Lời Nói Đầu

23 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 22399)
Lời Nói Đầu

Vấn  Đề  Học  Tập

1.-ĐỊNH HƯỚNG VÀ HỌC TẬP.
Đứng trong rừng sâu hay lạc giửa bể khơi, cái khó khăn và quan hệ nhứt là ĐỊNH HƯỚNG để tìm đường sống. Nếu không tìm được hướng sống, mà cứ nhắm mắt tới lui, thì sẽ hoang phí ngày giờ, sức lực, không đạt được kết quả nào, và chót hết, thay vì hướng được vào bờ tìm nẻo sống, lại càng lạc xa ngoài khơi để tự tiêu diệt luôn.
Đức THÍCH CA MÂU NI truyền bá Đạo Phật, là đã chỉ hướng cho chúng sanh để biết con đường tiến đến giải thoát, cực lạc.Theo đường đó hay không, tùy mỗi người. Và theo đến nơi đến chốn tức là có đạt đạo hay không, tùy căn duyên và sự gắng gổ trong hiện kiếp của mỗi người.
Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có phước lớn căn lành, được ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ mở đạo khuyến tu, tức là chỉ hướng dẫn đường sẳn cho, nếu quyết tâm trì chí đi theo hướng Ngài đã vạch ra, tất nhiên sẽ không còn lầm lac mà lọt ngoài khơi.
II.-HỌC TẬP ĐỂ LÀM TRÒN NHIỆM VỤ.
Ngoài công việc tu hiền, theo giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo còn có nhiệm vụ đối với đoàn thể, đối với đồng đạo, chớ không phải chỉ tu riêng cho mình mà thôi.
Do đó, ngoài công việc tu hiền cá nhân, người tín đồ còn phải tham gia công việc đoàn thể có nhiều hình thức:
- Các tín đồ tham gia bằng cách hưởng ứng các công tác do Giáo Hội đề ra, đóng nguyệt liễm, ủng hộ phương tiện để Giáo Hội thi hành giáo sự.
- Các cán bộ tham gia guồng máy hành chánh quản trị công việc Giao Hội, tức là các Trị Sự Viên và nhân viên trong hệ thống Ban Trị Sự từ Trung Ương đến địa phương.
Để đãm nhận và thi hành tốt đẹp nhiệm vụ cán bộ, các Trị Sự Viên cần phải:
- Thông hiểu sâu rộng đường lối hành đạo mà Đức Thầy đã vạch ra.
- Thông hiểu các phương pháp cần thiết để thi hành công tác điều hành bộ máy hành chánh, tức là công việc của Ban Trị Sự, cũng gọi là giáo sự.
III.-HỌC TẬP NHỮNG GÌ CẦN THIẾT CHO TRỊ SỰ VIÊN.
Để giúp các Trị Sự Viên thu thập những kiến thức cần thiết, từ khi phục hoạt (1964) đến nay Giáo Hội đã mở nhiều lớp đào tạo Trị Sự Viên, với một chương trình học gồm ba môn:
1)-  Môn Lý Thuyết Tổng Quát để Trị Sự             Viên có căn bản lý luận vửng chải.
2)- Môn Phổ Thông Giáo Lý để Trị Sự Viên hiểu sâu rộng về Giáo Lý và phương thức phổ thông giáo lý P.G.H.H.
3)- Môn Công Tác Thực Hành, để Trị Sự Viên biết cách điều hành của Ban Trị sự.
IV.- HỌC ĐỂ TRI HÀNH HỢP NHỨT.
Nói đến công tác thực hành, người ta thường nhắc tới khẩu hiệu “TRI HÀNH HỢP NHỨT” trong học thuyết VƯƠNG DƯƠNG MINH.
- Không biết mà cứ làm, khó tránh thất bại
-      Biết mà không làm, cái biết đó vô dụng
- Biết cũng dể mà làm cũng dể
- Cái khó là VỪA BIẾT ĐƯỢC VỪA LÀM ĐƯỢC.
TRI và HÀNH là hai mặt của kiến thức, không thể tách rời.
Triết gia Montesquieu cũng có nói:
“Lý thuyết sẽ trở thành một lực lượng vật chất khi nó được thâm nhập vào đại chúng”.
Từ đó suy ra, ta thấy cái biết của Trị Sự Viên chỉ có thề hữu ích khi nó được áp dụng vào công tác. Đó là sự phối hợp giữa TRI và HÀNH vậy.
Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho chúng ta cái TRI. Tức dạy chúng ta biết đạo, phương pháp tu hiền. Vậy bổn phận Trị Sự Viên ta phải trau dồi thêm các phương pháp công tác, để dùng cái BIẾT ĐẠO, HÀNH ĐẠO mà dìu dắt lẫn nhau, vun quén mối đạo, bảo vệ đoàn thể, đồng thời phổ biến thêm sâu rộng giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo.
V.- HỌC TẬP ĐỂ ĐỒNG NHỨT HÓA PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC.
Các cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo đã từng công tác lâu năm, ai cũng đã có sẳn kinh nghiệm và kiến thức cá nhân. Nhưng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân khó đồng nhứt, và tất cả có nhiều dị biệt. Nếu mỗi người tự ý đem áp dụng kiến thức và kinh nghiệm đó vào công tác, guồng máy chung sẽ không thể chạy đều một nhịp giống nhau, do đó chánh sách của Giáo Hội có thể thi hành chổ nầy vầy chổ kia khác. Hậu quả tất nhiên là hiệu năng kém, tiến bộ chậm.
Do đó, chương trình học còn có tác dụng hệ thống hóa các kiến thức kinh nghiệm thành những phương pháp, những nguyên tắc chung, đồng nhứt trong một hệ thống có trật tự trước sau, để dễ hiểu, dể nhớ, dể áp dụng, và áp dụng giống nhau.
Nhờ vậy nếp sinh hoạt của guồng máy trị sự sẽ được thống nhứt khắp nơi, và do đó, chánh sách chung, kế hoạch công tác, các chỉ thị, quyết nghị của Giáo Hội được nhứt loạt thi hành, và thi hành đúng mức.
                               *
Tóm lại người Trị Sự Viên phải học tập để:
- Nắm vửng hướng đi không lạc bước
- Dể dàng hoàn thành nhiệm vụ
- Biến cái biết thành cái hữu ích
- Thống nhất sanh hoạt guồng máy Giáo Sự.
Khẩu hiệu học tập là:
- HỌC CHO KỸ
- NGHỈ CHO SÂU
- NHỚ CHO LÂU
- LÀM CHO ĐÚNG.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn