3- Khi đến Xẻo Môn .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 37076)
 3- Khi đến Xẻo Môn .
Mùa thu, tháng 8 năm Kỷ-dậu (1849), dân-chúng ở quang vùng Trà-Bư như Hội-An, Mỹ-An và Tòng-Sơn … nhờ có Đức Phật-Thầy cứu độ nên bịnh thế đã yên, Ngài nghe đồn ở làng Kiến-Thạnh bịnh dịch mới phát lên bạo-hành lắm; động mối từ tâm, Ngài rời Trà-Bư, bơi xuồng lên rạch Xẻo-Môn (trước là làng Kiến-Thạnh, nay đổi lại là Long-Kiến, tỉnh Long-Xuyên), để độ dân, tế thế (1).

Một sáng kia, tại đình làng Kiến-Thạnh (hồi trước ở tại vàm Chưn-Đùn, chứ không phải chổ đình Long-Kiến ngày nay) khi ông từ vào dâng hương trên bàn chánh, bỗng trông thấy một người lạ mặt chễm-chệ giữ bàn Thần. ông từ hồn bất thủ xá, vừa la vừa chạy. Người ngồi trên bàn Thần thấy vậy kêu lên và ngoắt ông từ trở lại.

Xa xa nhìn lại, ông từ xem thấy người ấy mặt

-------------
1.Khi còn ở Tòng-Sơn, Đức Phật-Thầy có lúc băng xuồng ngang qua rạch Cái-Dứa rồi ngược dòng vào làng Bình-đức (ngày nay làng Bình-Đức đã sáp nhập cùng hai làng Phú-Xuân và Tân-Phước, gọi là Bình-Phước-Xuân, thuộc Cù-lao Giêng Long-Xuyên), rẽ sậy che lều ở đó ít lâu để phát phù trị bịnh. Nơi đây Ngài có thâu mấy vị đệ-tử mà chúng tôi còn nghe biết là ông Chánh-Bái Nguyễn-văn-Duyên và ông Nguyễn-văn-Kỉnh (đạo hiệu Thần-Tự-Kỉnh), tu niệm rất chí tâm. Khi Đức Phật-Thầy qua Xẻo-Môn rồi bị bắt lên An-Giang triều đình ra lịnh xuống tóc, Ngài có gởi về Cù-lao Giêng cho hai ông nầy mỗi người một lọn. Ngày nay con cháu ông Duyên không thấy còn ai, không biết bảo-vật ấy về đâu, còn ông Kỉnh thì lưu truyền mớ tóc ấy được đến bấy giờ, hiện cháu huyền-tôn của ông là ông Nguyễn-Ngọc-Chơi còn giữ. Vì không rõ được nguyên cớ và ngày tháng Đức-Phật-Thầy qua đây, nên chúng tôi không dám chép ở phần trên.
-------------

mũi có về hiền lành, không có chi đáng sợ-hãi, bèn chậm chậm rề lại và hỏi:
-    Ông là ai, ở đâu mà dám đến đây ngồi trên bàn Thần như vậy?
Người lạ mặt ấy đáp:
-    Ta là Phật-Thầy, giáng thế đặng cứu nguy cho dân-chúng!
Ông từ suy-nghĩ một chút rồi hỏi:
-    Ông xưng là Phật, vậy dân ở trong làng nầy hiện nay đang mắc bịnh ôn-dịch mà chết rất nhiều, ông có thể cứu sống người ta được không?
-    Được chứ, ai mắc bịnh ấy đâu, đem lại đây, ta cứu dùm cho !

Lúc ấy, trong làng, người bị bịnh dịch chẳng thiếu chi. Ông từ cho hay ra, đang lúc ở gần đó có ông Thuông (1) bị ỉa mửa gần chết, người nhà xin cứu, quả nhiên Đức Phật-Thầy trị được.
 
Tiếng đồn lan ra khắp làng, người ta đến xin cứu bịnh mỗi lúc một đông, đông hơn ở Trà-Bư gấp bội, vì bịnh dịch đang lộng hành ở đây.

Ba hôm sau, chức-việc-làng thấy người ta đến rần-rộ quá sợ bị quan trên quở phạt, bèn xin Đức Phật-Thầy dời về cái cốc của ông Kiến (xéo rạch Xẻo-Môn, chỗ cất chùa Tây-An Cổ Tự ngày nay), cho tiện việc chữa bịnh và thờ Phật ở đình.

Cũng giấy vàng, tro nhang như ở Trà-Bư mà

-------------
1.Ông Thuông lúc đó còn nhỏ, sau lớn lên làm Hương-cả nên người ta gọi là ông Cả Thuông.
-------------

phát ra hoài không đủ được, Đức Phật-Thầy phải dùng đến áo nhang, nước lã. Thiên-hạ chen-chúc đến đông-vầy, nhiều người chờ đợi đôi ba ngày mới thỉnh được thuốc, có người không chen vào được, phải lễ-bái ở ngoài sân.

Hoạt-cảnh nầy đã được giảng xưa diễn ra rất rõ:

Dầm trời thiên-hạ như mưa,
Ban mai đến tối phát chưa rồi bùa.
Người đi tới trước vô chùa,
Mấy người tới trễ lạy đùa ngoài sân.

Chẵng những bịnh dịch mà thôi, ngoài ra bất luận bịnh chi Ngài cũng trị được, chỉ trừ một ít người tận số:

Nói cho bá tánh tỏ tình,
Mấy người tới số Thầy xin đặng nào.
Muôn ngàn thiên-hạ xiết bao,
Đau căn Thầy độ bịnh nào cũng an.

Nơi đây, Ngài bắt đầu chỉ-dạy cách tu hiền cho những người mộ Đạo, và dựng lên nghi-thức thờ phượng trang-hoàng, mở rộng chùa-chiền, cùng thâu nhiều đệ tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn