1. Thế nào là Đức tin.

24 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 7160)
1. Thế nào là Đức tin.

Trong sách “Muốn về cõi Phật”, chương nói về việc Không cúng quỉ bói ma, chúng tôi có bàn về Đức Tin. Giờ xin nhắc lại (1).

Trong từ ngữ tín ngưỡng thường được chia làm hai ý nghĩa : chánh tín và mê tín. Những tín ngưỡng đó cũng được coi là Đức Tin. Nếu Đức Tin hợp với đạo thường đem đến nhiều lợi ích cho tinh thần lẫn vật chất của con người, thì được coi là chánh tín; ngược lại, nếu Đức Tin quàng xiên, trái với nghĩa lý, không mang đến lợi ích gì cho xã hội mà còn làm cho tin thần lẫn vật chất của con người sa đọa, là mê tín.
------------------------------------------
(1) Muốn về cõi Phật trang 133.

Song song với một số quyền hạn khác, con người của thế kỷ đã biết mạnh dạn giành cho kỳ được quyền tín ngưỡng tự do. Tuy nhiên con người phải biết nhận định cho rõ thế nào là giá trị của tín ngưỡng : Vì tín ngưỡng sai lầm sẽ có hại lớn, có thể làm trở ngại cho mọi tiến bộ của một cá nhân và có khi còn tác hại cho cả một xã hội nữa.

Xưa kia khi Đức Phật còn tại thế, có người Ương Quật Ma (Tàu dịch là Vô Nảo) tu theo Bà La Môn, đã không đủ chánh tín để phán xét sự vật, nên bị sa vào đường mê. Ương Quật Ma nghe lời thầy là Phạm Chí, tin rằng hạ đủ 100 người để lấy mỗi người một ngón tay xỏ xâu làm chuổi hột mà đeo, thì sẽ hiển đạo. Quật Ma từ chỗ hiền lành nhân nghĩa, đã trở nên một kẻ độc ác dữ dằn, chẳng những chém người không biết gớm mà cả đến mẹ ruột của y, Quật Ma cũng toan chặt đứt ngón tay để cho tròn con số sau cùng như lời Phạm Chí mê hoặc.

Vì mê tín, cá nhân của Ương Quật Ma đã gây nên tội lỗi; còn đối với xã hội, cũng vì mê tín, Quật Ma đã làm đau khổ cho biết bao nhiêu gia đình, điều mà người hiểu đạo có bao giờ dám làm để cầu đắc đạo ? Cho nên mê tín là một điều khổ lụy mà mọi người cần cố gắng diệt trừ. Đức Thầy dạy :

Dừng bạ đâu tin bướng nghe càn.
Làm ngu muội đọa thân uổng kiếp.
(Khuyến Thiện)

Người có được Đức Tin trang nghiêm, còn phải luôn luôn giữ cho lý trí sáng suốt và tâm hồn bình tĩnh. Một phút mất sáng suốt bình tĩnh, cũng có thể gieo hoang mang lầm lỡ cho chính mình.

Tăng Sâm ở Đất Phì. Tại đây có kẻ trùng tên với ông giết chết một mạng người. Có người nghe tin, hớt hãi chạy đến báo cho mẹ Tăng Sâm hay, nói rằng :“Tăng Sâm giết người” Bà mẹ nói : ”Không khi nào con ta làm điều đó”`. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Chặp sau, lại có người đến bảo : “Tăng Sâm giết người”. Tăng Mẫu làm thinh không nói, vẫn cứ lo dệt.

Nhưng một lúc sau nữa, lại có người chạy đến, hô : “Tăng Sâm giết người “. Bấy giờ bà mẹ sợ cuống quít lên, quăng thoi dệt, trèo qua tường chạy trốn.

Đọc chuyện trên, ta thấy bà Tăng Mẫu ban đầu khá bình tĩnh, vì bà còn biết đem lý trí mà phán xét sự việc. Nhưng về sau, những lời lẽ tin tức về Tăng Sâm dồn dập quá, làm lý trí phán đoán bị xúc động tình cảm đánh bại, bà phải bị mê hoặc và sợ hãi. Sự thật thì Tăng Sâm – Con bà – đâu có giết người.

Tuy vậy, người có Tâm Đạo bao giờ cũng phải tự kiểm thảo mình, đừng nên vì phán đoán quá kỹ càng rồi đâm ra nghi ngờ tất cả. Ta phải khai triển mỗi chánh tín sau khi suy xét minh lý. Ta phải diệt trừ lưới nghi, vì nghi nan cũng là một điều trở ngại lớn trên đường hành đạo. Đức Giáo Chủ cũng có dặn đò điều ấy :

Diệt lưới nghi đeo điều phiền phức
Bịn rịn đời cực khổ tan thương
Khi nói làm ít chịu suy lường
Mãi phạm tội nên rằng nghiệp ác.
(Khuyến Thiện)

Muốn cho Đức Tin được triển khai một cách đúng đắn, ngoài cách đem lý trí diệt trừ mê tín, giữ tâm hồn bình tĩnh và dứt bỏ lưới nghi, chúng ta cần tập : “giữ tư tưởng cho thanh cao, trí ráng tìm chân lý. Chân Lý ấy là cái Đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình”.

Còn gì giản dị và rạch ròi hơn, khi Đức Giáo Chủ giảng về cách suy xét cho chín chắn :

“Đừng thấy ai theo mối Đạo nào đông đảo rồi ta cũng vội vàng theo Đạo ấy mà lúc ấy ta chưa hiểu giáo lý ấy như thế nào.

Cũng đừng thấy người ta thờ Phật mà chưa hiểu ông Phật thế nào và tại sao phải thờ kính Đức Phật. Nếu tu như thế; thờ Phật như thế, thì càng tu càng thờ bao nhiêu càng tỏ ra cho thiên hạ thấy rõ ta mê tín bấy nhiêu. Đó cũng là cái đích để cho người vô đạo nhắm đó mà bài bác, nhạo chê hủy báng và cũng rất uổng cho cái công trình thành kính lễ bái của ta vậy.

Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ học đạo nào, hay theo ông thầy nào, ta hãy suy gẫm phán đoán kỹ càng; chừng hiểu biết rõ ràng ta sẽ hành theo đạo ấy, thầy ấy. Chẳng được như vậy, dầu mình theo đạo rất chánh đáng, ông thầy rất thông minh, cũng chẳng có ích chi cho mình cả”

(Trong việc tu thân xử kỷ)

Như vậy, ta phải sáng suốt, tránh cực đoan, lấy con đường trung đạo của Phật mà đi; đó mới là Đức Tin Trong Sạch mà Đức Thầy hằng chỉ bảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn