Đến giữa thập niên 30 của thế-kỷ XX, công cuộc xâm lăng và thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam coi như hoàn tất và vững chải. Nam Kỳ trở thành thuộc địa, Trung và Bắc Kỳ (Kỳ có nghĩa là Xứ hay Khu trong một nước theo VNSL của Trần Trong Kim) thuộc quyền bảo-hộ của Pháp. Một đất nước mà tam phân ngũ liệt ra như thế thật là đau lòng cho dân tộc VN vốn có một lịch sử vẻ vang sáng chói hàng mấy ngàn năm. Thời thế, xã hội đã đổi thay. Nền tảng văn hóa, giáo dục, hành chánh không còn theo lối cũ: chữ quốc ngữ thay cho chữ Nho, văn học Tây phương thay cho Hán học, văn minh vật chất đẩy dần đạo lý Khổng Mạnh vào chỗ lu mờ. Con đường tiến thân bằng khoa cử (thi đỗ để ra làm quan giúp nước) không còn thực dụng (các kỳ thi Hương, Hội, Đình dần dần bị bãi bỏ). Đa số sĩ tử chuyển hướng, đổ xô đi học chữ quốc ngữ, Pháp ngữ để thi vào các trường đào tạo nhân viên hành chánh hầu ra phục vụ cho chánh quyền mới do thực dân Pháp dựng lên.
Trước cảnh quốc phá gia vong, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, thi sĩ Tản Đà đã ngậm ngùi, chua xót bày tỏ tâm tư qua mấy vần thơ Vịnh bức dư đồ rách dưới đây:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười.
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Sao đến bây giờ rách tã tơi ?
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sau con cháu lấy làm chơi !
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ,
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
Hơn 60 năm trước nhà thơ núi Tản sông Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã ray rứt mối hờn vong quốc: đền đài lăng miếu bị xâm phạm, nền tảng gia đình thôn xã bị phân chia biến đổi,nát tan như tấm bản đồ rách tả tơi. Ngày nay dân tộc Việt Nam lại chịu nỗi đớn đau tủi nhục cắt đất xẻ biển dâng cho Tàu của CSHN, mất đi bao nhiêu di tích lịch sử oai hùng bất diệt của tổ tiên nòi giống. Hai cảnh ngộ, một niềm đau.
Chỉ khác có điều là tuy tỏ ý tiếc rằng con cháu vì thờ ơ, thiếu trách nhiệm , không gìn giữ giang san gấm vóc của ông cha đã bỏ biết bao công lao xương máu tạo dựng để lại, để mất vào tay ngoại bang, nhưng ông không trách họ (lớp người đương thời từ triều đình đến sĩ phu, thứ dân) vì biết rằng trước tàu chiến súng đồng của Pháp, văn minh kỹ-thuật tân tiến của Tây phương, quân dân ta dù có lòng ái quốc nhiệt thành, tinh thần chiến đấu dũng cảm, song với vũ khí thô sơ, yếu kém thì cũng không sao chống nổi. Tội của họ, nếu có, thì cũng là việc bất khả kháng. Vì vậy, ông chỉ nhẹ nhàng nhận lấy công việc bồi đắp lại vì ông nghĩ rằng mình cũng có trách nhiệm trong đó (Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách).
Trong khi đó, vì muốn củng cố địa vị, quyền thế cá nhân phe nhóm, CSHN đã cam tâm lén lút ký kết nhượng đất đai, lãnh hải cho Trung Quốc khiến toàn dân trong cũng như ngoài nước đau lòng, phẩn uất. Mất nước vì thế yếu thì còn chiến đấu giành lại được, chớ cắt đất dâng cho người thì làm sao đòi lại đây? Đây quả là một tội ác lớn lao, tày trời của CSVN đối với tiền nhân, lịch sử, quốc gia, dân tộc không thể tha thứ được.Tản Đà tiên sinh, nếu hồn thiêng còn vương vấn núi sông, chắc hẳn phải nghiêm khắc hỏi tội lũ nghịch tặc phản dân hại nước ở Bắc bộ phủ chớ không nhẹ lời than thở như trước. Xin vì Tiên sinh kính cẩn ghi lại như sau:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười.
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha xây để lại,
Mà nay con cháu cắt dâng rồi.
Thật đáng giận thay loài nghịch tử,
Toàn dân nhứt quyết đứng lên đòi.
PHẠM NGUYỄN
Trước cảnh quốc phá gia vong, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, thi sĩ Tản Đà đã ngậm ngùi, chua xót bày tỏ tâm tư qua mấy vần thơ Vịnh bức dư đồ rách dưới đây:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười.
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Sao đến bây giờ rách tã tơi ?
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sau con cháu lấy làm chơi !
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ,
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
Hơn 60 năm trước nhà thơ núi Tản sông Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã ray rứt mối hờn vong quốc: đền đài lăng miếu bị xâm phạm, nền tảng gia đình thôn xã bị phân chia biến đổi,nát tan như tấm bản đồ rách tả tơi. Ngày nay dân tộc Việt Nam lại chịu nỗi đớn đau tủi nhục cắt đất xẻ biển dâng cho Tàu của CSHN, mất đi bao nhiêu di tích lịch sử oai hùng bất diệt của tổ tiên nòi giống. Hai cảnh ngộ, một niềm đau.
Chỉ khác có điều là tuy tỏ ý tiếc rằng con cháu vì thờ ơ, thiếu trách nhiệm , không gìn giữ giang san gấm vóc của ông cha đã bỏ biết bao công lao xương máu tạo dựng để lại, để mất vào tay ngoại bang, nhưng ông không trách họ (lớp người đương thời từ triều đình đến sĩ phu, thứ dân) vì biết rằng trước tàu chiến súng đồng của Pháp, văn minh kỹ-thuật tân tiến của Tây phương, quân dân ta dù có lòng ái quốc nhiệt thành, tinh thần chiến đấu dũng cảm, song với vũ khí thô sơ, yếu kém thì cũng không sao chống nổi. Tội của họ, nếu có, thì cũng là việc bất khả kháng. Vì vậy, ông chỉ nhẹ nhàng nhận lấy công việc bồi đắp lại vì ông nghĩ rằng mình cũng có trách nhiệm trong đó (Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách).
Trong khi đó, vì muốn củng cố địa vị, quyền thế cá nhân phe nhóm, CSHN đã cam tâm lén lút ký kết nhượng đất đai, lãnh hải cho Trung Quốc khiến toàn dân trong cũng như ngoài nước đau lòng, phẩn uất. Mất nước vì thế yếu thì còn chiến đấu giành lại được, chớ cắt đất dâng cho người thì làm sao đòi lại đây? Đây quả là một tội ác lớn lao, tày trời của CSVN đối với tiền nhân, lịch sử, quốc gia, dân tộc không thể tha thứ được.Tản Đà tiên sinh, nếu hồn thiêng còn vương vấn núi sông, chắc hẳn phải nghiêm khắc hỏi tội lũ nghịch tặc phản dân hại nước ở Bắc bộ phủ chớ không nhẹ lời than thở như trước. Xin vì Tiên sinh kính cẩn ghi lại như sau:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười.
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha xây để lại,
Mà nay con cháu cắt dâng rồi.
Thật đáng giận thay loài nghịch tử,
Toàn dân nhứt quyết đứng lên đòi.
PHẠM NGUYỄN
Gửi ý kiến của bạn