Đtb 62: Tu Là Cải Tiến Vận Mạng

02 Tháng Bảy 200312:00 SA(Xem: 14508)
Đtb 62: Tu Là Cải Tiến Vận Mạng
Đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT đã dạy: Con người làm chủ tương lai vận mạng bằng chính tư tưởng, lời nói, việc làm của mình. Cũng như người trồng trọt sẽ gặt hái loại hoa mầu là kết quả do hạt giống mà họ đã gieo trồng săn sóc. Đúng như Luật Nhơn Quả mà kinh sách Phật Giáo diễn giảng: Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy.Trồng hoa được hoa, trồng đậu được đậu
Kết quả của tư tưởng trả về cho Tánh Tình, Hạnh Kiểm.
Kết quả của lời nói, việc làm trả về cho Xác Thân.
Ta xem tư tưởng, lòi nói, việc làm của một người trong hiện tại mà biết được tương lai, vận mạng của người đó sẽ thế nào.
TÂM là Chủ Động, là Chủ Nhơn Ông, bởi chính nó phát xuất ra tư tưởng, lời nói, việc làm. Người biết Tu, làm chủ được BổnTâm sẽ điều khiển được tư tưởng, lời nói, việc làm, và do sự Giác Ngộ qua kinh sách của Tam Tạng Kinh và sự dạy bảo của Phật, Pháp, Tăng có thể thay đổi nếp sinh hoạt hằng ngày, từ xấu hóa thành tốt, từ phàm trở nên thánh, bỏ hẳn Thập Ác và hành Thập Thiện, và hành thâm đúng Kinh Giảng Phật Giáo, tức sửa đổi, cải tiến vận mạng hoàn toàn, sẽ đạt kết quả chắc chắn trong hiện kiếp, đúng lời dạy của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ:
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát Mê Đồ dứt cuộc Luân Hồì.
..............
Địa Ngục cũng tại Tâm làm quấy,
Về Thiên Đàng Tâm ấy tạo ra,
Cái chữ Tâm mà quỉ hay ma,
Tiên hay Phật cũng là tại nó.
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng Tâm tỏ ngộ Đạo Mầu

Khi Đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT còn tại thế, nhiều đêm có Chư Vị đến đảnh lễ Phật, thân hình rực rỡ, hào quang chiếu sáng cả một gốc rừng nơi Tịnh Xá Phật đang ngự. Sáng hôm sau các đệ tử bạch hỏi Phật. Phật bảo đó là những người dân rất nghèo khó ở nơi thành gần đây. Chỉ cách nay mấy ngày, họ nghe Phật thuyết về THẬP THIỆN, làm một việc lành nhỏ, họ lìa trần thế, liền sanh Thiên. Thường những người vừa được sanh Thiên dùng huệ nhãn xem kiếp trước làm gì mà nay được sanh về cõi Trời. Họ biết nhờ nghe Phật thuyết về Thập Thiện, chỉ làm một việc lành nhỏ mà khi bỏ xác được sanh Thiên, nên đến đảnh Lễ Phật để tạ ơn. Các Đệ Tử Phật đồng thanh: Sanh Thiên dễ quá! Chúng ta, mọi người đều có thể được sanh Thiên Phật bảo: Phải, sanh Thiên rất dễ. Chỉ làm một việc lành nhỏ mà được sanh Thiên. Nhưng các con nên nhớ, xuống Địa Ngục thì cũng dễ như vậy. Chỉ làm một việc ác nhỏ cũng bị vào Địa Ngục. Vậy các con hãy thận trọng tư tưởng, lời nói, việc làm hằng ngày vì chúng nó, theo Luật Nhơn Quả, sẽ đưa các con lên cõi Thiên, Niết Bàn, Tây Phương Cực Lạc, hay vào Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ, trong Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ cũng xác nhận:
Luật Nhơn Quả thật là cao viễn,
Suốt cỗ kim chẳng lọt một ai
..........
Làm gian ác là quỉ là ma,
Làm chơn chánh là Tiên là Phật
Có lẽ, trong quý vị sẽ thắc mắc, tại sao có nhiều người làm ác mà thấy họ vẫn thong thả hạnh phúc. Lại có người hiền lương làm lành, tu phước mà vẫn bị tai nạn đau khổ ? Bởi nhiều nguyên nhơn:
1) -Người ác mà chưa bị trả quả ngay tức khắc, bởi việc thiện của họ trong quá khứ, nay họ còn tiếp tục hưởng phước đức.
2) -Người làm lành mà vẫn bị tai nạn vì trong quá khứ họ gây nghiệp ác, nay họ còn trả quả, chưa dứt hậu quả của việc ác trước đây.
3) -Việc làm thiện hay ác, cũng như loại cây trổ muộn, phải trải qua nhiều năm mới hưởng được hoa quả. Nhưng vẫn có quả báo ngay.
4) -những người do tu hành tinh tấn hay lập nhiều công đức mà được sanh Thiên hay Niết Bàn, Tây Phương Cực Lạc ít khi trở lại cõi trần thế báo mộng cho người thân biết, trừ phi vì lòng Từ Bi trở lại cứu độ chúng sanh đã giúp đỡ họ trong tiền kiếp và quá khứ.
5)-Những người làm ác xuống địa ngục, hay vào cõi ngạ quỉ súc sanh đâu được tự do trở về báo mộng cho thân nhơn.
Đức Huỳnh Giáo Chủ, trong SGTVTB, đã dạy:
Nếu ai mà biết chử tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ
Biết chử tu trì ở đây có nghĩa là do sự Giác Ngộ qua Kinh Giảng và lời dạy bảo của Phật, Pháp, Tăng hay Chơn Sư, hiểu được Đời Là Vô Thường, cho đến vợ chồng, con cháu, cha mẹ, nhà cửa, tài sản do Tứ Đại hay Ngũ Uẫn Giai Không hoà hợp mà thành đều là giả tạo, hư dối, không thật. Một ngày nào đó theo luật: Thành, Trụ, Dị, Diệt chúng nó sẽ tan rả và trở về hư không. Biết phân biệt giữa giả và thật, cho nên được nó không mừng, mất nó cũng chẳng buồn, rầu, thương, tiếc. Ta hưởng dụng nó như là phương tiện trong thời gian nào đó rồi để nó qua một bên. Không THỌ tức không để nó nhập vào tâm, cũng chẳng chạy theo nó, tức Không Gây Nghiệp Luân Hồi, Sanh Tử, Đau Khổ, hãy theo gương Đức HUỲNH GIÁO CHỦ dạy trong SGTVTB: Ngài chẳng chấp một pháp môn nào trong thế gian, sẵn sàng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai, tối tăm lầm lỗi, chẳng còn vương víu chi với cuộc lợi danh tài sắc, nhìn cuộc đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái Được như vậy tức là TU, là Cải Tiến Vận Mạng hoàn toàn, đến chỗ Toàn Thiện, Toàn Năng, Toàn Giác, là PHẬT.
Qua SGTVTB, Đức HUỲNH GIÁO CHỦ giảng dạy sự Tu Hành thật ráo rốt, từ Nhơn Đạo sang Hạ Thừa đến Phật quả.
-Nhơn Đạo: Đời sống một Tín đồ PGHH. Cúng lạy và cầu nguyện hành Tứ Ân. Phải:
Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,
Thì mới được Tòa Chương dựa kế
....................................................
Tu đền nợ thế cho rồi,
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen
-Hạ Thừa: Hành Thập Thiện, Tứ Diệu Đề. Niệm Phật. Công phu tối.
-Thượng Thừa, Phật Thừa: Tức Tu Huệ, hành Tứ Diệu Đế, Bát Chánh, Thập Nhị Nhân Duyên và Môn Hoàn Diệt để diệt trừ vọng niệm, giữ tâm bình tịnh, thấy tánh, phát huệ như Đức HUỲNH GIÁO CHỦ dạy:
Việc cổ tích cần chi phải thạo,
Chuyện qua rồi kể lại làm gì,
Nếu ai mà biết chữ tu trì.
Tâm bình tịnh được thì phát HUỆ
Thế thì Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, với Tôn Giáo PGHH, theo Lệnh của Thiên Đình như Ngài tiết lộ:
Ta thừa vâng Sắc Lệnh Thế Tôn,
Khắp Hạ Giái truyền khai Đạo Pháp
Một Vị Phật hay Bồ Tát lâm phàm dạy đạo đều do Lệnh Thiên Đình, cho cả Thế Giới, không riêng gì Việt Nam. Đối với Như Lai không hề có ranh giới, màu da, sắc tộc, đảng phái, tôn giáo dưới cõi trần. Ngài thương yêu tất cả muôn loài vạn vật, độ tận chúng sanh đều sẽ thành Phật như Đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT đã bảo. Những ai tin tưởng theo thuyết Phật Giáo hiểu đúng, hành đúng, sẽ Cải Tiến Vận Mạng Hoàn Toàn, sẽ đắc quả Vị Phật chắc chắn.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ bảo: Trích trong các Luật các Kinh, Tùy lòng không ép làm in Giảng này Như vậy Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, tóm lược những điểm chánh yếu trong Tam Tạng Kinh, viết lại rất vắn tắt vào một quyển sách dưới tựa đề SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ Chúng ta quan tâm nghiên cứu thật kỹ sẽ thấy, trong đó, sự Tu Hành do Ngài chỉ dạy, sẽ Cải Tiến Vận Mạng Hoàn Toàn tiến đến Quả Vị Phật đi lần từ Nhơn Đạo qua HạÏ Thừa đến Phật Thừa, với Thập Nhị Nhân Duyên và Môn Hoàn Diệt, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đề, Bát Nhẫn và nhiều Giáo Lý, Thi Văn đã ghi trong SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ.

I-NHƠN ĐẠO: SỰ HÀNH ĐẠO CỦA MỘT TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
a)-Sự Cúng Lạy và Cầu Nguyện.
b)-Niệm Phật.
c)-Hành Tứ Ân.
1-Sự Cúng Lạy và Cầu Nguyện: Mỗi khi chúng ta cúng lạy và cầu nguyện thì tư tưởng của chúng ta tạo thành đường dây vô hình bằng chất từ điện và dĩ thái sáng rỡ nối liền giữa ta và Đấng Thiên Liêng cao cả (Phật, Thánh Tiên hay Chơn Sư, Đức Thầy). Thật sự đường dây vô hình đó là đường Vận Hà (a channel) mà nhờ nó, tha lực của các Đấng Thiên Liêng hay Chơn Sư tuôn tràn xuống đệ tử giúp thêm sức mạnh tinh thần và vật chất khiến cho đệ tử được tăng cường mọi mặt giúp tiến hóa về mặt Tâm Linh và thể chất rất nhanh chống phi thường mà người thường không bao giờ có hưởng được ân huệ đặc biệt đó. Điều đó nói lên tại sao có nhiều đệ tử chỉ tu thời gian ngắn mà đạt được trình độ hiểu biết siêu phàm, có khả năng làm thi phú tuyệt vời, trị được nhiều bệânh nan y, hết bệnh tức khắc mà không dùng đến thuốc, lại biết cả việc hiện tại, quá khứ, vị lai, thời cuộc, Thiên cơ huyền bí khiến cho nhiều vị Bác sĩ, Giáo sư, Học giả danh tiếng phải ngạc nhiên kính phục. Điều này xảy ra rất nhiều nhứt là tại Miền Tây Nam Việt như trường hợp các Đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An và Đức Huỳnh Giáo Chủ:
-Ông Cố Quản,
-Ông Tăng Chủ,
-Ông Đình Tây,
-Ông Đạo Xuyến,
-Ông Đạo Lập,
-Ông Đạo Sỹ,
-Ông Đạo Thắng,
-Ông Đạo Chợ,
-Ông Đạo Đọt,
-Ông Thanh Sĩ, và nhiều vị nữa, vì thời cơ chưa đến còn ẩn mặt tránh sự dòm ngó và hãm hại của kẻ gian ác.
2-Niệm Phật: Trong 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà nói rõ những Phật tử hay chúng sanh, bất cứ ở đâu, tín ngưỡng nơi Phật A Di Đà và chí thành niệm lục tự: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì khi lâm chung Phật A Di Đà, các Vị Bồ Tát ở Tây Phương Cực Lạc sẽ đến rước hồn về cõi Tây Phương Cực Lạc an dưỡng mà học Đạo cho toàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh (lời dạy của Đức Thầy nơi Điều Răn Cấm Thứ Tám).
Kinh sách Phật Giáo bảo kết quả sự niệm Phật giống lực của sợi dây cột nơi đầu ngọn cây. Khi người niệm Phật hồn lìa thể xác, cũng như cây bị chặt đứt rễ, thì dây cột nơi đầu ngọn cây là lực duy nhứt kéo ngọn cây về hướng có lực kéo. Do vậy nhờ sự kiên trì niệm Phật tạo thành sức mạnh vô hình tiếp dẫn hồn Đệ tử Phật, khi lìa khỏi xác về thẳng cõi Phật mà hành giả hằng thành tâm nguyện niệm. Càng niệm Phật thì lực vô hình đó sáng rỡ vững mạnh và sự vãng sanh về cõi Phật của Đệ Tử càng chắc chắn hơn.
3-Hành Tứ Ân: (trích trong SGTVTB của Đức Huỳnh Giáo Chủ).
-Ân Tổ Tiên Cha Mẹ,
-Ân Đất Nước,
-Ân Tam Bảo,
-Ân Đồng Bào và Nhân Loại.
Ân Tổ Tiên Cha Mẹ: Ta sanh ra cõi đời được có hình hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao nhiêu khó nhọc: nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ tiên nên khi biết ơn cha mẹ, cũng phải có bổn phận phải biết ơn tổ tiên nữa.
Muốn đền ơn cho cha mẹ, lúc còn đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta nên chăm chỉ nghe lời, chớ nên xao lảng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhơn đạo, ta nên hết sức tìm cách khuyên lơn ngăn cản. Chẳng thế ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khởi đói rách khỏi bịnh hoạn đau ốm, gây sự hòa hảo trong đệ huynh, tạo hạnh phúc cho gia đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm luân.
Còn đền ơn tổ tiên, là đừng làm điều gì tồi tệ điếm nhục tông môn, nếu tổ tiên có điều gì sai lầm gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tông đường.
Ân Đất Nước: Sanh ra, ta phải nhờ tồ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước, quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được trường thụ, ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đở xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nến cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc gì sơ suất đến đổi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy.
Ân Tam Bảo: Tam Bảo là gì ? Tức Phật, Pháp, Tăng.
Con người nhờ Tổ-tiên Cha mẹ sanh ra nuôiï dưỡng, nhờ Đất Nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy là về phương diện vật chất.
Về phương diện tinh thần, con người cần đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt. Phật là Đấng toàn thiện toàn mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh linh ra khỏi vòng trầm luân khổ hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng đặng đem nền Đạo cả của Ngài ban bố khắp trần thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn các Đại đệ tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm vào sự nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm mầu, lòng quảng ái của Phật đối với chúng sanh, đã kính trọng sùng bái Ngài, đã hành động đúng theo khuôn khổ Ngài đã dạy và đã bồi đắp cho nền Đạo được phát triển thêm ra, xây dựng một tòa lâu đài đạo hạnh vô lượng vô song rồi truyền mãi mãi với hậu thế.
Nên bổn phận của chúng ta phải noi theo chí đức của tiền nhân hầu làm cho trí tuệ được minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp tục khai thông nền Đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ đại của Đức Phật và của tiền nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.
Ân Đồng Bào và Nhân Loại: Con người mới vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp đỡ của những kẻ ở xung quanh, và cái niên kỷ càng lớn thê bao nhiêu, sự nhờ nhõi càng tuần tự thêm nhiều chừng nấy.
Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà họ mới tránh cơn phong vũ. Vui sướng ta đồng hưởng với họ. Hoạn nạn họ cùng chịu với ta.
Họ và ta cùng một màu da, cùng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy là Quốc gia đó. Họ là ai ? Tức là những người ta thường gọi bằng đồng bào vậy.
Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau, và chẳng khi nào có ta mà không có đồng bào, hay có đồng bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp đỡû họ hầu đền đáp cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
Chẳng những thế thôi, ngoài đồng bào, ta còn có thế giới người đang cặm cụi cần lao cung cấp những điều nhu cầu cần thiết. Họ là nhân loại, là những người đang sanh sống với ta trên quả địa cầu. Nếu không có nhân loại thử hỏi dân tộc ta ra thế nào ? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng ? Nói tóm lại, ta có thể lẻ loi đương đầu với những khi phong vũ nhiệt hàn, với những lúc ốm đau nguy biến, giữ vững cuộc sống còn này chăng ? Hẳn không vậy. Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến nhân loại, nghĩa là nhờ đến dân tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng chủng mình.
Vả lại cái tình từ bi bác ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức rất thâm huyền quảng huợt. Cái tình ấy nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc: nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân loại Chúng sanh.
Thế, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình gây ra tai hại cho các dân tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỉ xả và hãy xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Đối với những kẻ xuất gia quy y đầu Phật, phụ vào những ân huệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực tiếp chịu ân của các đàn na thí chủ, nghĩa là những thiện nam tín nữ có hảo tâm cung cấp những vật dụng cần thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải, đến thuốc men đặng sanh sống. Rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưỡng hoàn toàn của những kẻ tốt lòng.
Với quần sanh, họ mang cái ân rất nặng cho nên họ phải dìu dắt sinh linh đi tầm chân lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu cố của thiện tín.

SỰ LIÊN HỆ GIỮA NHƠN ĐẠO VÀ PHẬT ĐẠO:
Trong Kinh Bách Dụ, về Sự tÍch Phú Ông Cất Lầu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật bảo người tu hành cũng như Phú Ông xây cất lầu.
Nhơn Đạo là nền móng, tầng một và tầng hai.
Phật Đạo là tầng ba và những tầng kế tiếp cao hơn.
Nếu Nhơn Đạo không vững chắc, tức nền mống, và tầng một tầng hai không vững chắc, thì khi xây tầng ba, tư và những tầng cao hơn sẽ bị sụp đổ dễ dàng. Thế nên Như Lai dạy muốn tu Phật Đạo trước nhứt phải làm tròn Nhơn Đạo. Cũng như sự tích Phú Ông cất lầu, trong Kinh Bách Dụ, muốn xây tầng lầu ba, mà không xây nền móng vững chắc, không làm tầng một, tầng hai, mà muốn xây tầng ba là việc làm ngu muội, không thực hiện được.

II.-PHẬT ĐẠO: CÁC THỪA PHẬT GIÁO.
Định Nghĩa: Theo Hán Việt Tư Điễn NGUYỄN VĂN KHÔN, Thừa: Nối, Đi (xe, tàu). Vậy Thừa có nghĩa là xe, tàu, phương tiện di chuyển.
Phật Giáo chỉ có Phật Thừa hay Nhứt Thừa được xem như là một cỗ xe chở đến cõi Phật.
HạThừa được xem như là một cỗ xe chỉ chở được một người. Đó là những người tu hành, do nguyện niệm, chỉ nghĩ đến cá nhân, bản ngã, cái ta, tu để mong được thành Đạo, giải thoát riêng mình mà thôi. Do nguyện thấp kém, nên gọi là HaÏ Thừa. Dù tu với Pháp môn nào cũng chỉ chứng đắc đến quả vị La Hán.
Thượng Thừa, Đại Thừa được xem như là một cỗ xe lớn chở được nhiều người, trong đó có mình là người lái xe. Đây là sự nguyện niệm của người tu hành đã không còn nghĩ đến cá nhân mình, quuyết chí tu thành đạo, được giải thoát để phổ độ dẫn dắt tất cả mọi chúng sanh được thành Phật. Do nguyên niệm rộng lớn nên gọi là Thượng Thừa hay Đại Thừa, sẽ đạt đến quả vị Bồ Tát và Phật, đồng thời độ được nhiều người khác đắc Đạo, giải thoát cũng như mình. Chẳng khác nào một ngọn đèn sáng mà đem mồi cho nhiều ngọn đèn khác cùng được sáng, thì ngọn đèn vẫn sáng rỡ, và với sức sáng của nhiều ngọn hiệp lại thì ánh sáng càng nhiều hơn, càng giúp đánh lui màn vô minh chung quanh khiến cõi trần thêm sáng sủa, tạo thêm nguồn vui tươi, hi vọng hạnh phúc cho mọi người.
Các Thừa đều là cỗ xe chở đến Phật Quả, là phương tiện giúp mọi chúng sanh được giải thoát nghiệp Luân Hồi, thành Phật. Các Thừa không khác nhau bởi ý nghĩa, mà chỉ do sự nguyện niệm và phương tiện của người hành Đạo. Như vậy, Quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, với phần Nhơn Đạo, là nền mống, tầng lầu một và hai, và Thập Thiện, Tứ Diệu Đề, Bát Nhẫn, Bát Chánh, Thập Nhị Nhân Duyên và Môn Hoàn Diệt là tầng lầu ba và những tầng lầu kế tiếp cao hơn của toàn thể Phật Đạo đưa mọi chúng sanh, nếu hiểu đúng, hành đúng, sẽ Cải Tiến Vận Mạng hoàn toàn đi từ Nhơn Đạo qua Phật Đạo thẳng tiến quả vị Phật như lời Đức Huỳnh Giáo Chủ:
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc Luân Hồi
Tại sao, thời nay người tu có thể thành Đạo, giải thoát trong một kiếp ? Bởi nhiều lý do:

1)-Do Phật Đạo đã được ĐứcThích Ca dọn sẳn, không phải trải qua nhiều kiếp như Ngài trước đây.
2)-Nhờ Giáo Lý và kinh nghiệm do Phật Thích Ca truyền lại trong Tam Tạng Kinh giúp chúng sanh đời này được giác ngộ nhanh, không tạo nghiệp Luân Hồi, tức giải thoát trong hiện kiếp.
3)-Nhờ Tha lực và sự giúp đở của Chư Vị vô hình đều là Đại Đệ tử của Phật, nên sự tu hành của đệ tử ít bị trở ngại bởi ngoại Đạo, kẻ gian ác, thú dữ và các trở lực đối lập khác.
4)-Do thời kỳ xả tội của Thiên Đình. Người tu hành tinh tấn và chân chính không bị nhồi quả để kịp thời tu hành mau đạt thành Phật quả trở lại phổ độ dìu đắt chúng sanh đền đáp hoặc bù trừ vài quả nghiệp trong quá khứ và tiền kiếp.
5)-Do Long Hoa Đại Hội hay cuộc phán xét cuối cùng, và lập đời Thượng Ngươn Thánh Đức, Thiên Đình hay Quần Tiên Hội có đặc ân đối với người chân tu, giúp đỡ sự tu hành thuận lợi và kết quả nhanh chóng do Tha Lực trực tiếp của các Đại Đệ Tử của Phật Thánh Tiên đã có mặt nhiều nơi trên quả Địa Cầu để chuẩn bị và phụng sự cho Chơn Sư mình (Phật Thánh Tiên).

PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN VẬN MẠNG:
Chúng sanh được may mắn là khi mới sinh ra đã có mầm giống Phật, cũng được gọi là Chơn Như, Bổn Tánh, hay Hột Minh Châu đồng đẳng như nhau. Ở nơi chúng sanh nó không kém, không bớt, và nơi Phật Thánh Tiên nó cũng không hơn chẳng khác. Nhưng sở dĩ ở nơi Phật Thánh Tiên nó hằng chiếu sáng rực rỡ tự nhiên như mặt trời. mặt trăng trong bầu trời quang đảng không mây. Tự Tâm hằng sanh muôn pháp, tức Tâm (Chơn Tâm, Chơn Như, Bổn Tâm, Bổn Tánh) là Phật, vì không vọng niệm, không bụi dơ là chướng ngại vật che khuất ánh sáng rực rỡ tự nhiên sẳn có của Bổn Tâm hay Hột Minh Châu còn ở nơi chúng sanh vì bị vọng niệm cũng như bụi dơ hay là chướng ngại vật che khuất ánh sáng rực rỡ của Bổn Tâm, chỉ vì chúng sanh lầm tưởng mọi sự vật vô hình và hữu hình, cả đến danh, lợi, tình hay vợ chồng, cha mẹ, con cháu, và nhà cửa, tài sản đều là thật. Được nó thì vui mừng. Mất nó thì buồn đau thương tiếc. Do vậy, thất tình, lục dục, và mọi vọng niệm, vọng chấp khởi lên xây dựng chung quanh bản ngã, cá nhân, cái ta, Đức Lục Tổ Huễ Năng, trong Pháp Bửu Đàn Kinh bảo: Diệt trừ được bản ngã thì chướng ngại vật lớn nhứt như núi Tu Di cũng phải đổ. Không có cái ta, bản ngã, cá nhân thì không cần phải hành Đạo, bởi chẳng còn gì phát sanh vọng niệm. Bấy giờ Bổn Tâm hằng rực rõ chiếu sáng, tức Tâm là Pháp, là Phật, chẳng đợi gì phải tu hành, chẳng phải tìm cầu Phật ỏ đâu xa hơn nữa (như Đức Lục Tổ Huệ Năng).
Đức Huỳnh Giáo Chủ bảo:
Người mới sanh tánh thiện Trời dành,
Bởi lớn lên tập nhiễm lợi danh,
Nên tật xấu che mờ thiện Tánh.
Trong mỗi người đã có hai mặt: Thiện và Ác. Thế nên, về Thập Thiện là căn bản cho cả HạÏ Thừa, Đại Thừa, Phật Thừa, chỉ cần trừ xong hiện ra Thiện Nghiệp trong chúng ta, nếu ai mà biết chữ tu trì, như Đức Thầy giảng, không còn phạm Thập Ác tức là đã có Thập Thiện là nhơn duyên, con đường dẫn đến Cõi Trời, Tây Phương Cực Lạc và Niết Bàn.
Về Bát Nhẫn, Bát Chánh, Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Môn Hoàn Diệt, đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ giảng rõ trong Quyển SGTVTB, và có phần trích đăng bình giải trong Tập san Đuốc Từ Bi.
Tùy tâm niệm, sự hành đạo, công phu tu tập, Niệm Phật, Thập Thiện, Bát Nhẫn, Bát Chánh, Tứ Diệu Đề, Thập Nhị Nhân Duyên và Môn Hoàn Diệt có thể được áp dụng cho cả Hạ Thừa, Trung Thừa, Đại Thừa, Phật Thừa vì nó có thể đưa chúng sanh, nếu hiểu đúng, hành đúng, đến sự giác ngộ hoàn toàn, Cải Tiến Vận Mạng hoàn toàn trở thành Phật.
Sự Tu Hành tức Cải Tiến Vận Mạng hoàn toàn khởi sự từ tư tưởng, lời nói, việc làm.
Sức Mạnh Của Tư Tưởng: Tư Tưởng là chủ động bởi từ đó phát xuất lời nói, việc làm. Chúng ta trở thành cái mà ta tưởng. Khi chúng ta tưởng nghĩ một điều gì, ta tạo ba nghiệp:
1 -Thí dụ: Ta nghĩ Anh Nguyển Văn Ba là người từ bi, bác ái có lòng tốt thương yêu giúp đỡ mọi người. Đầu tiên chính tư tưởng từ bi bác ái thương yêu giúp đỡ đến thẳng đối tượng là Anh Ba làm tăng thêm sức mạnh từ bi bác ái nếu đã có sẳn, và nếu chưa có thì dẫn khởi cho Anh Ba cá tánh tốt đó. Đây là nghiệp thứ nhứt do tư tưởng của ta gây ra.
2-Kế tiếp, tư tưởng đó trở về người phát xuất ra nó tăng cường sức mạnh chủ động. Đó là nghiệp thứ hai.
3-Sau cùng, tư tưởng đó ban rải ra không trung hợp thành một khối với các tư tưởng cùng một chiều tạo thành sức mạnh. Gặp người có trí trống không, khối tư tưởng đó nhập vào khiến suy nghĩ tư tưởng giống y như vậy. Đó là nghiệp thứ ba. It khi con người tư tưởng độc lập, mà thường bị ảnh hưởng bởi những khối tư tưởng bên ngoài. Thế nên chúng ta cần có sẳn đề tài cao thượng để nghĩ, đừng để cái trí trống không. Phật Giáo thường xuyên niệm Phật, niệm Pháp niệm Tăng hay đọc tụng Kinh Chú là điều rất tốt.
Tư tưởng điều lành, cao thượng, đẹp đẽ cũng dễ dàng như tưởng nghĩ điều xấu, điều ác, tội lỗi. Và mỗi tư tưởng đều gây tạo ba nghiệp cùng một chiều hướng: tốt, xấu, thiện, ác tùy tâm tư, nguyện niệm của người phát khởi ra nó, và sẽ chịu quả nghiệp.
Vậy tốt hơn là tập thành thói quen chỉ tư tưởng điều tốt đẹp, cao thượng. Tuyệt đối không nghỉ điều xấu ác, tội lỗi, thấp hèn, bất cứ ở vào hoàn cảnh, trường hợp nào.
Hãy theo gương Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trong một tiền kiếp Bồ Tát, bị phụ vương hạ lệnh tử hình bởi một tội mà chính Ngài không hề phạm. Dù ở vào hoàn cảnh đó, Ngài vẫn đầy lòng từ bi nghĩ rằng: Ta đang có cơ hội thực hành Tâm Từ. Đứng trước mặt Ta là Cha Ta ra lệnh giết Ta. Và Mẹ Ta đang khóc thảm thiết. Kìa là đao phủ sẵn sàng hành quyết Ta. Và đây là ta đang đứng ở giữa chờ chết. Ta phải ban rải tình thương đồng đều cho cả bốn người. Cầu cho Cha ta, Mẹ ta, tên đao phủ và ta được an vui, hạnh phúc, không bệnh tật, không oan trái nhờ năng lực của Tâm Từ này. Ước mong một ngày kia ta sẽ thành Phật cứu độ mọi chúng sanh.
Trong một trường hợp khác Đức Phật dạy:
Nếu có một bọn cướp dùng cưa mà cưa con ra từng mảnh, và nếu con tức giận hay căm thù bọn cướp, chính lúc đó con đã không thực hành lời dạy của Như Lai.
Tâm Từ là đức tánh hàng đầu của Phật tử, cũng là đức tánh trọng yếu của mọi tín đồ tôn giáo. Thiếu Tâm từ không tu hành được.
Người có Tâm Từ thương yêu tất cả muôn loài vạn vật, kể cả cầm thú và cỏ cây.
Người có Tâm Từ không còn tư tưởng ghét giận, thù địch, đố kỵ, đối lập với bất cứ ai.
Người có Tâm TừØ luôn luôn tư tưởng hướng thượng, tức là gieo nghiệp cõi Niết Bàn, Tây Phương Cực Lạc, và không còn luân hồi đau khổ, vì đã giác ngộ không tạo nghiệp Sanh Tử.
Luôn luôn nhớ sức mạnh của một tư tưởng lành bằng 100 lần tư tưởng ác xấu, thế nên chỉ hiền nhơn có mặt Hội Long Hoa.
Vậy chúng ta tuyệt đối giữ tư tưởng hướng thượng, thanh cao, đẹp đẽ. Thay vì nghĩ xấu (hướng hạ) chúng ta nghĩ tốt (hướng thượng):
-Ghét...............Thương
-Buồn ............Vui
-Lười biếng .........Siêng năng
-Kiêu căng ........ Khiêm tốn
-............... ..................................
Sức Mạnh Của Lời Nói:
Nói ít thì tốt. Không nói lại càng tốt hơn, trừ phi làm chủ được lời nói, và chắc chắn những lời nói gồm đủ 4 đức tính: chơn chánh, dễ thương, cần ích và từ bi. Thiếu 1 trong 4 đức tính thì lời nói đó vi phạm về khẩu nghiệp. Và người nói phải gánh lấy hậu quả về khẩu nghiệp. Đừng nói những chuyện tầm phào vô ích, khi nó sang chuyện nói hành người khác, thành tội ác là điều mà kẻ tu hành cương quyết tránh.
Nghe nói xấu người khác thì đừng lập lại. Điều đó có lẽ không thật, mà dù có thật đi nữa, đừng lập lại mới là nhân từ.
Hãy tập tánh nghe hơn là nói, nếu không, một ngày kia, khi được nhận làm đệ tử Phât Thánh Tiên, không kín miệng sẽ tiết lộ thiên cơ mang trọng tội. Do vậy, Đức Thầy không nhận đệ tử chưa biết tịnh khẫu nghiệp có thể gây hại việc lớn sau này.
Đừng xen vào việc người khác, vừa mất thì giờ, vừa tạo quả nghiệp. Hãy để thì giờ lo việc tu tiến, phụng sự cho Thầy Tổ và Thiên Cơ hữu ích cho sự tiến hóa chung của toàn thể chúng sanh.
Hãy tập tự chủ trong lời nói, suy nghĩ cẩn thận trước khi nói ra thành lời, vì một lời đã thốt ra sẽ không thu hồi lại được. Hãy dùng lời lẽ nhiêu ích, hiền từ, êm dịu, chơn thật với đề tài hướng thượng khi nói với bất cứ trường hợp nào.
Thí dụ, thay vì nói:
Hung dữ ta nên dùng Hiền hậu
Giả dối Chơn thật
Hèn ha Cao thượng ï
............ ...............
Tóm lại, xử dụng danh từ gợi ý hướng thượng và đức tính cao đẹp thay vì dùng danh từ gợi ý hướng hạ. Bởi lẽ theo luật Nhơn Quả thì mỗi tư tưởng dù lành, dữ, tốt, xấu đều có công năng tạo 3 nghiệp cùng một lúc. Vậy, tốt hơn là chúng ta phải thận trọng và luôn luôn tạo tư tưởng lành, tốt, cao đẹp hướng thượng. Đó là gieo Hạt Giống mãi mãi đi lên: Cõi Niết Bàn, Tây Phương Cực Lạc, và sẽ đạt thành diệu quả ngay trong hiện kiếp. Khi Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, mỗi khi các đệ tử viếng thăm người bệnh, Ngài bảo hãy thảo luận, hoặc thuyết giảng đề tài đạo đức cao thượng. Nghe xong, mọi bệnh tật hết ngay tức khắc mà không dùng thuốc. Bởi vì khi nghe đề tài đạo đức cao thượng thì tư tưởng mọi thính giả đều hướng thượng và thu hút thanh điển vào người thời đào thải một số lượng trược điển tương đương gây bệnh từ ngoài. Đó là kết quả khoa học, khác nào trong CHUYỆN BÊN THẦY đã dạy người nóng giận hãy ngậm miệng lại, răng kề răng, lưỡi co lên vào cổ họng, thì sự nóng giận thật sự không phát xuất ra được, sau đó đương sự đã thức tỉnh kịp thời thì sự nóng giận đã hết rồi, cả hai trường hợp, tôi áp dụng nhiều lần, kết quả thật kỳ diệu.
Hiệu Quả Của Việc Làm: Cũng như tư tưởng, lời nói chúng ta luôn luôn làm việc hữu ích cao thượng nhằm giúp sự tiến hóa và hạnh phúc chung cho muôn loài vật, đúng ý nghĩa Từ Bi, Bác Aùi của Tam Thế Phật. Luôn luôn việc làm hướng thượng về Cõi Niết Bàn và Tây Phương Cực Lac.
Thay vì làm việc ác, xấu, hại, đau khổ v... v.. (hướng hạ) chúng ta làm việc thiện, tốt, lợi, hạnh phúc v..v.. (hướng thượng).
Tóm lại, người tu hành giác ngộ luôn luôn tư tưởng, lời nói, việc làm hướng thượng về Chân, Thiện, Mỹ để cải tiến vận mạng hoàn toàn thì kết quả chắc chắn đạt thành mục tiêu Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác như Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bảo trong quyển SGTVTB:
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc Luân Hồi
Như Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy: Con người làm chủ tương lai vận mạng mình hoàn toàn bằng chính tư tưởng, lời nói, việc làm, cũng như người trồng trọt sẽ gặt hái loại hoa quả do hạt giống mà họ gieo trồng săn sóc chu đáo.
Theo SGTVTB của Đức Huỳnh Giáo Chủ ai làm tròn Nhơn Đạo, Phật Đạo hoàn toàn như Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mô tả đúng trong Kinh Bách DuÏ, phẩm Phú Ông cất lầu.
Làm xong Nhơn Đạo hoàn toàn, với Tứ Ân, tức đã xây xong.nền móng vững chắc, và đã lập xong tầng một và tầng hai.
Hành Thập Thiện, Tứ Diệu Đế, Bát Nhẫn, Bát Chánh, Thập Nhị Nhân Duyên với Môn Hoàn Diệt, và Niệm Phật tinh tấn, tức đã xây tầng lầu ba và những tầng kế tiếp cao hơn cho tòa lầu đài Phật Đạo vững chắc. Thêm vào sức cố gắng, tinh tấn ngày đêm tư tưởng, lời nói, việc làm luôn luôn hướng thượng về cõi Niết Bàn Tây Phương Cực Lạc, và sự trợ giúp do Tha Lực của Phật Di Đà, Chư vị Bồ Tát cõi Tây Phương do bởi cộng đức trì niệm Lục Tự thì sự đạt thành Phật Vị và Giải Thoát của đệ tử được viên mãn.

PHẠM VĂN CHIÊU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn