên.
Dị phi minh đế đồ tôn nhựt,
Thạnh khí đào thinh giác kỷ tiên.

Đại ý bài thơ nầy Đức Thầy trả lời từ câu bài thơ trên và có nói rõ danh-hiệu của Ngài. Trong hai câu chuyện kết, Ngài còn nói rằng: Thời-kỳ của minh-đế chưa tới, chớ khi ngày giờ đã đến thì chẳng những có một cây roi, mà sẽ có biết bao nhiêu cây…

5. Ông Nguyễn-Văn Lễ ở Tân-Châu

Ông nầy là chủ-quận Tân-Châu thời ấy.

Khi ông vừa đến để nghe Đức Thầy thuyết-pháp thì Ngài chào và nói một cách thẳng-thắn rằng: « Tôi chào đây là tôi kỉnh cái đức của song thân ông (Đức Thầy kêu ông quận bằng ông chớ không kêu bằng quan lớn như người khác) vì song-thân ông có tu nhơn tích đức nên nay ông mới được chức trọng quyền cao. Vậy ông nên lập công bồi đức nếu ông muốn hưởng phước được lâu dài, cũng như ông chỉ có 100 đồng bạc mà muốn đi nghe đến Saigon thì dọc đường phải lo sanh phương kiếm lợi mới có thể đi đến nơi đến chốn, chớ nếu không làm gì hết sợ e ghe vừa tới Chợ-Mới là tiền đã hết rồi ! »

Xin nói thêm rằng trước khi đến Hòa-Hảo nghe Đức Thầy thuyết-pháp, ông Chủ-quận có cho người đem xe hơi đến rước Đức Thầy lên Tân-Châu thuyết Đạo cho ông nghe. Gặp một ông thầy khác có lẽ người ta sẽ hãnh-diện tự-đắc vì có mấy khi được quan Chủ-quận mời rước bằng xe hơi. Nhưng Đức Thầy lại khác. Ngài từ nan (mặc dầu bà Chủ-quận đã là tín-đồ từ lâu rồi), nói rằng: « Nếu ông quan đem xe hơi lại rước mà tôi đi thì tôi phải làm thế nào đối với những người đem ghe xuồng lại mời tôi? Tôi đâu có thể thiên-vị kẻ giàu mà phụ bạc kẽ nghèo !».

6. Ông Chủ-quận Chợ-Mới (Lê-tấn-Nầm)

Ông nầy cũng có phận sự đến Hòa-Hảo tìm hiểu về Đức Thầy.

Sau khi chào sơ ông Chủ-quận, Đức-Thầy ngồi dựa ngửa trên ghế cố ý làm cho ông khách bực-tức.

Ông quận Chợ-Mới làm vẻ bình-tĩnh họi Đức Thầy: « Ông đã dạy bổn-đạo tu vô-vi mà tại sao còn bảo họ uống giấy vàng ? » - Đức Thầy đáp bằng một câu vừa để trả lời câu hỏi vừa để nói ngay tâm-lý người đối thoại: « Tại họ thiếu đức-tin ! »

Mà thật đấy, vì họ thiếu đức-tin nên phải dĩ huyễn độ chơn.

Sau khi ra về, ông quận Chợ-Mới gởi lên Thượng-cấp của ông một bản phúc-trình do đó Đức Thầy phải bị dời khỏi làng Hòa-Hảo, điều mà Đức Thầy mong ước vì:

Càng đi càng biết nhiều nơi,
Càng đem chơn-lý tuyệt vời phổ thông.

Ngoài những bực trí thức muốn đến dò-xét học-lực và sở-kiến của Ngài, có nhiều nhà thân-hào hoặc nhiều người đã tu niệm từ lâu cũng đến coi Ngài là ai và có quyền-năng gì? Trong số những vị nầy ta có thể kể:

1. Ông Cả Đô ở làng Tân-An (Tân-Châu)

Thầy Đức Thầy chỉ ngồi trên 2 cái ghế trong số 8 cái để hai bên chiếc bàn dài nên thừa lúc Đức Thầy đi ra ngoài đường, ông nầy liền đổi cái mà Đức Thầy thường ngồi (cũng giống hệt mấy cái ghế kia). Xong, ông đi theo Đức Thầy ra ngoài lộ và hỏi: « Bạch Thầy, người ta phải dùng nhiều tôi lương-đống mời an bá-tánh được, tại sao Thầy lại nói:

Như đời xưa có-gã Tử-Phòng
Xem thời-cơ người đã rõ thông,
Dùng tôi thiểu mà an bá-tánh.

 -Tôi nói láy đấy ! Tôi thiểu là tiêu thồi ! » Đức Thầy đáp lại.

Thầy trò nói chuyện một chập lâu liền trở vào nhà, đi lại hai hàng ghế. Đức Thầy dòm ông Cả Đô và vừa nói chuyện với ông, Đức Thầy cũng vừa nhắc cái ghế mà Đức Thầy thường ngồi, đổi lại cái ghế mới thay vào khi nãy, và sau khi dứt câu chuyện, Đức Thầy ngồi trên cái ghế quen một cách tự-nhiên như không có gì xảy ra.

2. Ông Phan-văn-Cơ ở làng Phú-Lâm (TânChâu)

Thấy trong Sấm-Giảng của Đức Thầy có câu:

« Ngôi tam bảo phải thờ trần đỏ,

Tạo làm chi những cốt với hình » thì ông này nghĩ rằng có lẽ Đức Thầy muốn nhắc-nhở Đảng Hồng-Nhựt của cụ Trạng Trình khi xưa. Ông định đến hỏi Đức Thầy coi có phải như vậy chăng? Khi gặp Đức Thầy ông chưa kịp hỏi thì Ngài đã trả lời với ông như vầy: « Ông đã biết rồi. Tưởng như vậy là phải rồi, hỏi làm chi nữa? »

3. Ông Nguyễn-duy-Hinh (tức xã Hinh) ở Hòa-Hảo

Ông nầy ở cách nhà Đức Thầy không đầy 300 thước và thường tới lui nhà Ngài.

Ông thuật lại rằng ông có nghe nói trong một đêm thanh-tịnh nọ, Đức Thầy, sau khi ngồi kiết-dà, có tụng kinh (tụng thuộc lòng) bằng tiếng lạ (có lẽ là tiếng Nam-phạn, Bắc-phạn hoặc tiếng Tây-Tạng) nhưng ông chưa đủ tin.

Một đêm kia, ông nói với Đức Thầy: « Ông làm sao cho tôi tin thì làm thử coi ! ». Không cần trả lời, Đức Thầy giơ một cánh tay lên trước tấm kiếng treo gần đó. Lạ kỳ thay ! trong kiếng lại hiện ra tới hai cánh tay. Đức Thầy nói với ông Xã Hình: « Ông coi có phải khác hơn người ta chăng? »

4. Ông hai Dùng (1) ở Hòa-Hảo

Bữa nọ ông Dùng (ở phía dưới nhà Đức Ông, lại nhà Đức Thầy và trong một câu chuyện về mùa màng, ông có nói: « Lúa năm nay (1939 - Kỷ-Mão) tốt quá, lên cao nghệu ! Chắc sẽ trúng mùa.

- Coi vậy mà ít ngày nữa sợ e xuồng đi trong đồng không được ! Đức Thầy đáp lại.
- Phải mà ! Xuồng đi sao được vì lúa tốt quá đã cao mà còn dày đặc ! ông Dùng đáp lại với một giọng ngạo-nghễ.

Thế rồi, trong một ít lâu, nước lên mau quá-làm ngập lút cả lúa. Đồng ruộng linh-láng như biển cả thành-thử xuồng nhỏ không dám mạo hiểm đi trong đồng sợ sóng gió nhận chìm (Năm ấy có một ghe đi đám cưới bị sóng đánh chìm, làm thiệt mạng hơn 10 người trong đồng).

5. Ông Nguyễn-văn-Vàng tức cựu Hương-sư Vàng ở Hòa-Hảo

Một bữa nọ, ông nầy có khoe với Đức Thầy
-----------------
I. Xin lưu ý. – Ông nầy không phải là ông Đạo Dùng ở Phú-Lâm.
-----------------
rằng: « Tôi có cuốn giảng 11 hồi (1), xin đọc cho ông nghe ». Đức Thầy bảo ông cứ đọc. Sau khi ông đọc một đoạn, Đức Thầy nói: « Bây giờ để tôi đọc tiếp cho ông nghe ». Nói xong, Ngài dang ra xa đọc một hồi như trước mắt có cuốn giảng ấy, và nói tiếp: « Tôi viết cuốn nầy mấy chục năm về trước hồi còn ở trên Cao-Miên ! »

6. Ông Đạo Dùng ở Phú lâm

Ông Dùng là người tu niệm khá lắm. Thuở ấy (1939) tuổi ông lối 25. Lúc ông đến viếng Đức Thầy thì Ngài cười và nói với ông rằng: « Bộ bị Nhựt-Bổn rượt nên mới chạy qua đây chớ gì ! ».

Trong khi đàm-luận về việc tu hành, ông rất khâm-phục Đức Thầy. Sau rốt, Đức Thầy dặn ông: « Ông hãy cố-gắng tròn chớ đừng làm méo thì ngày sau gặp tôi ! »

Sau khi ông ra về, Đức Thầy nói cho những người có mặt lúc đó biết rằng « phần » của ông khi trước có đi qua bên Tàu ở tu và bỏ xác luôn bên ấy cho nên lúc đến viếng Đức Thầy ông mặc áo chệt.

7. Ông Nguyễn-phước-Còn tức Bảy Còn ở làng Long Kim (Long Xuyên).

Ông nầy ở gần chợ Cà-Mau, thuộc làng Long-Xuyên (cù-lao Ông-Chưởng) và là cháu nội của ông Đạo Thắng (đệ-tử của Phật-Thầy Tây-An).
-----------------
I.Ấy là quyển « SẤM-GIẢNG NGƯỜI ĐỜI » của ông Sư-Vãi Bán Khoai.
 -----------------
Một đêm nọ, ông nằm mộng thấy chư Thần mách rằng: « Phật đã giáng thế ở Hòa-Hảo ». Khi tỉnh dậy ông không tin.

Lần sau, ông nằm chiêm-bao thấy chư Thần cho biết:Ngày nay Thầy đã trở về Hòa-Hảo rồi, sao không lên tìm? Thế mà ông vẫn chưa chịu tin.

Trong lúc đó thì ở Hòa-Hảo Đức Thầy khuyên ông Huỳnh-văn-Quốc tức Út Quốc (chú của phần xác Ngài) nên tu hiền như Đức Thầy đã dạy. Ông Út vì khi trước thường nhờ ông Bảy Còn trị bịnh cho mấy người con và đang tu theo giáo-lý mà ông Bảy Còn đã được nội-tổ truyền lại nên trả lời với Đức Thầy: để thủng-thẳng sẽ tính. Đức Thầy nói quả-quyết: « Ông cứ lo tu đi ! Ông Bảy Còn sẽ lên đây cho mà coi ! »

Quả thật, trong một buổi đi dạo sáng, ông Bảy Còn buồn ngủ một cách lạ kỳ. Khi trở về nhà, ông nằm mê, chiêm-bao thấy như lần trước. Và lần nầy ông bị chư Thần quở trách. Ông nhứt định lên Hòa-Hảo một chuyến để thử Đức Thầy.

Ông Bảy lên nhà ông Út trước. Đức Thầy bước qua nằm tay ông và nói: « Ông đợi chư Thần đòi ba lần mới chịu lên ! Thôi mời ông qua nhà và đêm nay ngủ với tôi ».

Ông Bảy theo Đức Thầy qua nhà Đức Ông. Đức Thầy lấy viết, viết ra bài thơ bát cú dưới đây:

Đạt Đạo Ngao Du Châu Di Viễn Cận
Đạt Đạo hoằng khai kế nghiệp truyền,
Chư bang hành thiện hiếu vi tiên.
Nga-Du thế-giới hoàn sanh-chúng,
Quí tiện trí ngu trạch nhơn hiền.
Châu Di phục thỉ an bá tánh,
Thượng cổ hoàn ư thế tự nhiên.
Viễn Cận chư châu qui nhứt thống,
An cư lạc nghiệp phước vô biên.

Sau khi nghe Đức Thầy đọc bài thơ nầy, ông Bảy vừa sửng-sốt vừa thán-phục, bởi vì Đức Phật-Thầy Tây-An có dặn lín nội-tổ ông Bảy là ông Thắng rằng sau nầy nếu có ai viết lại được bài thơ khoán thủ cách cú: Đạt Đạo Ngao Du Châu Di Viễn Cận (viết ra chữ Hán thì tất cả 8 chữ nầy đều thuộc bộ xước) thì là Ngài trở lại.

Đức Thầy lại còn viết thêm bài « Bát nhẫn » mà Đức Phật-Thầy Tây-An đã dán ở đầu giường và nội-tổ ông Bảy chép lại trong khi vào phòng Phật Thầy để qué dọn.

Bài thơ « Bát Nhẫn » ấy như vầy:

Bát Nhẫn (1)

Nhẫn năng xử thế thị nhơn hiền,
Nhẫn giái kỳ tâm thận thủ tiên.
Nhẫn giã hương lân hòa ý hỷ,
Nhẫn thành phu phụ thuận phì duyên.
Nhẫn tâm nhựt nhựt thường an lạc,
-----------------
I. Trong quyển « GIÁC MÊ TÂM KỆ », Đức Thầy cũng có giảng giải về Bát Nhan.
-----------------
Nhẫn tánh niên niên đắc bảo tuyền.
Nhẫn đức bình an tiêu vạn sư,
Nhẫn thành phú quí vĩnh miên miên.

Khi Đức Thầy đọc xong bài « Bát Nhẫn », ông Bảy không còn nghi-ngờ gì nữa, liền bái-phục Đức Thầy, nhưng Ngài đỡ dậy mà nói: « Không nên ! Xác thịt tôi nhỏ tuổi hơn ông nhiều, ông có muốn lạy thì hãy lạy bán Phật ».

Sáng lại, ông Bảy thức sớm, và lời mà ông nói trước nhứt với ông Út là câu nầy: « Phải rồi ! Không còn ai khác nữa ! Không còn nghi-ngờ nữa được ! Từ đây sẽ qui nhứt thống ».

 
Nói về đoạn Đức Thầy thuyết-pháp giảng đạo mà không nói đến việc Ngài hay dùng cách nói láy và đồng âm dị tự tức là còn-sơ-sót vậy. Nếu cụ Trạng Trình ngày xưa có dùng cách nói láy trong lời tiên-tri của cụ (1) thì ngày nay Đức Thầy cũng ưa dùng cách nầy trong những câu chuyện hay trong sấm-giảng của Ngài.

Bà thân của anh Sáu Giúp ở thôn Phú-Lâm đi Hòa-Hảo nghe thuyết-pháp về có thuật lại rằng
 -----------------
I. Ví dụ: Tiên-trí rằng cha con thằng Khả ngày sau sẽ làm ngã mộ-bia của Ngài, cụ Trạng có viết sẵn phía sau tấm bia câu nầy: Cha con thằng Khả làm ngã bia tao; làng bắt đền tam quán. Chừng bia ngã, hàng chữ lộ ra, người ta mới biết là Cụ Trạng đã tiên-tri việc nầy. Suy ra họ biết Cụ Trạng nói láy và dặn bắt đền một quan tâm.
-----------------
trong khi giảng đạo, Đức Thầy có nói:« Đàn-bà bây giờ ưa bán chồng quá ! »Thấy ai cũng sững-sốt không hiểu, Đức Thầy mới nói: « Bán chồng là bóng chàng ! »

Với cách nói láy trên đây, Đức Thầy đã dùng chữ: thầy tăng, tối thiểu và nhứt là câu « Tôi là thầy tu » để nói chuyện với viên Tham-biện, Chánh Chủ-tỉnh Cần Thơ (tất nhiên là người Pháp) năm 1940.

Về sự dùng đồng âm dị tự, chúng tôi xin kể sau đây vài giai-thoại.
1.Một hôm nọ, Đức Thầy hỏi chư tín-đồ câu nầy: « Phải tu như con rùa hay con cua-đinh? » Ai nấy đều nói phải tu như con rùa, vì thuở nay người ta vẫn cho rằng con rùa biết tu chớ không nghe ai nói con cua-đinh biết tu. Nhưng Đức Thầy nói: « Phải tu như con cua-đinh vì nó có vè chớ con rùa không có vè » (Ý Đức Thầy muốn nói người tu phải có sự dè-dặt và không nên không dè đối với mọi việc gì).

2. Lúc Đức Thầy ở Sài-Gòn, gần sở Hiến-Binh Nhựt, có vài tín-đồ ỷ-lại nơi sư che-chở của quân Phù-tang nên dường như không dè-dặt trong mọi hành-động. Đức Thầy nói: « Hễ ỷ thì ướt » (ỷ-lại thì mang tai).

3. Ra kệ-giảng. Đã thuyết-pháp, chữa bịnh, Đức Thầy còn lại còn viết ra nhiều cuốn sấm-giảng. Những tác-phẩm ấy, phần nhiều thuộc loại văn vần. Ngài viết một mạch không cần suy nghĩ và khỏi dùng giấy nháp. Ta có thể nói rằng Ngài viết mau lẹ và dễ-dàng hơn ông Alcyone Krisnhamurti viết cuốn « Aux Pieds du Maitre » (1).

Dưới đây, xin kể sơ những tác-phẩm của Đức Huỳnh Giáo-Chủ:

1. Cuốn thứ nhứt nhan đề « Sấm-giảng khuyên người đời tu niệm » viết theo điệu thượng lục hạ bát hồi tháng 9 năm Kỹ-Mão (1939) tại Hòa-Hảo và gồm 910 câu, khởi đầu bằng câu:

« Hạ-ngươn nay đã hết đời ».

Trong quyển nầy, Đức Thầy đánh thức bá-tánh vạn dân bằng cách tiên-tri những cảnh lầm-than khốn-khổ mà nhân-loại phải trải qua trong thời-kỳ can-qua binh-lửa. Ta hãy đọc mấy câu sau đây thì rõ:

 Thầy đời ly-loạn bất an,
Khắp trong các nước nhộn-nhàn đao binh.
 Ngồi buồn nói chuyện bông-lông,
Khắp trong trần-hạ máu hồng nhuộm rơi.
 Giàu sang như nước trên nguồn,
Gặp cơn mưa lớn nó tuôn một giờ.
 Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
 Con ngựa lại đá con dê,
Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
-----------------
1. Ông A.Krisnhamurti mỗi đêm phải xuất vía đến cho Thầy (một vị chơn Tiên) dạy một đoạn. Sáng ra ông chép lại những lời dạy ấy. Nhiều lần như vậy mới rồi quyển sách nói trên.
-----------------
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
 Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.
Đời còn chẳng có mấy năm,
 Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
Cha thì chẳng thấy mặt con,
 Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia.

Đức Thầy cũng tường thuật việc Ngài hóa-hiện ra người đui-cùi đói-rách, buôn gánh bán bưng, khi già lúc trẻ, khi dốt lúc quê, khi nam lúc nữ v.v… để đi dạo lục châu thử lòng bá-tánh, giác tỉnh người đời bằng vè, ca, thí, giảng…

Dưới đây, xin kể vài người (trong số nhiều người) đã chứng minh những sự hóa-hiện nói trong quyển sấm-giảng trên đây:

1.Ông Cựu Hương-chánh Cao-văn-Viết ở thôn Bình-Thạnh-Đông (Châu-Đốc) nhìn-nhận có thấy người cùi gây lộn bằng tiếng Tây tại Châu-Đốc y như câu « Giả ra gây lộn nói tiếng tây ! » trong quyển thứ nhứt.

 2. Anh Tôi ở Hòa-Hảo bơi xuồng theo không kịp một ông già chèo ghe khẳm mà đi nước ngược. Ông già nầy có kêu anh mà nói: « Mầy ăn thịt trân nhiều quá, chèo theo tao sao nổi ! » Xem lại quyển thứ nhứt, ta thấy những câu:

 Ghe điên vốn thiệt ghe be,
Mà lại Điên nhè nước ngược thẳng xông.
 Ra oai thuyền chạy như dông,

3. Cô Lê-thị-Cứng tức tư Cứng ở gần nhà Đức Thầy, có mất một cây lãnh và rất nhiều quần áo. Cô khóc-lóc buồn rầu. Khi đó có một chiếc ghe (trong có bốn người) ghé lại nhà cô để coi bói. Một trong bốn người nầy (tức là ông thầy bói) sau khi xem xong bèn nói với cô: « Của đã mất thì thôi, cô không nên buồn rầu; vụ trộm nầy do bà con của cô điềm chỉ. Cô rán làm rồi sau sẽ khá bằng hai » (1).

Ở làng Hòa-Hảo, ai cũng biết rằng mấy câu dưới đây (trong quyển nhứt) nói về trường-hợp của cô tư Cứng:

Có người ở xóm bằng nay
 Bị mất trộm rày đồ-đạc sạch trơn.
Du-thần bày tỏ nguồn cơn,
 Rằng người nghèo khó đang hờn phận-duyên.
Điên nghe vội-vã quày thuyền,
Dùng khoa coi bói giải phiền phàm nhơn.
 Coi rồi bày tỏ nguồn cơn,
Xin cô đừng giận đừng hờn làm chi.

Sai lại, Đức Thầy sai bào-đệ của Ngài là cậu út Huỳnh-Thạnh-Mậu đem trao cho cô tư Cứng hai bài thi tứ cú dưới đây Ngài dặn nói rằng là của Ông thầy coi bói hôm nọ cậy đưa cho cô:

Kích động thiện tâm lụy xót-xa,
Thoàn loan trở gót dụng tiên khoa.
Khuyên giải phàm nhơn tan sầu muộn,
-----------------
I. Quả thật: hiện giờ cô tư Cứng khá lắm vì nhờ mua bán vải tại chợ Mỹ-Lương (Hòa-Hảo).
-----------------
Vật-dụng gia-đình khó kiếm ra.
Thương đó lòng đây rất thiết-tha,
Thiên định số căn mới xảy ra
Đoái thấy tà-gian Trung-Trực ghét,
Nhưng vì vận hạn chẳng phui ra.

4. Ông Tài-công Hợi ở Hòa-Hảo cũng nhìn-nhận có hai người lạ mặt lại nhà ông, một người thì giã gạo, một người thì bán thuốc Sơn-đông. Ông bán thuốc Sơn-đông mời, cô tư Cơ mua một ve thuốc bổ trị phong và dặn nên pha với nước nóng chớ đừng pha với rượu vì nó kỵ thai. Khi đó có anh Huỳnh-văn-Gọn (sau nầy là Đại-Đội Gọn) và một người bạn của anh là anh Khâm lại coi, bảo cô nầy đừng mua vì anh nói thuốc Sơn-đông đi bán dạo mà hay-ho gì. Lúc đó, thân-phụ của anh Gọn là ông út Huỳnh-văn-Quốc lại rầy anh (1). Người bán thuốc Sơn-đông có nhổ răng cho một người ở xóm đúng như những câu nầy:
-----------------
I. Theo lời ông Út thuật lại thì sáng hôm ấy, đức Thầy có dặn ông coi chừng phần xác Đức Thầy. Sau khi căn-dặn, Đức Thầy nằm dài trên một cái ghế bố (đầu day vô nhà, chơn đuổi thẳng ra ngoài đường lộ) từ sớm mai đến lố-11 giờ sáng. Lúc đó Đức Thầy nằm im lặng, ngực chỉ thoi thóp với những hơi thở yếu-ớt và đều đều. Có một lần Đức Thầy mở mắt ra bảo ông Út đi hái một mớ bông trăm-ổi rải chung quanh chổ Đức Thầy nằm.
Trong khi ông Út làm phận-sự « coi chừng » nói trên, ông có lẻn bước ra ngoài đường tiển-tiện. Chính trong lúc đó là lúc ông gặp anh Gọn và anh Khâm trong vụ bán thuốc Sơn-đông và có rầy hai anh nầy.
-----------------
Rồi đi dạo xóm một khi,
Đi lên nhà thì giã gạo mà chơi.
 Hai thằng ở xóm bằng nay.
Nó nói ngày rày thuốc chẳng có hay,
 Người cha đi lại thấy rầy,
Thiệt mấy đứa nầy cãi-cọ làm chi
. . . . . . . .
 Xóm nầy kẽ ghét người ưa.
Ghé vào nhà nọ nhổ bừa cái răng.

5. Ông Lê-văn-Hẳng tức năm Hằng ở thôn Kiến-An (Chợ-Mới) có nhìn-nhận vời chúng tôi rằng lúc đó một ông già tóc râu bạc trắng, đạo-mạo khác thường có ghé nhà ông thuyết Đạo ngâm giảng (ứng khẩu) rất hay. Dị-nhân ấy giảng rất nhiều, nhưng ông chỉ nhớ có hai câu khuyên ông như vầy (1):

 Mình người tu niệm vậy mà
Nói chi lớn tiếng người mà khing-khi !

Chính ông Hẳng cũng có quả-quyết rằng ông có cúng tiền đi non Bồng.

Mấy chuyện ấy quả thật ăn-khớp với những câu dưới đây trong quyển thứ nhứt:

 Có người xưng hiệu ông Quan;
Tên thiệt Vân-Tràng ở dưới Dinh Ông.
 Thấy đời cũng bắt động lòng,
Ghé vào tệ xá thẳng xông lên nhà.
-----------------
I. Bởi vì ông thường xưng là phần xác của ông Quan-Vân-Trường.
-----------------
Mình người tu niệm vậy mà,
Nói chi lớn tiếng mà người khinh khi.
 Người nhà cảm tạ một khi,
Cúng năm cắc bạc tiền đi non Bồng.

Điều nên để ý là:

Trong lúc mà Đức Thầy gọi là « Đi dạo lục-châu » thì Đức Ông mất chiếc ghe lường có mui. Đức ông cố tìm mãi mà không được. Đức Thầy cười và cho Đức ông bài thơ dưới đây:

Thoàn nhỏ ly gia vị tất nan,
Bửu-sanh du lịch lục-châu giang.
Kim-Sơn thương mãi toàn lê-thứ,
Thức-tỉnh bá-gia giấc-mộng tràng.

2. Cuốn thứ nhì nhan đề « Kệ dân của người Khùng » viết tại Hòa-Hảo theo điệu thất ngôn ngày 12 tháng 9 Kỷ-Mão (1939), và gồm 476 câu, khởi đầu bằng câu « Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế ».
 
Cũng như trong quyển nhứt, ở đây Đức Thầy vừa tiên-tri những tai-nan sắp đến, vừa khuyên bá-tánh lánh dữ làm lành:

Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn-cầu thiết-thiết tha-tha.
Vậy sớm mau kiếm chữ ma-ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa…
Trung với hiếu ta nên trau-sửa,
Hiền với lương bổn-đạo rèn lòng.
Thường nguyện-cầu siêu-độ Tổ-công,
Với bá-tánh vạn-dân vô sự.
Đời Nguơn-hạ nhiều người hung-dữ,
Nên xảy ra lắm sự tai-ương…

Ngoài ra, Đức Thầy không ngần-ngại đánh-đổ những sự mê-tín dị-đoan của những nhà sư chỉ dụng thinh âm sắc tướng và bồ đề chuổi hột để mê hoặc bá-tánh thập-phương. Dưới đây là vài lời thơ giản-dị, lưu-loát và đầy lương-tri của Ngài:

Theo Thần-Tú tạo nhiều chuông mõ,
Mà xưa nay có mấy ai thành…
Làm hiền lành hơn tụng hơ-hà,
Hãy tưởng Phật hay hơn ó-ré…
Nếu làm đám được về Cực-Lạc,
Thì giàu sang được trọn hai bề.
Ỷ tước-quyền làm ác ê-hề,
Khi bỏ xác nhiều tiền lo-lót…
Những giấy tiến vàng bạc cũng thôi.
Chớ có đốt tốn tiền vô lý…
Tu vô-vi chẳng cúng chè xôi.
Phật chẳng muốn chúng-sanh lo-lót.
Kẻ nghèo khó tu hành ngay thẳng.
Không cầu siêu Phật bỏ hay sao ?

Hơn thế nữa, Đức Thầy không quên những bực thượng trí thượng căn nên Ngài cũng giáo-thuyết thêm những điều vừa cao-siêu, vừa đầy chơn lý:

Phật tại tâm chớ có đâu xa,
Mà tìm kiếm ở nơi non núi…
Đạo Thích-Ca nhiều nẻo cao sâu,
Phải tìm kiếm cái không mới có.

3.- Cuốn thứ ba nhan đề « Sấm Giảng » viết tại Hòa-Hảo hồi năm Kỷ-Mão (1939), dài 612 câu thượng lục hạ bát, khởi đầu bằng câu: « Ngồi trên đảnh núi liên-đài ».

Trong quyển nầy, Ngài dạy tu nhân-dạo một cách hoàn-bị.

Theo Ngài, thì chúng ta phải:

 Tu cầu cha mẹ thảnh-thơi.
Quốc-vương thủy-thổ chiều mơi phản hồi.
 Tu đền nợ thế cho rồi,
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.

Ngài cũng khuyên trai thì giữ tam cang ngũ thường, gái thì gìn tam tùng tức đức.

Đức Thầy lại cũng chỉ cách đối-đãi với bà-con nội-ngoại, cô-bác anh-em, xóm giềng lân-cận.

Trong lúc kêu gọi giáo-viên, các sở các thầy hãy « giúp đời đừng đợi trả ơn, miễn tròn bổn-phận hay hơn bạc vàng », Ngài không quên nói đến những vị tây y-sĩ:

 Mấy anh thầy thuốc lang-sa,
Cũng là mổ mật người ta lấy tiền.
 Khuyên trong anh chị đừng phiền,
Đồng bạc đồng tiền là thứ phi ân.

Về việc hiếu-đạo khi cha mẹ lâm-chung, Ngài dạy bỏ bớt cốc keng, trống đờn lễ nhạc tế xen ích gì:

 Bỏ bớt rình-rang một khi,
Nếu cha mẹ chết, làm y lời nầy.
 Là lời truyền giáo của Thầy,
Bông hoa cầu Phật hiệp vầy đi chôn.
 Còn mình muốn đãi làng thôn,
Thì là tùy ý đáp ngôn cho người.

Đức Thầy lại nhiệt-liệt bài xích-hạng người

 Văn-minh sửa mặt sửa mày,
Áo-quần láng mướt ngày rày ăn chơi.
 Dọn xem hình vóc lả-lơi,
Ra đường ăn nói những lời nguyệt-hoa.

Tại sao thế? Vì hạng người nầy chỉ biết chạy theo cái mới, để bào-nháng bề ngoài rồi trở lại chê-bai hạng người xưa mà họ cho là ngu-tối cũ-kỹ:

 Người xưa nó lại khinh chê,
Ông cha hủ-bại u-mê hơn mình.

Nhưng mà, Ngài quả quyết:

 Ông cha thuở trước ngu-si,
Mà ngay mà thật hơn thì đời nay.

4. Cuốn thứ tư nha đề « Giác mê tâm kệ » viết tại Hòa-Hảo ngày 20 tháng 10 năm Kỷ-mão 1939, dài 900 câu viết theo điệu thất ngôn, mở đầu bằng câu « Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện ».

Như trong ba cuốn đã kể trên, ở đây Đức Thầy cũng nói trước những tai-họa hãi-hùng mà chúng sanh sẽ phải trải qua trong đời Nguơn-hạ:

Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ mai sau dòm thấy bay hồn.
Trừ tà-gian còn thiện chỉ tồn,
Cảnh sông máu núi xương tha-thiết.
Chừng lao-xao dân-chúng nước Tần
Thì Nam-quốc lương dân mới biết.

Đức Thầy lại giảng-giải thế nào là tứ-đổ-tường, từ khổ, ngũ-uẩn, lục-căn tục-trần tứ-diệu-đề, bát-chánh-đạo và bát-nhẫn.

Còn gì biểu-lộ lòng từ-bi bỉ-xả của Đức Thầy bằng những câu sau đây mà chúng ta có thể dùng làm châm-ngôn ?

Ai chưởi mắng thì ta giả điếc,
Đợi cho người hết giận ta khuyên.
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có mang câu thù oán.
Sự oán thù đáp lại chữ hiền,
Thì thù-oán tiêu-tan mất hết.
Thương quá sức nên ta bịn-rịn,
Quyết độ đời cho đến chung thân.
Nếu thế-gian còn chốn mê-tân,
Thì ta chẳng yên vui Cực-Lạc

Và, điều cần phải chú ý nhứt là trong quyển nầy Đức Thầy cũng không quên tuyên-dương những lời cao-siêu về Phật-pháp:

Đẹp năm tên (1) được mới mừng cười,
Vô pháp-tường mới là thiệt tướng.
Địa ngục cũng tại tâm làm quấy,
Về thiên-đàng tâm ấy tạo ra.
Cái chữ tâm mà quỉ hay ma,
 
1. Đức Thầy ám chỉ NGŨ-UẨN.

Tiên hay Phật cũng là tại nó.
Đức Lục-Tổ ít ai dám sánh,
Người dốt mà nói pháp quá rành.
Lựa làm chi cao chữ học hành,
Biết tỏ ngộ ấy là gặp Đạo
Nếu ai mà biết chữ tu-tri,
Tâm bình-tịnh được thì phát huệ.

5. Cuốn thứ năm nhan đề « Khuyến thiện » viết tại Bạc-Liêu năm 1942, dài 756 câu. Đoạn nhứt và đoạn chót viết bằng lối văn thượng lục hạ bát, viết bằng lối thất ngôn.

Trong quyển nầy, Đức Thầy nhắc sự tích Đức Phật Thích-Ca và luận-giải về tám sự khổ trong cõi Ta-bà, - pháp-môn Tịnh-độ - sự diệt ngũ-trược, trừ thấp ác và hành thập thiện.

Sau rốt, Ngài kêu gọi lòng hy-sinh với sự thành thật của tăng-đồ nhà Phật và sự hưởng-ứng của tín-nữ thiện-nam:

Nếu xuất gia thì phải hy-sinh,
Cả vật-chất tinh-thần lo Đạo.
Chớ giả-dối mà mang sắc áo,
Mượn bồ-đề chuổi hột lòe người.

6. Cuốn thứ sáu nhan đề « Những điều sơ-lược cần biết của kẻ tu hiền ». Quyển nầy Đức Thầy viết hồi năm 1945, trong vòng tháng 5 dl, theo lối văn xuôi (tản văn). Tuy là văn xuôi nhưng lời văn lưu-loát âm-hưởng khéo dùng nên có lắm đoạn đọc lên như khúc nhạc khi bổng lúc trầm…

Trong quyển nầy, Đức Thầy minh giải về tứ-ân, tam-nghiệp, thập-ác và bát chánh, Ngài lại chỉ cách thờ-phượng, cúng lạy, cách hành-sự lúc tang-lễ, hoặc cách cư-xử lúc có cuộc hôn-nhơn, cách đối-đãi với các tăng-sư, chùa-chiền, với các tôn-giáo khác và nhân-sinh. Ngài cũng khuyên tất cả mọi người: nên chăm-cần học-hỏi để mở-mang trí-tuệ, nên luyện tập thể-dục, giữ phép vệ sinh để tạo cho mình một sức-khỏe dồi-dào ngõ hầu làm việc đạo-nghĩa một cách đắc-lực, nên làm những nghề lương-thiện và trách những sự tráo đấu lường cân, đầu cơ buôn lậu…

7. Ngoài ra 6 quyển kể trên đây, Đức Thầy còn viết rất nhiều bài thi, bài văn mà chúng tôi đã gom-góp để in thành quyền « Sưu-Tập Thi-Văn Giáo-Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ ». Quyển sách nầy dày hơn 350 trang và gồm từ những bài thi tứ cú, bát cú, ngũ ngôn, thất ngôn đến những bài trường thiên, điệu thượng lục hạ bát, lục bát gián thất-thất ngôn hay những bài văn lời-lẽ hùng hồn cảm, động, ý-tứ bí-ẩn sâu-xa…

Sai khi nghiên-cứu và phân-tách tất cả các tác-phẩm của Đức Thầy, chúng ta có thế kết-luận như vầy:

Trước hết Ngài thức-tỉnh người đời rằng tuồng đời sắp hạ và mách bảo vô số tai họa thảm-khốc sẽ xảy ra. Ngài nói Phật-pháp cho kẻ thượng căn và chữa bịnh cho người hạ trí đặng dẫn họ trở về chánh đạo, học Phật tu Nhân, giải-thoát thân-tâm và giải-thoát cho non sông đất nước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn