- Lời Nói Đầu
- Kính Cùng Đọc Giả
- Giòng Ký Ức Ngậm Ngùi Với Những Năm Vắng Bóng Đức Huỳnh Giáo Chủ
- Cuộc Tương Sát Càng Lộng Hành
- Lúc Ra Đi Và Ly Biệt
- Lâm Nạn Tại Đốc VÀng Hạ Rạch Láng Tượng
- Hai Người Thóat Nạn Được Về Tại Ba Răng
- Ôn Lại Cuộc Đời Tranh Đấu Trong Hàng Ngũ Quân Đội Nguyễn Trung Trực
- Bước Sang Giai Đoạn Tạo Lấy Gia Thê Và Sự Nghiệp Vào Năm 1952-1963
- Hạng Người Cư Sĩ
- Bức Thư Ngõ
- SÀI GÒN, ngày 29 tháng 3 năm 1965
- LONG XUYÊN ngày 21 tháng 3 năm 1865
Trời chiều đến gió phơ đùa mặt nước
Chiếc xuồng câu đang vượt sóng ra khơi
Thả linh đình tay bủa với móc mồi
Cũng an phận cư bần ninh vô sự
Đâu dám sánh Công-Hầu lưu thanh sử
Nhưng nhớ người Sông-Vị một cần câu
Chờn non Tiên phụng gáy đến bạc đầu
Đợi thời thế mày râu tròn nhiệm vụ
Người đã được gồm thau tài trí đủ
Mà lại còn vận bỉ với thời quay
Huống chi tôi nào đủ trí với tài
Mong thoát khỏi đắng cay đời niên thiếu
Nếu muốn biết cuộc đời kinh nghiệm hiểu
Thì bao màn giải nắng với dầm sương
Trải lắm phen lội lặng đến dọc đường
Cũng được chút xem tường nhơn thế sự
May mắn gặp Thượng Quan người danh dự
Được tri thông nhiều sự của thế tình
Có lắm người bịa đặt biếm thư sinh
Nao qua được kiến minh lòng Quang Trưởng
Dù ngọn sống vô tình đưa vạn lượng
Cũng khó bề nhận lắp trí minh quang
Nhờ vậy nên danh nghiệp được vẹn toàn
Và ghi nhớ ân người cao cả ấy
Căn cứ đó trí tôi càng nhận thấy
Phân biệt người phải quấy vẫn ghi tâm
Thường nguyện cầu xin chứng nghĩa cao thâm
Sự cửu kiến nhơn tâm người liệt sĩ
Dùng sức ngựa suông pha đường vạn lý
Mới rõ tài chí khí của Nam-Nhi
Vâng lịnh trên đình chỉ được hồi qui
Cùng rãnh trí nghĩ suy từng giai đoạn
Xét tột lý đời người ôi nhiều hạng
Danh-Lợi-Tình dày dạn kiếp phù sinh
Mấy ai mà nhận thức nèo quang minh
Vượt thoát khỏi sông mê đời vật chất
Đò tạo hóa đẩy đưa trong nhơn vật
Nèo tuần hoàn còn mất thấy nay mai
Dù cho ai thông sáng đủ trí tài
Chung cuộc cũng đến ngay mồ uổng tử
Tay nương bút trí tôi xin hỏi thử
Với lương tâm coi tự nghĩ ra sao
Nếu xuất gia thì khổ hạnh phải dồi trao
Còn nợ nước biết sao mà vẹn trả
Vả thời thế hiện giờ đâu nhàn nhã
Mà buộc mình ích kỷ để tu thân
Đức thầy còn lăn lóc với phong trần
Tôi đâu nỡ sớm lần an dưỡng trí
Nhớ Tổ quốc Quân ân Thần tu ký
Dạ cố tình dấp lủy với bồi thành
Chớ đâu nào ham mến chốn công danh
Mà chen lấn đua tranh cùng chúng bạn
Nếu muốn biết Lợi Danh Tình được bản
Thì bao màn vùi lắp tắm thân Sen
Cũng cam đành hỉ nộ chốn bùn đen
Nhờ ái ố, màu Sen càng tươi thấm
Đấy là chỗ khoa trường xa thâmthẩm
Của hạng người suy gẫm nẻo trần gian
Hể sống sanh nhơn thiện tất vi nan
Mấy ai đặng vẹn toàn như Phật Thánh
Câu tri quá tất gìn răng sửa tánh
Đặng lời lành giữ hạnh Đức Thầy ban
Dù cho thân lắm nỗi cảnh cơn hàn
Hay nghèo khó lời vàng quên sao đặng
Thôi tả mãi nguồn đờn ôi cũng chẳng
Hết sự tình dày dặn cõi lòng tôi
Nương kệ ca tỏ dấu chút luận đời
Nhờ trí huệ Phật Trời ban hưởng tánh
Nhìn đã thấy chung quanh bao thảm cảnh
Mặc thế tình bên cạnh lẫn đua tranh
Mộng giang sơn hồn nước vẫn chưa rành
Lại đâu dám thêu mây cùng chạm gió
Muốn nói thẳng nghĩ rằng thân rất khó
Có đôi điều đính rõ ở sau đây
Mong cho nhau nhứt trí được xum vầy
Cùng thấu đáo lời Thầy ta căn dặn
Nhận thấy, hiện nay có nhiều phần tự tôn, tự trọng có những bí truyền, được thể hiện phổ thông giáo lý diệu huyền của Phật Pháp, hầu dẫn dãi và nhắc lại những ưu khuyết của đồng đạo ta, trong lúc Đức Thầy vắng mặt.
Cảm thấy ta có bổn phận biết ân và thích hợp ủng hộ những phần chân chánh có ân huệ sáng suốt trợ dẫn đồng đạo ta vững chắc ở đường của Đức Thầy khai tạo. Nhưng ta cần xét đoán trong các lời lẽ của các bậc ấy, đành rằng di ngôn Thầy có câu: “Kể từ nay Tiên Phật Thánh Thần, lo dạy dỗ dương trần chẳng xiết”. Tuy nhiên. ta cần nhận định, vì: “Tà với chánh còn đương trà trộn, Người muốn tu phải sớm lọc lừa”, lại nữa: “Lựa cho phải kẻo xưa danh mộc, đừng để lầm thợ khéo sơn da” (Lời của Thầy)
Vậy ngày giờ này, bất cứ là một cơ quan nào hay các bậc sáng suốt lãnh đạo về phương diện gì? mà hợp với giáo lý chơn truyền của nhà Phật, biết giữ vững thinh danh cao quí của Đức Thầy hợp tinh thần người ái quốc, hợp lẽ phải của Quốc-Gia Việt-Nam thì toàn thể đồng đạo ta đáng kính đáng mến, tôn trọng lưu truyền khắp thị thiềng thôn giả ngỏ đáp lại cái ân mà ta đã thọ, vì các bậc ấy đã hy sinh biết bao tinh thần năng lực cốt tìm lằn điện quang tỏ rạng rọi khắp chỗ tối tăm mờ mịch, và mong cho ta được nhìn xem chu đáo, để tránh khỏi những phần tử lợi dụng danh nghĩa, đưa đồng đạo ta vào đường trụy lạc vào cảnh lầm than.
Vậy ai là người có tâm có chí cùng Đức Thầy thì hãy mạnh dạn thêm lên, sáng suốt thêm lên, để nhìn ngay ngọn đuốc quang minh của Thầy hầu bày trừ những ngoa truyềnn thất thiệt, những lý tưởng mơ hồ mà làm cho tinh thần ta phải hoang mang sợ sệt!
Theo hạng người Cư Sĩ thì căn cứ vào đường chánh nghĩa mà nương dựa, chở không căn cứ vào nơi người có thế lực để binh vực mình, hay người có huyền thuật để ủng hộ mình, dù gặp cảnh khó khăn nguy khốn cũng một lòng vì đạo vì dân mà lướt tới.
Xem thế, đủ thấy tinh thần đạo đức càng tăng thêm phần sáng tỏ vào chỗ giác ngộ của đồng đào ta, mà ta đã nhận thức đến cảnh phù sanh giả tạm là chỗ hí trường của Tạo-Hóa, cố xô đẩy loài người đến lúc thăng trầm, vinh nhục rồi cũng dấn về cảnh mồ hoang uổng tử. Thế nên ta không ỷ lại vào đâu mà tránh khỏi luật công bằng vô cùng của Tạo-Hóa và khiếpsợ, vì ta đã nhận thức thâm uyên, dù là hạng cấp nào cũng thế.
Tóm lại: bất cứ hình thức nào, ta nên thận trọng và dùng trí huệ minh suy gẫm kỹ càng, vì hạng Cư-sĩ Tại-Gia ta còn phải nặng nợ với non sông Tổ-Quốc và sự sinh hoạt hằng ngày tạm sống cùng vật chất thì cách hành đạo Đức thầy đã có chỉ rõ trong “QUYỂN SÁCH NHỎ”. Vậy toàn thể đồng đạo ta hãy căn cứ vào đó mà tri lấy, để tránh sự lạc lầm mê hoặc của kẻ khác.