Có lẽ không ai còn ngờ-vực về non có ảnh-hưởng to-tát đối với tinh-thần, chí-hướng của con người.
Dòm lại lịch-sử nước nhà, ta thấy phần đông những bực anh-hùng dân-tộc hay những thi-sĩ siêu-nhân hoặc những đấng siêu phàm đều có chịu ít nhiều ảnh-hưởng của núi non… Đó là do khí thiêng un-đúc mà cũng tại vì sự hùng-vĩ của núi-non rừng-rú nó làm cho con người được chí tại cao sơn, tâm ư thượng đỉnh.
Ngoài trường-hợp của những vị anh-hùng những nhà chí-sĩ cách-mạng ở Nghệ An, Hà-Tĩnh (hai tỉnh có lắm núi non) chúng tôi xin kể thêm vài trường-hợp khác để làm bằng chứng.
1. Vua Lê-Lợi (tức Lê Thái-Tổ) khởi nghĩa chống quân Minh ròng rã mười năm trường (và rốt cuộc đã « nên công đại định ») là một vị anh hùng áo vải ở núi Lam-Sơn.
2. Ông Nguyễn-Trãi – người đã giúp mưu-cơ cho vua Lê-Lợi chiến-thắng quân Minh và đã viết bài « Bình-Ngô đại cáo », một áng văn kiệt-tác, vẫn còn mãi lưu-truyền trong sử sách – là người khi về già đã lên Côn-Sơn di-dưỡng tính-tình và an-nhàn tự-toại, ngâm khúc Côn-Sơn ca.
3. Cụ Trạng Trình rành khoa địa-lý, lại thông biểu bộ Thái Ất Thần-Kinh, viết ra nhiều lời truyền sấm mà khi trở về già lại ẩn chốn lâm sơn tác thi dưỡng trí (thơ này góp lại thành quyển « Bạch-Vân thi tập »), sống một cuộc đời thanh bần nhàn-nhã. Những câu thi dưới đây đủ chứng-minh một cách hùng-biện trạng-thái tâm-hồn của cụ lúc đó.
« Một bầu một bát vững sơn tăng.
Hoặc: « Ba gian am quán lòng hằng mến,
Đôi chốn sơn-hà mặt đã quen »
Hay là: « Khách nhàn sơn dã dưỡng thân nhàn ».
4. Vua Quang-Trung (Nguyễn-Huệ), vị anh-hùng dân-tộc đã « lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn-Thanh, thống nhứt cả Việt-Nam vào cuối thế-kỷ thứ 18 » là người ở trại Tây-Sơn (gần đèo An-Khê, trên đường đi Pleiku-Kontum).
5. Ông Nguyễn-Quang-Thiếp tức La-sơn Phu-tử - một bực danh nho cao-sĩ, chánh-kiến quang minh, biết lẽ tiến thoái tồn vong nhờ thuật số-học (lý-học, phong-thủy và sấm-kỷ), đã được vua Quang-Trung mời nhiều lần để hỏi ý-kiến và cầu sự cộng-tác – là người gốc ở huyện Nghi-Xuân, gần núi Hồng-Lĩnh (một thắng-cảnh ở Hoàn-Châu và vùng quanh chơn núi đã sản-xuất không biết bao nhiêu danh nho, danh tướng), sau về ngụ ở huyện La-Sơn nên người ta kêu tặng ông là La-Sơn Phu-tử. Lúc về già, ông lên ẩn-náu chốn núi rừng.
Trong « Hạnh-Am ký » (bài ký viết trong Am-May), ông chép như vầy: (1) « Bởi vậy, ta bỏ hết học khoa cử, chuyên đọc các sách Tính-lý, Tứ-thơ, Ngũ-kinh đại toàn. Vui cùng rừng hố. Núi sông miền Nam-châu, dấu chơn có gần khắp…
Lúc ấy, ta cùng hai ba đứa học trò lớn bé, giảng dạy các việc của tiên nho. Dạo xem cảnh núi. Ngồi giãi bóng trăng. Tìm suối xem mây. Thần-trí khoan-khoái…»
6. Cụ Nguyễn-Du tức Tố-Như tiên-sinh tác-giả quyển Kim-Vân-Kiều – một áng văn tuyệt-tác làm cho các nhà văn trong nước và ngoại-quốc nhiệt-liệt hoan-nghinh – là một thi-nhân đã từng lê dấu chơn trên chín mươi chín ngọn núi Hồng-Lĩnh.
Trên đây là nói những bực tiền bối phần đông đã thấm-nhuần thuyết tu tề trị bình của Nho-giáo và đã xa cách ta đến mấy thế-kỷ. Ảnh-hưởng của
1. Đây là lời địch của ông Hoàng-xuân-Hãn.
núi non miền Bắc và Trung-Việt đối với các vị ấy sánh lại không bằng ảnh-hưởng của Thất-Sơn đối với những vị học Phật tu Nhân gần đây lối 150 năm trở lại, như: Đức Phật Thầy Tây-An, Đức Phật Trùm, Đức Bổn-Sư, Ông Sư Vãi Bán Khoai, ông Cử Đa, chư đại đệ-tử của Phật Thầy Tây-An, (ông Cố-Quản Thành, ông Tăng-Chủ, ông Đình-Tây, ông Đạo Xuyến), và hiện nay, Đức Huỳnh Giáo-Chủ.
(Trong một chương sau, chúng tôi sẽ nói về tiểu-sử của các vị trên đây).
Thật vậy, nếu xưa kia Đức Thích-Ca đến Rạch Ni-Liên-Thuyền trên Linh-Khứu Sơn (trong dãy Hi-Mã-Lạp-Sơn) và « thấy cỏ cây cảnh bắt tham-thiền » nên « ngồi khổ hạnh sáu năm bên ấy » để được đắc đạo thì ngày nay các vị Giáo-chủ hay các vị đại đệ-tử trong phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương cũng phải có một thời-gian tu tâm luyện tánh trong các núi non am cốc nơi chốn Thất-Sơn, ẩn mình nơi điện Tam-Thanh, điện Rau-Tần hay điện Quan-Âm chẳng hạn. Cái đó có khác nào trong truyện Tây-Du nói Tôn-Ngộ-Không đến Phương-Thốn Sơn, học Đạo với Bồ-Đề Tổ-Sư tại Linh-Đài Tà-Nguyệt Tam-tinh động hay trong truyện Phong-Thần nói Khương-Tử-Nha lên Côn-Lôn Sơn thọ giáo với Ngươn-Thỉ Thiên-Tôn tại động Ngọc-Hư…
Đến đây, chúng tôi tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để luận-giải ít điều về hai bộ truyện nầy.
Truyện Tây-Du và truyện Phong-Thần là hai bộ lịch-sử tiểu-thuyết Tàu vô cùng lý thú. Bộ Tây-Du nói về sự tu Phật của Khưu-Trường-Xuân Chơn-nhơn (tu Tiên) viết. Còn bộ Phong-Thần nói về sự tu Tiên, lại do Bạch-Vân-Thiền-sư (tu Phật) viết. Hai vị là người đồng thời và đều tỏ ra – bằng cách tưởng tượng và xây dựng chung quanh một sự kiện lịch sử - rằng người tu Tiên cũng am hiển việc tu Phật và kẻ tu Phật cũng biết rõ việc tu Tiên.
Vậy chúng ta xem truyện Tây-Du nên hiểu rằng Đường-Tăng Tam Tạng (1) thâu phục ba người học trò và con ngựa của Ngài cỡi là tượng-trưng cho người tu hành (có tâm Phật) chế ngự được tâm phàm. Tôn-Ngộ-Không (ngụ ý gặp được cái lý chơn không) hay Tôn Hành Giả, (người dấn thân trên bước đường Đạo), một con người cốt khỉ, tượng-trưng cái vọng tâm của người sơ tâm, nó lao-chao như con vượn chuyền nhánh nầy qua nhánh họ (tâm viên). Con ngựa của Đường-Tăng cỡi, tượng-trưng cái ý phóng-túng, buông-lung, bất định của con người mới tu, nó giống như con ngưạ khó kiềm cho đứng yên được (ý mã). Trư Bát-Giát (ngụ ý tám điều răn cấm), một người cốt heo, tượng-trưng sự mê ăn, mê ngủ thích nhục-dục, lại ngu dốt như con heo (mê si). Sa-Tăng (ám chỉ người theo hạnh Sa-môn trong Tăng già) giết người ăn thịt, lấy sọ người đeo trên cổ, tượng-trưng sự hung-hăng nóng-nảy (sân-nộ) v.v… Chớ sự thật không có Tôn-Hạnh-Giả, Bát-Giái hay Sa-Tăng, chỉ có thấy Trần-Huyền-Trang,
1. Am chỉ bá tạng kinh phật là: Kinh, Luật, Luận.
một tăng-sĩ đã phụng-mạng vua Đường đi qua ẤN-ĐỘ thỉnh kinh do Đức Thích-Ca thuyết hồi đời nhà Châu (nghĩa là hơn một ngàn năm trước nhà Đường).
Xem truyện Phong-Thần, chúng ta nên suy-gẫm về chỗ nầy. Cũng thời tu Tiên mà có người thuộc phe Xiển-giáo, có người thuộc phe Triệt-giáo. Vì duyên-nghiệp, căn-cơ khác nhau nên mỗi vị có một định-mạng khác nhau: Khương-Tử-Nha mặc dù ở non tu luyện hơn 40 năm trường nhưng cũng phải xuống thế làm quan; Đổng-Toàn mặc dù tài phép tinh-thông mà không làm y theo lời Thầy (1) nên phải đứng bảng Phong-Thần; Pháp-Giái mặc dù bại trận, sắp bị mạng vong nhưng có Phật Chuẩn-Đề rước về Tây-Phương Cực-Lạc vì hạnh-đức cao-dày; Dương-Tiễn, Vi-Hộ, Lôi-Chấn-Tử và bốn cha con Lý-Tịnh mặc dù dày công hạn-mã và có đủ điều-kiện để hưởng lộc Triều-đình nhưng vẫn quyết-định cáo từ về non tu luyện, sau bảy vị đều được nhục thân thành thánh…
Tích xưa như thế, chuyện nay khác gì !
Xin đóng dấu ngoặc lại.
Để kết-luận đoạn nầy, chúng tôi xin quả-quyết
1. Thầy của Đổng-Toàn có viết trên cửa động Bích-du hai câu như vầy:
Đóng cửa tụng Huỳnh-đình, thiệt bực số thành ngôi chánh quả.
Tách mình qua Tây-thổ, là người tên đứng bản Phong-Thần.
Hình
Vị - trí
của
THẤT – SƠN
HÌNH
Vị - trí
Cửu-Long giang (tại Nam-Việt), Cù-lao Kết
và
Vùng Thất – Sơn
Gửi ý kiến của bạn