- Lời Nói Đầu
- Kính Cùng Đọc Giả
- Giòng Ký Ức Ngậm Ngùi Với Những Năm Vắng Bóng Đức Huỳnh Giáo Chủ
- Cuộc Tương Sát Càng Lộng Hành
- Lúc Ra Đi Và Ly Biệt
- Lâm Nạn Tại Đốc VÀng Hạ Rạch Láng Tượng
- Hai Người Thóat Nạn Được Về Tại Ba Răng
- Ôn Lại Cuộc Đời Tranh Đấu Trong Hàng Ngũ Quân Đội Nguyễn Trung Trực
- Bước Sang Giai Đoạn Tạo Lấy Gia Thê Và Sự Nghiệp Vào Năm 1952-1963
- Hạng Người Cư Sĩ
- Bức Thư Ngõ
- SÀI GÒN, ngày 29 tháng 3 năm 1965
- LONG XUYÊN ngày 21 tháng 3 năm 1865
Đến sáng hôm sau vào buổi xế chiều ngày 17 tháng 4 dl. 1947, lần lượt tìm về một Thơ-Ký và một Phòng- Vệ của Đức thầy đến nơi vị trí Văn-Phòng Chi-Đội 30 tại ngọn Ba-Răng.
- Chàng Thơ-Ký tuổi trẻ này, trắng đẹp có duyên dáng, cao người học khá, không phải nhát, nhưng anh rất dè dặt thận trọng biết việc của Thầy đã từng đến chốn hội nghị có thể nói là vào sinh ra tử. Nên khi Đức Thầy đã lên tới vị trí hội nghị với Bửu Vinh thì anh dư biết trước là phải nguy đến nơi, nên anh không theo lên mà ở lại thủ thuyền. Khi anh nghe tiếng súng nổ và địch đã xiết chặt vòng vây thì anh ta kịp chuẩn bị cùng lặng xuống nước rồi tự thoát thân trong đêm tối.
Trong mọi sự anh đã biết và hiều nhiều, nhưng một kinh khủng bất ngờ làm anh chàng quên ráo, nên khi anh về đến nơi thì rất ngơ ngác và không còn nói được gì nhiều hơn.
- Còn anh chàng Phòng-Vệ thuộc vào hàng Thanh Tráng Niên, không cao nhưng không thấp lắm, vạm vỡ người có vẽ là một vệ sĩ sức khỏe, tôi còn được nhớ tên anh là Mười Tỷ, về gia đình của anh thì tôi không được rành.
- Anh rất não lòng cho cuộc biến cố chia ly Thầy Tớ, nhưng anh rất thầm lặng và bình tĩnh để tường thuật trong cuộc hành trình và đến khi biến cố đã xảy ra cho tôi cùng cả mọi người đồng nghe:
- Anh nhắc lại buổi sáng ra đi từ ngọn Ba-Răng đến chợ Phú Thành và vòng tới Đốc-Vàng-Hạ Rạch Láng-Tượng v.v...
Khi gần tới địa điểm hội nghị thì cách trang bị của Bửu-Vinh anh lấy làm khả nghi lắm, nên anh có bạch cùng Thầy để tường.
Nhưng Thầy cũng tự nhiên vẫy tay vỗ vào vai anh và hỏi lại Tỷ biết đường về Ba-Răng không?
- Anh trả lời, bạch Thầy ban ngày thì biết mà đêm sợ lạc. Nói xong, Thầy tiến đến nơi hội nghị, ngay nhà của Ông Bà chi đó bất ý tôi cũng quên mất đi. Khi Thầy đã bước lên và vào nhà thì anh cùng ba bạn đồng theo cận vệ bên Thầy, lúc ấy Thầy vừa ngồi với Bửu-Vinh, phiên hội chưa thành thì cuộc biến loạn đã nổi lên. Anh nghe những tiếng thét ra “dơ tay lên” thì ba bạn của anh đều bị ngã gục còn anh thì đâu hồng thoát khỏi.
May thay, anh nhờ có sức khỏe và lanh trí, hơn nữa cũng được ít nhiều võ nghệ, anh vừa bị chúng công hảm những đòn sát phạt nguy hiểm. Tuy nhiên, anh rất bình tĩnh, vừa dụng lối giải tỏa thoát thân vừa liều mình chống trả, nên khi anh được lăn ra khỏi thềm nhà thì rất thuận tay cho anh sử dụng cây súng tiểu liên được nổ luôn một loạt vào vòng địch.
Nhưng khốn thay! Dù cho “mạnh hổ cũng nan địch quần hồ” với bao nhiêu tiếng gào thét và tiếng nổ liên hồi của đối phương tấn công mãnh liệt, nên anh đành thúc thủ, chỉ còn phương sách nằm sát đất cùng xáo trộn lăn ra khỏi vòng chiến và lao mình xuống mương tìm cách ẩn mình trong sậy rậm.
Trong lúc hốt hoảng, anh đặt mình lăng xuống mương để ẩn đạn thì rủi cho anh làm sao, vừa chuyển mình xuống bực thì có ngọn chà tre cấm đứng vướng vào dây mang súng của anh, khi nguy cấp ấy anh đành buông rời một vũ khí thân yêu, mà anh định không giờ phút nào xa vắng nó.
Anh rất ngậm ngùi và rơi lụy khi mà anh đã được ẩn thân trong đám sậy. Anh tự nhủ và sôi lên vào đầu óc anh một dòng máu nóng, giữa tình cảnh đoạn trường này, ta nên liều thác hay để sống? – Sống mà lặn nhìn cho cảnh biệt ly tình sư đệ thì bao đành? À anh còn nhớ một buổi chiều trước khi cuộc biến cố xảy ra, Thầy đã vỗ vai và hỏi anh biết đường về Ba-Răng không? thì anh kịp: suy nghĩ không chừng sự sống còn dành lại cho anh để liên lạc cùng các đơn vị Chỉ-Huy trực thuộc của Thầy chăng? mà Thầy đã trước liệu toán mặc dù không thốt thêm lời để dạy rõ cho anh nghe.
Sau khi cuộc biến cố này tất cả Dân Quân Chánh đều lặng nhìn của hiện trạng tang thương, nhưng nào ai mở cuộc điều tra hoặc toại thích để giải tỏa giòng oan nghiệt.
Riêng tôi, có một cảm giác vào khung cảnh này và thầm nhớ những di ngôn mà Thầy đã viết như: “Thầy lạc Tớ không ai chỉ bảo, như vịt con dìu dắt nhờ gà” cùng những đoạn: “Từ đây cách biệt xa ngàn. Ai người tâm đạo đừng toan phụ thầy. Nữa chừng đờn lại đức dây, chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa và rút tỉa những kinh nhgiệm dĩ vãng mà so sánh hiện tại đồng thời tìm hiễu ít nhiều ở tương lai.
Vậy tôi có vài thiển ý sau đây hầu gợi lại với tình hoài cảm nói riêng mà nhận thức nói chung, mong quý toàn thể đồng đạo được thông cảm và tha thứ cho. Đây là một vài dẫn chứng của tựa đề: